Khối B là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?

Khối B

Đối với các sĩ tử sắp đối mặt với kỳ thi THPT Quốc gia, việc phải lựa chọn khối thi sao cho phù hợp là điều khiến nhiều thí sinh có phần bối rối và phân vân. Các bạn cần xác định rõ lợi thế của bản thân để lựa chọn khối thi và định hướng chính xác lối đi trong tương lai là điều vô cùng quan trọng. Hiện nay, nhiều thí sinh mong muốn xét tuyển bằng khối B. Tuy nhiên, lại chưa rõ phải tập trung vào môn học nào cũng như ngành mà mình muốn xét tuyển. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến khối B.

Khối B gồm những môn học nào?

Khối B là một trong những khối thi truyền thống đã có từ lâu và khá quen thuộc với nhiều thí sinh. Tuy nhiên, nếu như trước đây nhắc tới khối B là người ta chỉ nghĩ đến 3 môn Toán, Hóa, Sinh thì ngày nay khối B đã được mở rộng ra nhiều khối khác với những tổ hợp môn khác nhau. Môn sinh, hóa trong khối B truyền thống có thể thay thế bằng môn sử, địa, văn, giáo dục công dân, khoa học xã hội… Cụ thể các môn học trong các tổ hợp này như sau:

  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học.
  • B01: Toán, Sinh học, Lịch sử.
  • B02: Toán, Sinh học, Địa lí.
  • B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn.
  • B04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân.
  • B05: Toán, Sinh học, Khoa học xã hội.
  • B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.
Khối B
Khối B là gì?

Những ngành học nào xét tuyển theo khối B?

Hiện nay, khối B cho pháp các thí sinh có sự lựa chọn đa dạng về nhiều lĩnh vực khác nhau từ xã hội, môi trường,… đến lĩnh vực sức khỏe. Dưới đây là bảng thống kê chi tiết những ngành học thuộc các tổ hợp môn thi khối B:

Nhóm ngành Sức khỏe

Một số ngành học khối B thuộc nhóm ngành Sức khỏe mà bạn có thể quan tâm: 

Ngành học

Y khoa Hộ sinh
Kỹ thuật hình ảnh y học Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả
Khúc xạ nhãn khoa Dinh dưỡng
Y học cổ truyền Khoa học chế biến món ăn
Dược học Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực
Hoá dược Răng – Hàm – Mặt
Y tế công cộng Quản lý bệnh viện
Điều dưỡng Kỹ thuật xét nghiệm y học
Kỹ thuật phục hồi chức năng Khoa học và Công nghệ Y khoa

Nhóm ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

Dưới đây là danh sách các ngành khối B thuộc nhóm ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên:

Ngành học

Giáo dục học
Giáo dục Mầm non
Giáo dục Tiểu học
Giáo dục Chính trị
Sư phạm Toán học
Sư phạm Tin học
Sư phạm Vật lý
Sư phạm Hóa học
Sư phạm Sinh học
Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp
Sư phạm Địa lý
Sư phạm công nghệ
Sư phạm khoa học tự nhiên
Sư phạm Lịch sử

Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý

Danh sách 10 ngành thuộc nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý được xét tuyển dựa trên khối B :

Ngành học

Quản trị kinh doanh
Thương mại điện tử
Marketing
Bất động sản
Kinh doanh quốc tế
Tài chính – Ngân hàng
Kế toán
Quản trị nhân lực
Quản lý dự án
Quản trị công nghệ truyền thông

Nhóm ngành Khoa học và Sự sống

Một số ngành của nhóm ngành này thuộc khối B mà bạn có thể quan tâm:

Ngành học

Sinh học
Công nghệ sinh học
Kỹ thuật Sinh học
Sinh học ứng dụng
Công nghệ sinh học Y dược

Nhóm ngành Kỹ thuật

Dưới đây là những ngành thuộc khối B của nhóm ngành này:

Ngành học

Kỹ thuật cơ điện tử
Kỹ thuật in
Kỹ thuật điện
Kỹ thuật điện tử – viễn thông
Kỹ thuật y sinh
Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
Kỹ thuật hoá học
Kỹ thuật Hóa học
Kỹ thuật vật liệu
Kỹ thuật môi trường
Kỹ thuật trắc địa – bản đồ

Nhóm ngành Kiến trúc và Xây dựng

Dưới đây là danh sách liệt kê 8 ngành học của nhóm ngành Kiến trúc và Xây dựng:

Ngành học

Kỹ thuật xây dựng
kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Công nghệ cơ điện công trình
Kỹ thuật tài nguyên nước
Kỹ thuật cấp thoát nước
Quản lý xây dựng
Thiết kế xanh

Nhóm ngành Công nghệ Kỹ thuật

Một số ngành của nhóm ngành này thuộc khối B mà bạn có thể quan tâm:

Ngành học

Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
Công nghệ chế tạo máy
Công nghệ kỹ thuật ô tô
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Công nghệ hóa học
Công nghệ vật liệu
Công nghệ kỹ thuật môi trường
Công nghệ kỹ thuật hoá học
Công nghệ kỹ thuật hạt nhân
Quản lý công nghiệp
Quản trị môi trường doanh nghiệp
Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng

Nhóm ngành Môi trường và Bảo vệ môi trường

Các ngành về môi trường hiện nay là lĩnh vực thu hút được nhiều thí sinh theo học. Các thí sinh theo lĩnh vực này sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng phân tích, đánh giá, đồng thời có năng lực đưa ra các biện pháp ngăn chặn và xử lý các vấn đề về môi trường. Một số ngành học của nhóm ngành này như:

Ngành học

Quản lý tài nguyên và môi trường
Tài nguyên và du lịch sinh thái
Quản lý đất đai
Du lịch sinh thái
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Quản lý tài nguyên khoáng sản
Quản lý tài nguyên nước
Quản lý biển
Bảo hộ lao động

Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin

Dưới đây là danh sách một số ngành nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin mà các bạn có thể quan tâm:

Khoa học máy tính
Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
Kỹ thuật phần mềm
Hệ thống thông tin
Công nghệ kỹ thuật máy tính
Khoa học dữ liệu
Công nghệ thông tin
An toàn thông tin

Nhóm ngành Nông, Lâm và Thủy sản

Các ngành học của nhóm ngành Nông, Lâm và Thủy sản:

Nông nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao
Khuyến nông Lâm học
Khoa học đất Quản lý thủy sản
Chăn nuôi Lâm nghiệp đô thị
Nông học Lâm sinh
Khoa học cây trồng Quản lý tài nguyên rừng
Bảo vệ thực vật Nuôi trồng thuỷ sản
Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan Bệnh học thủy sản
Kinh doanh nông nghiệp Khoa học thủy sản
Kinh tế Khai thác thuỷ sản
Phát triển nông thôn

Nhóm ngành Sản Xuất và Chế Biến

Các bạn có thể tham khảo 9 ngành đào tạo thuộc nhóm ngành Sản xuất và Chế biến:

Công nghệ thực phẩm
Khoa học và Công nghệ Thực phẩm
Kỹ thuật Thực phẩm
Công nghệ sau thu hoạch
Công nghệ chế biến thuỷ sản
Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm
Công nghệ sợi, dệt
Công nghệ may
Công nghệ chế biến lâm sản

Nhóm ngành Khoa học tự nhiên

Dưới đây là danh sách các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành Khoa học tự nhiên:

Vật lý học
Hoá học
Khoa học vật liệu
Địa chất học
Kỹ thuật địa chất
Địa lý tự nhiên
Khí tượng và khí hậu học
Thuỷ văn học
Hải dương học
Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững
Khoa học môi trường

Nhóm ngành khác

Nhóm ngành

Ngành

Nhóm ngành Khoa học xã hội và Hành vi Kinh tế đầu tư
Quản lý nhà nước
Tâm lý học
Tâm lý học giáo dục
Việt Nam học
Toán và Thống Kê Toán ứng dụng
Thống kê
Thú Y Thú y
Dịch Vụ Xã Hội Công tác xã hội
Nhân văn Ngôn ngữ Anh
Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và Dịch vụ cá nhân Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Pháp luật Luật

Bên cạnh những ngành nghề trên, khối B còn có những ngành nghề sau:

Khoa học & Quản lý môi trường
Kỹ thuật Hóa dược
Công nghệ tài chính
Sư phạm Toán và Khoa học tự nhiên
Công nghệ và kinh doanh thực phẩm
Phân bón và dinh dưỡng cây trồng
Quản lý và phát triển du lịch
Tài nguyên và môi trường nước
Kỹ thuật điện tử và tin học
Quản lý phát triển đô thị và bất động sản
Công nghệ quan trắc và giám sát tài nguyên môi trường
Khoa học thông tin địa không gian

Những trường đào tạo tuyển sinh theo khối B là những trường nào?  

Để theo đuổi những ngành học trên thì có thể lựa chọn những trường đại học nào là thắc mắc chung của khá nhiều bạn học sinh. Có thể thấy hiện nay, ở nước ta đã có khá nhiều cơ sở đưa vào đào tạo các ngành học thuộc khối B. Cả 3 khu vực miền Bắc, Trung, Nam đều đã phát triển những cơ sở đào tạo này đem đến cho các thí sinh nhiều lựa chọn về địa điểm học tập. Cụ thể, sau đây là một số trường đào tạo các ngành khối B.

Khu vực Hà Nội

Một số trường Đại học của khối B mà bạn có thể tham khảo:

Đại Học Y Hà Nội
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Đại Học Y Tế Công Cộng
Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
Đại Học Khoa Học Và Công Nghệ Hà Nội
Đại Học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Đại Học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội
Đại Học Lâm Nghiệp ( Cơ sở 1 )

Khu vực Đà Nẵng

Các trường Đại học khu vực Đà Nẵng xét tuyển khối B mà bạn có thể quan tâm:

Đại Học Đông Á
Đại Học Kiến Trúc Đà Nẵng
Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng

Khu vực Hồ Chí Minh

Một số trường xét tuyển khối B mà bạn có thể quan tâm:

Đại Học Tôn Đức Thắng
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Đại Học Sư Phạm TPHCM
Đại Học Nông Lâm TPHCM
Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
ĐH Tân Tạo
Đại Học Y Dược TPHCM
Đại Học Sài Gòn
ĐH Tài Nguyên môi trường TPHCM
Đại Học Tây Đô
Đại Học Dân Lập Duy Tân
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Đại Học Văn Hiến
Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Đại Học Dân Lập Văn Lang
Đại Học Công Nghiệp TPHCM
Học Viện An Ninh Nhân Dân

Khu vực miền Bắc

Một số trường xét tuyển khối B mà bạn có thể quan tâm:

Đại Học Hải Phòng
Đại Học Tây Bắc
Đại học Nông Lâm Bắc Giang
Đại Học Nông Lâm – Đại Học Thái Nguyên
Đại Học Điều Dưỡng Nam Định
Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam
Đại Học An Ninh Nhân Dân
Đại Học Nguyễn Trãi

Khu vực miền Nam

Một số trường xét tuyển khối B mà bạn có thể quan tâm:

Đại Học Cần Thơ
Đại Học Trà Vinh
Đại học Công nghệ Miền Đông
Đại Học Xây Dựng Miền Tây
Đại học Nam Cần Thơ
Đại Học Y Dược Cần Thơ
Đại Học Quốc Tế Miền Đông
Đại Học An Giang
Đại Học Cửu Long
Đại Học Kinh Tế Công Nghiệp Long An
Đại Học Dân Lập Văn Lang
ĐH Tân Tạo

Khu vực miền Trung

Một số trường xét tuyển khối B mà bạn có thể quan tâm:

Đại Học Nha Trang
Đại Học Quy Nhơn
Đại Học Dân Lập Phú Xuân
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh
Đại Học Sư Phạm – Đại Học Huế
Đại Học Vinh
Đại Học Đà Lạt
Đại Học Thái Bình
Đại Học Hồng Đức
Đại Học Hà Tĩnh
Đại Học Nông Lâm – Đại Học Huế
Đại Học Đông Á
Đại Học Nha Trang

Bạn có phù hợp với khối B không?

Hầu hết các bạn thí sinh không biết mình muốn học ngành nào hay tương lai sẽ làm công việc gì. Cho dù như thế nào, chỉ cần bạn có sự đam mê và quyết tâm với những gì đã chọn thì khối thi nào cũng không thành vấn đề. Để hiểu rõ hơn bản thân, có một số cách sau:

  • Tham gia các hoạt động xã hội, ngoại khóa dã ngoại: Điều này để bản thân của các bạn có những kỹ năng mềm trong cuộc sống. Hơn nữa rèn cho bạn tính tự tập từ sớm
  • Tham khảo ý kiến từ người thân, thầy cô, bạn bè: Đây là những người thường tiếp xúc với bạn nên có thể đưa ra những lời nhận xét, lời khuyên chân thành.
  • Làm các trắc nghiệm uy tín: Các bạn có thể tham khảo các trắc nghiệm online miễn phí như trắc nghiệm nghề nghiệp mật mã John Holland, xem thần số học, trắc nghiệm tính cách MBTI,…

Bí kíp ôn thi khối B đạt điểm cao

Điều cơ bản đầu tiên là bạn phải nắm vững những kiến thức nền tảng một cách chắc chắn và có hệ thống. Ngoài ra, bạn cần có một kế hoạch ôn thi rõ ràng và hợp lý.

Môn Toán

Đối với môn Toán thì các cấu trúc câu, dạng đề tương đối ổn định qua các năm. Các bạn nên tìm hiểu, luyện tập các dạng đề qua các năm để củng cố kiến thức cho bản thân mình. Mỗi ngày, bạn nên dùng 2 tiếng (ngoài việc học trên lớp) để ôn lại kiến thức mà mình đã học. Sau đó, tìm hiểu thêm một số bài toán nâng cao và kiến thức mới ở trên mạng để rèn luyện thêm. Tuy nhiên nên lưu ý, đối với những kiến thức mà bạn chưa nắm chắc thì đừng nên đâm đầu vào các bài toán có chúng. Điều đó có thể dẫn đến bạn mất rất nhiều thời gian trong khi chẳng cải thiện được chút kiến thức nào.

Môn Hóa Học

Đối với môn học này, bạn có thể thực hành những thí nghiệm. Điều này giúp quan sát, giúp bạn nhớ những kiến thức tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách làm bài tập hàng ngày. Bằng cách vận dụng những câu hỏi liên quan đến các hiện tượng thực tế để nắm rõ kiến thức cũ. Nên tự hình thành cho mình thói quen viết phương trình biểu diễn hóa học, cân bằng phản ứng. Đối với những phương trình khó nhớ, bạn có thể sử dụng giấy nhớ và dán ở những nơi mà bạn hay lui tới.

Môn Sinh Học

Với môn học này, chủ yếu, kiến thức thường tập trung trong phạm vi trong lớp 12. Bạn nên nắm chắc những kiến thức cơ bản cũng như nâng cao tại lớp 12. Bạn có thể chia môn học này thành 3 giai đoạn để ôn luyện như sau:

  • Giai đoạn 1: Tìm hiểu thêm kiến thức mới và ôn luyện đề thi.
  • Giai đoạn 2: Tiếp tục ôn luyện đề thi. Bổ sung thêm những kiến thức mà mình còn thiếu hoặc chưa rõ.
  • Giai đoạn 3: Tổng hợp lại tất cả những kiến thức mình nắm vững. Ôn luyện đề thi có chọn lọc một cách cấp tốc chuẩn bị cho kỳ thi.

Học khối B có dễ xin việc không?

Có phải bạn đang thắc mắc liệu người học khối B có thể làm những ngành nghề gì. Những công việc nào dễ xin việc và mang lại mức lương hấp dẫn. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những công việc triển vọng thuộc khối B sau đây:

  • Bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng tại các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương.
  • Chuyên viên y tế, nghiên cứu y tế tại các viện nghiên cứu.
  • Cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,…
  • Bác sĩ thú y.
  • Nghiên cứu viên về sinh học thực nghiệm, di truyền học, vi sinh vật học, y sinh,…
  • Giám sát chuyên môn đối với đội ngũ công nhân tại các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất và chế biến.

Review khối B

Qua những thông tin trên cho thấy Khối B là khối thiên về khối tự nhiên khi đòi hỏi thí sinh xét tuyển bằng hai môn bắt buộc Toán và Sinh học. Các ngành học khối B hiện nay đang khá nóng, đầu ra thực sự cao với nhu cầu việc làm lớn. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo khối này dàn trải trên cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh lựa chọn. Vậy nên nếu bạn cảm thấy yêu thích và có nguyện vọng đăng ký vào khối thi này thì hãy ôn luyện thật tốt các môn học nằm trong tổ hợp nhé. Chúc các bạn sẽ lựa chọn đúng ngành học theo đam mê của bản thân và theo đuổi nó đến cùng.

4/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *