Ngành Tâm lý học giáo dục là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Tâm lý học giáo dục

Nếu trước đây giáo viên chỉ cần truyền tải kiến thức và rèn luyện nề nếp cho học sinh, thì hiện nay những “người lái đò” còn có những trách nhiệm cao cả hơn, đó là quan tâm đến sức khỏe tâm lý của học sinh và phát hiện các vấn đề về mặt tâm lý một cách kịp thời. Để làm được điều này, giáo viên không chỉ cần có những nghiệp vụ sư phạm truyền thống mà còn cần những kiến thức chuyên môn về Tâm lý học giáo dục (TLHGD). Vậy thì, ngành TLHGD là học gì? Trường nào đào tạo ngành này? Cơ hội việc làm như thế nào? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên.

Ngành Tâm lý học giáo dục là gì?

Ngành Tâm lý học nói chung là ngành khoa học nghiên cứu việc xử lý thông tin và biểu hiện hành vi ở con người, làm rõ bản chất của con người bằng cách đi sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế, chính trị, xã hội cho đến văn hóa, giáo dục, y học, triết học, v.v. TLHGD là một bộ phận của ngành Tâm lý học. Đây là ngành nghiên cứu về cách mà con người học tập, tiếp thu kiến thức từ môi trường xung quanh. Đối tượng nghiên cứu của ngành này thường là những nhóm học viên đặc biệt như các trẻ em năng khiếu, những người khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần.

Ngành Tâm lý học giáo dục
Ngành Tâm lý học giáo dục là gì?

Ngành học sẽ đào tạo những cử nhân có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức để giảng dạy trong lĩnh vực Tâm lý học và Giáo dục học, có thể nghiên cứu phát triển 2 lĩnh vực trên tại các cơ sở nghiên cứu, hoặc có đủ năng lực tự học tiếp lên trình độ cao hơn. Một số môn học chuyên ngành tiêu biểu là: Tâm lý học phát triển, Lý luận giáo dục học, Các giai đoạn phát triển tâm lý người, Tâm lý học xã hội, Giáo dục vì sự phát triển bền vững, v.v

Các khối thi vào ngành Tâm lý học giáo dục là gì?

Các trường đào tạo ngành TLHGD thường xét tuyển những khối sau:

  • Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
  • Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
  • Khối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành Tâm lý học giáo dục là bao nhiêu?

Hiện nay, các cơ sở đào tạo ngành TLHGD thường áp dụng 2 hình thức xét tuyển: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 18 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn đối với hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 17 đến 26 điểm. Thí sinh nên lưu ý rằng điểm chuẩn ngành này sẽ thay đổi theo số lượng và học lực của các thí sinh đăng ký mỗi năm. Ngoài ra, các trường còn áp dụng thêm một vài tiêu chí phụ sau đây:

  • Điểm Văn ≥ 7.5
  • Điểm Sử ≥ 8
  • Điểm Ngoại Ngữ ≥ 7.8
  • Thứ tự nguyện vọng ≤ 1

Các trường nào đào tạo ngành Tâm lý học giáo dục?

Sau đây là danh sách các trường đào tạo ngành học này trên toàn quốc:

Khu vực miền Bắc

  • Học viện Quản lý Giáo dục
  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Khu vực miền Trung

  • Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Khu vực miền Nam

  • Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Đại học Quy Nhơn

Liệu bạn có phù hợp với ngành Tâm lý học giáo dục?

Trước khi lựa chọn ngành học, bạn cần xác định rõ xem ngành đó có những yêu cầu gì về trình độ chuyên môn và kỹ năng mềm. Nếu bạn yêu thích ngành TLHGD, bạn cần có những tố chất sau:

Ngành Tâm lý học giáo dục
Đây có phải ngành học dành cho bạn?
  • Kiên trì, nhẫn nại
  • Có khả năng truyền đạt tốt
  • Thận trọng, tỉ mỉ
  • Chịu được áp lực cao trong công việc
  • Biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với người khác
  • Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin
  • Có khả năng phản ứng nhanh nhạy khi xử lý vấn đề
  • Có năng khiếu giao tiếp, thuyết phục người khác
  • Đam mê làm việc trong lĩnh vực tâm lý

Học ngành Tâm lý học giáo dục cần giỏi môn gì?

Đây là câu hỏi được rất nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh có con em sắp thi đại học quan tâm. Nếu bạn yêu thích và thường xuyên tìm hiểu về ngành TLHGD, bạn sẽ nhận thấy hầu hết các khối thi của ngành này đều có các môn Ngữ Văn, Tiếng Anh và Toán Học. Vì thế, nếu bạn muốn trở thành một cử nhân TLHGD trong tương lai, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các môn học trên. Đặc biệt đối với môn Tiếng Anh, bạn nên trau dồi cả kiến thức trên trường lẫn 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.

Cơ hội việc làm ngành Tâm lý học giáo dục như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận một trong các công việc sau:

Ngành Tâm lý học giáo dục
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này ra sao?
  • Chuyên viên tư vấn tâm lý học đường
  • Đánh giá tâm lý và can thiệp một số rối loạn tâm lý trong các trung tâm can thiệp tâm lý, bệnh viện, viện sức khỏe tâm thần
  • Cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội 
  • Tham gia các dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần, phát triển cộng đồng của các tổ chức trong và ngoài nước
  • Giảng dạy Tâm lý học và các chuyên đề liên quan tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

Mức lương dành cho ngành Tâm lý học giáo dục như thế nào?

Mức lương ngành TLHGD thường phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm làm việc của bạn cũng như nơi mà bạn công tác. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành này:

  • Chuyên viên tư vấn tâm lý học đường – 12 triệu đồng/tháng
  • Bác sĩ tâm lý – 20 triệu đồng/tháng
  • Cán bộ nghiên cứu – 12 triệu đồng/tháng
  • Giảng viên – 12 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục – 12 triệu đồng/tháng

Học Ngành Tâm lý học giáo dục làm giảng viên được không?

Bạn hoàn toàn có thể trở thành giảng viên ngành này nếu bạn có đam mê với công việc. Nếu là một giảng viên, bạn có thể lựa chọn làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy học. Công việc chính của giảng viên ngành tâm lý học cụ thể là:

  • Xây dựng được kế hoạch kiến thức, nội dung và khung chương trình đào tạo
  • Soạn giáo trình, bài giảng liên quan đến khung chương trình trước khi tới lớp
  • Thực hiện công tác lên lớp. Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh, học viên.
  • Tích cực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực trên.
  • Tham gia vào các công tác hành chính của trường giảng dạy.
  • Hoàn thành nhiệm vụ theo sự phân công của Khoa và sự điều động của Hiệu trưởng trường.

Kết luận

Hiện nay, xã hội ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tâm lý. Vì vậy, ngành TLHGD được đánh giá là có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Theo học ngành này, bạn sẽ có cơ hội đóng góp cho lĩnh vực Tâm lý học của nước nhà và nhận được nhiều đãi ngộ hấp dẫn. Nếu bạn là một người quan tâm đến các vấn đề tâm lý, đặc biệt là trong môi trường học đường, thì ngành TLHGD là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.

Đánh giá bài viết
    • Giag đã trả lời:

      Mức lương ngành TLHGD thường phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm làm việc của bạn cũng như nơi mà bạn công tác. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành này:

      Chuyên viên tư vấn tâm lý học đường – 12 triệu đồng/tháng
      Bác sĩ tâm lý – 20 triệu đồng/tháng
      Cán bộ nghiên cứu – 12 triệu đồng/tháng
      Giảng viên – 12 triệu đồng/tháng

    • Ngân Khánh đã trả lời:

      mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành này:
      Chuyên viên tư vấn tâm lý học đường – 12 triệu đồng/tháng
      Bác sĩ tâm lý – 20 triệu đồng/tháng
      Cán bộ nghiên cứu – 12 triệu đồng/tháng
      Giảng viên – 12 triệu đồng/tháng
      Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục – 12 triệu đồng/tháng

    • Kha đã trả lời:

      Chuyên viên tư vấn tâm lý học đường
      Đánh giá tâm lý và can thiệp một số rối loạn tâm lý trong các trung tâm can thiệp tâm lý, bệnh viện, viện sức khỏe tâm thần
      Cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội
      Tham gia các dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần, phát triển cộng đồng của các tổ chức trong và ngoài nước
      Giảng dạy Tâm lý học và các chuyên đề liên quan tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

    • Ngân Khánh đã trả lời:

      có thể làm các công việc sau:
      Chuyên viên tư vấn tâm lý học đường
      Đánh giá tâm lý và can thiệp một số rối loạn tâm lý trong các trung tâm can thiệp tâm lý, bệnh viện, viện sức khỏe tâm thần
      Cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội
      Tham gia các dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần, phát triển cộng đồng của các tổ chức trong và ngoài nước
      Giảng dạy Tâm lý học và các chuyên đề liên quan tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *