Kỹ thuật sinh học là một ngành còn rất mới và có ít trường đào tạo nên nhiều thí sinh đang đứng trước “ngưỡng cửa” chọn trường, chọn ngành sẽ lo lắng không biết chọn ngành này sẽ học gì, ra trường có thể làm việc gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về ngành học này cùng những thông tin liên quan.
Ngành Kỹ thuật sinh học là gì?
Kỹ thuật sinh học là một ngành học áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật của thiết kế và phân tích cho các hệ thống sinh học và công nghệ y sinh. Nó được sử dụng trong thiết kế các thiết bị y tế, thiết bị chẩn đoán, vật liệu tương thích, năng lượng tái tạo, kỹ thuật sinh thái, kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật quy trình và xúc tác, và các lĩnh vực khác nhằm cải thiện mức sống của xã hội.
Sinh viên chuyên ngành này sẽ được đào tạo về các nguyên tắc cơ bản của cả sinh học và kỹ thuật, có thể bao gồm các yếu tố của kỹ thuật điện và cơ khí, khoa học máy tính, khoa học vật liệu…
Các khối thi vào ngành Kỹ thuật sinh học?
- Khối A00: Toán học, Hóa học, Vật Lý
- Khối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học
- Khối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh
Ngoài ra, trường Đại học Bách khoa Hà Nội còn xét tuyển tổ hợp môn:
- Khối A20: Toán học, Hóa học, Bài Kiểm tra tư duy
Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế còn tuyển sinh khối thi sau:
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kỹ thuật sinh học?
Hiện nay trên cả nước chỉ có 02 trường Đại học đào tạo lĩnh vực này đó là:
Khu vực miền Bắc:
Khu vực miền Trung:
Tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội trong những năm gần đây, điểm chuẩn dao động từ 21 đến 25 điểm và tại trường Đại học Khoa học – Đại học Huế là từ 14 – 15 điểm.
Ngoài ra, Đối với một số sinh viên có thành tích ưu tú, những trường hợp được xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển như sau:
- Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi quốc tế; thí sinh đạt giải quốc gia (nhất, nhì, ba) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ, khoa học kỹ thuật.
- Thí sinh có kết quả thi chứng chỉ khảo thí ACT, SAT, A-Level và IELTS đối với thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên.
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
Muốn trở thành một người thành công khi theo đuổi chuyên ngành này, người học cần trau dồi cho bản thân một số tố chất dưới đây:
- Niềm đam mê với khoa học công nghệ.
- Trí thông minh, sáng tạo và tư duy logic.
- Tỉ mỉ và thận trọng, kiên trì vì ngành yêu cầu tính chính xác cao.
- Tinh thần học hỏi và trau dồi kiến thức mới.
- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao.
- Trình độ ngoại ngữ và tin học tốt.
- Khả năng giao tiếp và quản lý thời gian hiệu quả.
Học ngành Kỹ thuật sinh học cần giỏi môn gì?
Các môn thi để xét tuyển vào ngành này khá hạn chế, chủ yếu tập trung vào những môn tự nhiên và mức độ quan trọng như nhau. Vì vậy bạn cần tập trung rèn luyện và ôn tập các môn nằm trong tổ hợp mình muốn xét tuyển. Tuy nhiên, đối với các tổ hợp xét tuyển, tiêu chí phụ sẽ ưu tiên môn Toán học. Bên cạnh đó, bạn cần rèn luyện cho mình tư duy logic và sáng tạo, nhạy bén để có được một hành trang tốt nhất trước khi theo học.
Cơ hội việc làm dành cho ngành Kỹ thuật sinh học như thế nào?
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận một số vị trí công việc dưới đây:
- Chuyên viên tư vấn, xây dựng các dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực liên quan.
- Giảng viên, cán bộ nghiên cứu.
- Kỹ sư thiết kế tại các doanh nghiệp sản xuất về lĩnh vực: axit amin, vacxin, dược phẩm, thực phẩm chức năng…
- Cán bộ kỹ thuật, quản lý chất lượng, điều hành sản xuất tại các đơn vị tư vấn, thiết kế, lắp đặt về thiết bị.
- Cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị xử lý môi trường nước thải, chất thải hữu cơ và sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh.
- Kinh doanh các sản phẩm công nghệ môi trường, nông nghiệp, y tế.
Mức lương của người làm ngành Kỹ thuật sinh học là bao nhiêu?
Mức thu nhập của các kỹ sư ngành này là một điều rất đáng quan tâm. Giống với các ngành nghề khác, mức thu nhập của họ cũng phụ thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc, năng lực và thâm niên.
- Thông thường, khởi điểm của các kỹ sư chuyên ngành này trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng.
- Đối với những người làm việc lâu năm, có kinh nghiệm thì mức lương nhận được tăng lên khoảng 15 triệu đồng/tháng.
- Khi làm việc tại các doanh nghiệp có vốn nước ngoài cộng với năng lực và ngoại ngữ tốt thì bạn có thể nhận được mức lương hấp dẫn là từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Kết luận
Kỹ thuật sinh học bắt đầu như một tập hợp lỏng lẻo của các nỗ lực nghiên cứu, lấy cảm hứng từ sinh học dựa trên kiến thức các ngành liên quan. Đặc trưng của ngành này là đào tạo lý thuyết gắn với đào tạo công nghệ, gắn liền với nghiên cứu khoa học và giải quyết các vấn đề thực tế và phát triển kỹ năng, tạo lập khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Vì vậy, nếu bạn thực sự có niềm đam mê nghiên cứu các vấn đề này thì đây chính là một ngành không thể bỏ qua.
Học khối B01 có thi được không?
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
HIện kh xét khối B01 bạn nha
ra trường sẽ làm ở đâu ạ?
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
Ra trường sẽ làm ở :
Chuyên viên tư vấn, xây dựng các dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực liên quan.
Giảng viên, cán bộ nghiên cứu.
Kỹ sư thiết kế tại các doanh nghiệp sản xuất về lĩnh vực: axit amin, vacxin, dược phẩm, thực phẩm chức năng…
Cán bộ kỹ thuật, quản lý chất lượng, điều hành sản xuất tại các đơn vị tư vấn, thiết kế, lắp đặt về thiết bị.
Cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị xử lý môi trường nước thải, chất thải hữu cơ và sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh.
Kinh doanh các sản phẩm công nghệ môi trường, nông nghiệp, y tế.
có trường nào tuyển sinh không ạ?
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
Hiện có:
Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế
Dạ cho e hỏi ngành kĩ thuật sinh học còn được gọi với tên khác là công nghệ sinh học phải không ạ?
E cám ơn nhiều ạ