Trong những năm gần đây, khi đời sống con người ngày càng được nâng cao, tuổi thọ được kéo dài, thì họ càng quan tâm tới chất lượng thực phẩm cũng như sự an toàn của nó khi ăn uống. Ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm được ra đời với nhiều sứ mệnh. Bài viết sau xin cung cấp một số thông tin, kiến thức khách quan về ngành này.
Ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là gì?
Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là một lĩnh vực khoa học chuyên nghiên cứu về việc bảo quản, xử lý, chế biến, lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra cùng với một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện nghiêm ngặt để tránh các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng đang tiềm tàng.
Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức thuộc khối cơ sở ngành như đánh giá cảm quan thực phẩm, hóa học thực phẩm, vi sinh vật học thực phẩm, phân tích hóa lý thực phẩm… Cùng với các kiến thức chuyên ngành như công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng lương thực, công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng rau quả, công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng sữa…
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là gì?
Ngành này xét tuyển đa dạng các tổ hợp. Do đó, các bạn có thể cân nhắc tổ hợp xét tuyển để có được khả năng đậu vào ngành cao nhất. Các tổ hợp đó cụ thể là:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- A02: Toán – Vật lý – Sinh học
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- B08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
Năm 2020, điểm chuẩn xét tuyển vào ngành ĐBCL&ATTP tại các trường đại học dao động trong khoảng 15 – 21 điểm. Mức điểm này còn tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của từng trường. Để biết thêm thông tin chi tiết, các thí sinh có thể theo dõi kênh thông tin tuyển sinh chính thức của trường mà mình đăng ký xét tuyển.
Các trường nào đào tạo ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm?
Hiện ở nước ta có các trường đại học đào tạo ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm như sau:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Nông lâm Bắc Giang
- Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
Khu vực miền Trung
Khu vực miền Nam
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Để có được câu trả lời, các thí sinh có thể tham khảo một số các tiêu chí như sau:
- Quan tâm đến lĩnh vực an toàn thực phẩm, vệ sinh trong ăn uống.
- Thận trọng và có trách nhiệm trong công việc.
- Đam mê khoa học và công nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm.
- Tư duy logic, sáng tạo
- Nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu của con người.
- Sử dụng thành thạo ngoại ngữ và tin học.
- Nắm bắt được một số kỹ năng mềm cho bản thân.
Học ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cần học giỏi môn gì?
Các bạn muốn theo đuổi ngành này nên tập trung đầu tư ít nhất 03 môn:
- Sinh học: Môn học chiếm 85% khối lượng chương trình đào tạo. Do đó, đây là một môn học không thể bỏ qua.
- Tiếng Anh: Học tốt môn này sẽ là một điểm cộng lớn khi tham gia nghiên cứu, học tập với các tài liệu từ vựng chuyên ngành.
- Hóa học: Có kiến thức về ngành này sẽ giúp sinh viên nghiên cứu các loại vi khuẩn gây bệnh có trong rau, củ quả một cách chính xác tuyệt đối.
Cơ hội việc làm dành cho ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm như thế nào?
Cử nhân chuyên ngành ĐBCL&ATTP có thể tham khảo một số vị trí việc làm dưới đây:
- Chuyên viên: kiểm soát và đảm bảo chất lượng nguyên liệu vào, quản lý sản xuất, kiểm tra, giám sát, vận hành thiết bị sản xuất và phân tích chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm…
- Chuyên viên dinh dưỡng tại khoa dinh dưỡng trong các bệnh viện.
- Chuyên viên kiểm soát và đảm bảo chất lượng nguyên liệu chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến, xây dựng khẩu phần dinh dưỡng…
- Chuyên viên phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm thực phẩm tại các chi cục vệ sinh và an toàn thực phẩm, chi cục thú y…
- Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật viên phân tích chỉ tiêu chất lượng, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm HACCP, ISO, GMP, VietGAP, GLOBALGAP… tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
- Giảng viên: giảng dạy về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, chế biến thực phẩm, quản lý chất lượng tại trường trung cấp, cao đẳng, đại học.
- Chuyên viên kiểm tra, đánh giá các công ty thực phẩm trực thuộc sự quản lý của Sở Công thương, chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chuyên viên quản lý chất lượng và an toàn tại các công ty suất ăn công nghiệp; các hệ thống nhà hàng…
- Chuyên viên: quản lý ngành hàng thực phẩm, đánh giá nhà cung ứng tại hệ thống siêu thị.
Mức lương dành cho người làm ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
Sinh viên mới ra trường có mức lương khá thấp, thường rơi vào 6 – 7 triệu VNĐ/tháng. Tuy nhiên, qua thời gian tích lũy kinh nghiệm, tăng khả năng chuyên môn, mức thu nhập sẽ ở mức 9 – 14 triệu VNĐ/tháng.
Kết luận
Ngành học này hiện tại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, trực tiếp tới sức khỏe con người. Hi vọng rằng qua bài viết này, độc giả sẽ có cái nhìn thực tế và khách quan hơn đối với ngành này. Từ đó có thể lựa chọn theo đuổi hoặc “rẽ hướng” sang một chuyên ngành khác, phù hợp hơn. Chúc các bạn có một kỳ thi thật ý nghĩa.
có phải ngành mới không?
khối c có thi được không?
ở phía bắc có trường nào đào tạo ngành này không