Ngành Đông Nam Á học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Đông Nam Á học

Việt Nam là một trong những quốc gia có mối quan hệ gắn bó sâu sắc với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Qua từng năm phát triển, ASEAN không ngừng tăng cường hợp tác và gắn kết các nước trong khu vực. Điều này cũng tạo nền móng cho Ngành Đông Nam Á học ra đời với sứ mệnh đẩy mạnh kết nối các quốc gia ở nhiều lĩnh vực. Để biết cụ thể hơn nữa về ngành học có nhiều tiềm năng phát triển này, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Ngành Đông Nam Á học là gì?

Ngành Đông Nam Á học
Ngành Đông Nam Á học là gì?

Ngành Đông Nam Á học (Southeast Asian Studies) là ngành học nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội, chính trị, ngoại giao,.. của các quốc gia và dân tộc trong khu vực Đông Nam Á. Sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo các kiến thức về khoa học xã hội nhân văn nói chung như địa lý, lịch sử hình thành và phát triển các khu vực, tìm hiểu về đời sống, văn hóa của các dân tộc. Ngoài ra, ngành này còn giúp sinh viên thành thạo về ngôn ngữ quốc tế như tiếng Anh và một ngôn ngữ khác trong khu vực như tiếng Thái, tiếng Malaysia,…

Các khối thi vào ngành Đông Nam Á học là những khối nào?

Ngành Đông Nam Á học có mã ngành là 7310620. Tổ hợp môn thi xét tuyển ngành này vô cùng phong phú và đa dạng. Vì thế, các sĩ tử có thể tự do lựa chọn theo khối thi phù hợp với khả năng của bản thân. Các khối thi cụ thể như sau:

  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
  • D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
  • D42: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nga
  • D43: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nhật
  • D44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp
  • D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
  • D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật
  • D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
  • D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung

Như vậy, để theo học ngành này, bạn cần học tốt môn Ngữ văn vì môn học này xuất hiện ở hầu hết các tổ hợp. Ngoài ra, có kiến thức về các ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung là một điểm cộng rất lớn giúp dễ dàng lựa chọn tổ hợp các môn học để thi tuyển.

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Đông Nam Á học là bao nhiêu?

Điểm chuẩn và các phương thức xét tuyển vào ngành Đông Nam Á học có lẽ là thắc mắc chung của nhiều bạn học sinh. Theo tìm hiểu, năm 2020, điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành ĐNAH tính theo kết quả thi THPT Quốc gia dao động từ 18 – 23.5 điểm. Riêng Trường Đại Học Mở TPHCM có áp dụng hình thức xét tuyển học bạ với điểm chuẩn là 21.5 điểm. Có thể thấy đây là ngành học tuy còn mới lạ nhưng điểm đầu vào vẫn không hề thấp đúng không. Vì thế các bạn cũng đừng lo lắng về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. 

Những trường nào đào tạo ngành Đông Nam Á học?

Hiện nay, tại Việt Nam, ngành Đông Nam Á học vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Vì thế nên các lựa chọn về trường đào tạo không đa dạng như những ngành học khác. Thế nhưng, nếu có hứng thú và niềm đam mê với ngành học này, bạn có thể theo học tại 2 trường đại học sau đây:

  • Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
  • Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Đây đều là những trường đại học lớn, có danh tiếng trong đào tạo về kiến thức khoa học xã hội nhân văn. Vì thế khi học ở đây, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về kiến thức được giảng dạy trong lĩnh vực này.

Liệu bạn có phù hợp với ngành học?

Ngành Đông Nam Á học đòi hỏi người học phải có những tố chất cần thiết. Để biết bản thân có phù hợp với ngành này hay không, cùng điểm qua những tố chất sau:

Ngành Đông Nam Á học
Ngành học này có phù hợp với bạn chăng?
  • Có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực văn hóa, xã hội,…
  • Có trình độ ngoại ngữ
  • Ăn nói lưu loát, trình bày vấn đề một cách rõ ràng, rành mạch
  • Khả năng viết tốt, trình bày các quan điểm 1 cách mạch lạc, chặt chẽ
  • Năng động, hoạt bát, tự tin
  • Có tinh thần trách nhiệm cao, chịu được áp lực công việc
  • Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác tốt với mọi người xung quanh
  • Thành thạo các thao tác với máy tính
  • Tinh thần ham học hỏi, có hứng thú trong tìm hiểu về nhiều lĩnh vực của khu vực

Cơ hội việc làm dành cho ngành Đông Nam Á học như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp ngành Đông Nam Á học, sinh viên có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn khác nhau. Tùy theo năng lực và lĩnh vực theo học chuyên sâu mà sinh viên có thể lựa chọn làm các công việc sau:

Ngành Đông Nam Á học
Cơ hội việc làm của sinh viên chuyên ngành này ra sao?
  • Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, các hiệp hội tổ chức giáo dục
  • Làm việc tại các cơ quan nhà nước như cơ quan văn hóa, chính trị, an ninh, quốc phòng
  • Đại sứ quán của các nước thuộc ASEAN tại Việt Nam
  • Làm việc trong Bộ Ngoại giao, Bộ An Ninh, Bộ Quốc Phòng,…
  • Giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học có chuyên ngành liên quan đến văn hóa, lịch sử các nước Đông Nam Á
  • Biên tập viên cho các chương trình về văn hóa, du lịch,…
  • Làm việc tại các cơ quan, tổ chức phi chính phủ
  • Làm việc cho các đài phát thanh, truyền hình, báo chí đưa tin,…

Mức lương của người làm ngành Đông Nam Á học là bao nhiêu?

Hiện nay vẫn chưa có con số thống kê cụ thể mức lương của người làm trong lĩnh vực này là bao nhiêu. Tùy vào vị trí công việc đảm nhận và kinh nghiệm thì mức lương có thể thay đổi khác nhau. Theo như tìm hiểu, mức lương trung bình mỗi tháng của người làm ngành này là trên 10 triệu. Đây là mức lương khá hấp dẫn so với mặt bằng chung trên thị trường lao động. Có thể thấy đây là ngành học đòi hỏi phải có kiến thức, am hiểu sâu rộng nên được hưởng mức thu nhập hoàn toàn xứng đáng.

Sinh viên học gì khi chọn ngành Đồng Nam Á học?

Ngành này là một ngành chuyên đào tạo và trang bị kiến thức về nhân văn và xã hội. Ví dụ như kiến thức về địa lý, lịch sử, ngoại giao,…đều xoay quanh cuộc sống. Không chỉ vậy, sinh viên còn được tiếp cận những phương pháp nghiên cứu khoa học định tính và định lượng, phương pháp nghiên cứu thực địa,…Đây chính là những phương pháp dành riêng cho những nhà nghiên cứu.
Ngoài ra, ngoại ngữ cũng là yếu tố quan trọng. Bạn sẽ được học thêm các ngoại ngữ như Tiếng Anh, Tiếng Trung,…nhằm tự tin tiếp cận sâu sắc của ngành học. Mục tiêu cuối cùng chính là giúp các bạn sinh viên có đủ các kiến thức căn bản và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai. Do đó, song song lý thuyết luôn là những buổi thực hành, áp dụng thực tế để các bạn nâng cao trình độ.

Kết luận

Ngành học này được kỳ vọng sẽ có nhiều phát triển vượt bậc trong tương lai. Trong thời kỳ hội nhập với sự hợp tác giữa các quốc gia ngày càng diễn ra mạnh mẽ, ngành học này chính là cầu nối để kết nối các nước trong khu vực. Theo học ngành này các bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu và học tập về các nền văn hóa độc đáo, những ngôn ngữ thú vị. Hy vọng thông qua những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu thêm về ngành ĐNAH. Qua đó sẽ có những lựa chọn đúng đắn và định hướng con đường phát triển trong tương lai nhé.

4.5/5 - (2 bình chọn)
    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực văn hóa, xã hội,…
      Có trình độ ngoại ngữ
      Ăn nói lưu loát, trình bày vấn đề một cách rõ ràng, rành mạch
      Khả năng viết tốt, trình bày các quan điểm 1 cách mạch lạc, chặt chẽ
      Năng động, hoạt bát, tự tin
      Có tinh thần trách nhiệm cao, chịu được áp lực công việc
      Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác tốt với mọi người xung quanh
      Thành thạo các thao tác với máy tính
      Tinh thần ham học hỏi, có hứng thú trong tìm hiểu về nhiều lĩnh vực của khu vực

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Hiện nay vẫn chưa có con số thống kê cụ thể mức lương của người làm trong lĩnh vực này là bao nhiêu. Tùy vào vị trí công việc đảm nhận và kinh nghiệm thì mức lương có thể thay đổi khác nhau. Theo như tìm hiểu, mức lương trung bình mỗi tháng của người làm ngành này là trên 10 triệu. Đây là mức lương khá hấp dẫn so với mặt bằng chung trên thị trường lao động. Có thể thấy đây là ngành học đòi hỏi phải có kiến thức, am hiểu sâu rộng nên được hưởng mức thu nhập hoàn toàn xứng đáng.

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Như vậy, để theo học ngành này, bạn cần học tốt môn Ngữ văn vì môn học này xuất hiện ở hầu hết các tổ hợp. Ngoài ra, có kiến thức về các ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung là một điểm cộng rất lớn giúp dễ dàng lựa chọn tổ hợp các môn học để thi tuyển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *