Trong thời đại công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành nông nghiệp nước ta cũng đang hướng đến mục tiêu áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nghiệp. Nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, ngành Công nghệ sau thu hoạch đã được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng. Vậy thì, ngành Công nghệ sau thu hoạch là học gì? Trường nào đào tạo ngành này? Cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên.
Ngành Công nghệ sau thu hoạch là học gì?
Công nghệ sau thu hoạch là việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình chế biến, bảo quản hàng nông sản và thực phẩm sau khi thu hoạch. Bên cạnh đó, ngành này còn nghiên cứu và phân tích các nguyên nhân gây hao hụt sản lượng nông sản sau thu hoạch, từ đó đề ra giải pháp khắc phục. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức để đảm bảo chất lượng và số lượng của nông sản và thực phẩm trong quá trình thu hoạch, sơ chế và bảo quản. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo còn trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm từ nông sản.
Các khối thi vào ngành Công nghệ sau thu hoạch là gì?
Các cơ sở giáo dục trên cả nước thường xét tuyển các khối A, B, C và D cho chuyên ngành này. Cụ thể các khối thi như sau:
- Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
- Khối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh
- Khối A02: Toán Học, Vật Lý, Sinh Học
- Khối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học
- Khối C08: Ngữ Văn, Hóa học, Sinh Học
- Khối D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
- Khối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh
- Khối D08: Toán Học, Sinh Học, Tiếng Anh
- Khối D90: Toán Học, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Pháp
Điểm chuẩn ngành Công nghệ sau thu hoạch là bao nhiêu?
Hiện nay, các trường đào tạo ngành CNSTH thường xét tuyển bằng 2 hình thức: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt từ 5.5 đến 18 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 13 đến 22 điểm. Điểm chuẩn ngành CNSTH cũng có thể thay đổi tùy theo từng năm học và nhu cầu tuyển sinh của các trường. Ngoài ra, ngành này hầu như không áp dụng thêm tiêu chí phụ nào khi tuyển sinh.
Các trường nào đào tạo ngành Công nghệ sau thu hoạch?
Sau đây là danh sách các cơ sở đào tạo chuyên ngành CNSTH trên toàn quốc:
Khu vực miền Bắc
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Lâm nghiệp
Khu vực miền Trung
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
- Đại học Đà Lạt
- Đại học Nha Trang
Khu vực miền Nam
- Đại học Hùng Vương TP. HCM
- Đại học Cần Thơ
Liệu bạn có phù hợp với ngành Công nghệ sau thu hoạch?
Nếu bạn muốn theo đuổi lĩnh vực này, bạn sẽ cần có những tố chất sau:
- Yêu thiên nhiên và nông nghiệp
- Đam mê các công nghệ kỹ thuật tiên tiến
- Tinh thần ham học hỏi và cầu tiến
- Có óc sáng tạo
- Thận trọng, tỉ mỉ trong công việc
- Có tư duy logic và nhạy bén
- Có khả năng xử lý vấn đề tốt
- Nắm bắt các xu hướng và sở thích của người tiêu dùng
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
- Năng lực sử dụng ngoại ngữ
- Thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng cơ bản
- Kỹ năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin
Học ngành Công nghệ sau thu hoạch cần giỏi môn gì?
Đây là một câu hỏi được rất nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt là trước thềm kỳ thi đại học. Đây là một ngành khoa học nghiên cứu về nông sản và thực phẩm. Vì thế, nếu bạn yêu thích ngành này, bạn cần học giỏi đều các môn khoa học tự nhiên là Sinh Học, Vật Lý và Hóa Học. Kiến thức học được từ những môn này sẽ là nền tảng vững chắc để bạn tiếp thu những kiến thức chuyên ngành về CNSTH.
Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ sau thu hoạch như thế nào?
Mặc dù ngành nông nghiệp đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng ngành này chỉ mới được đưa vào giảng dạy cách đây không lâu. Vì thế, thị trường việc làm luôn trong tình trạng khan hiếm đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể lựa chọn công tác tại một trong các vị trí sau:
- Cán bộ phân tích và thẩm định chất lượng nông sản thực phẩm
- Chuyên viên điều hành kỹ thuật tại các kho bảo quản nông sản thực phẩm
- Quầy trưởng tại các quầy nông sản thực phẩm của siêu thị
- Cán bộ nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu CNSTH
- Giảng viên CNSTH
Mức lương ngành Công nghệ sau thu hoạch như thế nào?
Mức lương của bạn sẽ thay đổi tùy theo việc bạn công tác tại các cơ quan Nhà nước hay tại các công ty tư nhân. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí trong lĩnh vực này:
- Cán bộ phân tích và thẩm định chất lượng – 16 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên điều hành kỹ thuật – 18 triệu đồng/tháng
- Trưởng quầy tại các quầy nông sản thực phẩm – 12 triệu đồng/tháng
- Cán bộ nghiên cứu – 12 triệu đồng/tháng
- Giảng viên Công nghệ sau thu hoạch – 12 triệu đồng/tháng
Vai trò của Ngành Công nghệ sau thu hoạch
- Người dân có thể tiếp cận và hiểu được về các ứng dụng công nghệ chế biến và bảo quản nông sản theo kỹ thuật hiện đại
- Bên cạnh đó, nhà nước cũng có sự quan tâm và đầu tư nguồn ngân sách để hỗ trợ
- Ngoài ra, còn kêu gọi sự đầu tư từ các quốc gia phát triển khác.
Kết luận
Ngành Công nghệ sau thu hoạch được đánh giá là một ngành có tiềm năng phát triển rất lớn vì nền nông nghiệp trên thế giới đang chạy đua từng giờ để ứng dụng công nghệ vào các quy trình của nông nghiệp. Mặc dù sinh viên mới tốt nghiệp chỉ nhận được mức lương xấp xỉ 6 đến 8 triệu đồng/tháng, con số này có thể tăng lên nhiều lần sau vài năm công tác. Bạn có thể nâng cao mức thu nhập của mình bằng cách nâng cao năng lực làm việc cũng như không ngừng nắm bắt các phát minh công nghệ mới nhất trong ngành. Nếu bạn yêu thích nông nghiệp hoặc giỏi các môn Khoa Học Tự Nhiên, thì ngành học này là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.