Hiện nay với sự phát triển chóng mặt trên thị trường bất động sản, những hoạt động liên quan đến đất đai như mua, bán, cho thuê… xảy ra hàng ngày trong đời sống. Vì thế, điều này kéo theo nhu cầu cực kỳ cao về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực trong các ngành liên quan đến đất đai đặc biệt là ngành Quản lý đất đai. Vậy ngành Quản lý đất đai là gì? Bạn có phù hợp với ngành đang được coi là hái ra tiền này không? Để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về ngành học, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài thông tin quan trọng liên quan đến ngành Quản lý đất đai.
Ngành Quản lý đất đai là gì?
Ngành Quản lý đất đai (QLĐĐ) có tên tiếng Anh là Land Management. Đây là ngành đào tạo về công tác quản lý đất đai, lập hồ sơ địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Mục tiêu của ngành này là đào tạo sinh viên có đủ phẩm chất đạo đức, văn hóa, năng lực chuyên môn để có thể quản lý được đất đai.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ nắm được những kiến thức chuyên môn về công nghệ địa chính, các nguyên tắc, quy trình, kế hoạch sử dụng đất cũng như các chính sách của nhà nước liên quan đến đất đai. Từ đó đảm bảo thực hiện đúng quy trình, thủ tục đăng ký đất đai, lập, cập nhật, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai các cấp, lập các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…
Các khối thi vào ngành Quản lý đất đai là gì?
Các sĩ tử tham gia thi THPTQG có thể xét tuyển vào ngành QLĐĐ bằng các khối thi cụ thể như sau:
- Khối A00: Toán, Lý, Hóa
- Khối A01: Toán, Lý, Anh
- Khối A02: Toán, Lý, Sinh
- Khối A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Văn
- Khối B00: Toán, Hóa, Sinh
- Khối B03: Toán, Sinh, Văn
- Khối B05: Toán, Sinh, Khoa học xã hội
- Khối B08: Toán, Sinh, Anh
- Khối C00: Văn, Sử, Địa
- Khối C01: Văn, Toán, Lý
- Khối C03: Văn, Toán, Sử
- Khối C04: Văn, Toán, Địa
- Khối C08: Văn, Hóa, Sinh
- Khối D01: Toán, Văn, Anh
- Khối D07: Toán, Hóa, Anh
- Khối D10: Toán, Địa, Hóa
- Khối D96: Toán, Khoa học xã hội, Anh
Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Quản lý đất đai là bao nhiêu?
Điểm chuẩn ngành này nằm trong khoảng từ 13 đến 20,5 điểm. Mặc dù trong những năm gần đây điểm chuẩn ngành QLĐĐ có khá nhiều sự thay đổi. Nhưng những thay đổi này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh tuyển sinh của từng năm học và từng trường.
Các trường nào đào tạo ngành Quản lý đất đai?
Hiện nay, có nhiều trường đại học đào tạo ngành QLĐĐ trên cả 3 khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các thí sinh có thể chọn trường và phù hợp với khu vực mình sinh sống. Cụ thể các trường đó là:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Nông lâm Bắc Giang
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Thành Tây
Khu vực miền Trung
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
- Đại học Nông lâm TP. HCM – Phân hiệu tại Gia Lai
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Kinh Tế Nghệ An
- Đại học Vinh
Khu vực miền Nam
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Tây Đô
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Mặc dù hiện nay thị trường lao động đang tạo cơ hội việc làm cho sinh viên đến từ ngành này. Tuy nhiên như bao nghề khác, ngành này đòi hỏi một số tố chất quan trọng bạn cần có như sau:
- Có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt
Nhiều người lầm tưởng rằng những công việc thuộc ngành QLĐĐ là những công việc liên quan đến giấy tờ và đòi hỏi bạn phải ở yên trong văn phòng cả ngày. Tuy nhiên sự thật là để trở thành một cán bộ giỏi đòi hỏi bạn phải có khả năng truyền đạt cũng như lắng nghe và chia sẻ với người dân.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
Nếu bạn đang sở hữu khả năng giải quyết vấn đề một cách khéo léo và tinh tế thì chắc chắn bạn đang sở hữu một trong những tố chất quan trọng để thành công trong ngành nghề này. Bởi việc trau dồi và rèn luyện kỹ năng này sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết các vấn đề một cách chính xác và làm hài lòng người dân trong quá trình trao đổi và làm việc.
- Kiên nhẫn và nhẫn nại
Ở bất kỳ ngành nghề nào thì đây cũng là yếu tố vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân. Tương tự như những ngành nghề khác, ngành này cũng khiến cho nhiều sinh viên mới ra trường cảm thấy áp lực và gò bó bởi những quy trình, những nguyên tắc và chính sách,… Tuy nhiên, với một tinh thần thép, sự kiên trì và không từ bỏ trước khó khăn thì tin chắc rằng những quả ngọt mà bạn gặt hái được ở ngành này sẽ vô cùng ngọt ngào.
Học ngành Quản lý đất đai cần học giỏi môn gì?
Một trong những câu hỏi gây trăn trở cho rất nhiều tử sĩ yêu thích ngành QLĐĐ khi đứng trước kỳ thi đại học đó là họ không biết với ngành này mình phải tập trung vào môn học nào. Có thể nói ngành Quản lý đất đai không hề đòi hỏi sinh viên đầu vào về khối thi vì có rất nhiều trường xét tuyển học sinh từ các khối A,B,C và cả D. Điều này khiến cho việc lựa chọn khối xét tuyển vào ngành trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn cho học sinh sinh viên.
Cơ hội việc làm nào cho ngành Quản lý đất đai?
Sau đây là một số vị trí hấp dẫn cho những sinh viên thuộc ngành Quản lý đất đai có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp:
- Cán bộ tại Bộ tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp thành phố, Văn phòng đăng ký đất đai các cấp, cán bộ địa chính cấp phường
- Cán bộ công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành học Quản lý đất đai…
- Cán bộ tại các cơ quan chuyên ngành: cục quản lý đất đai, trung tâm phát triển quỹ đất, viện nghiên cứu địa chính…
- Nhân viên tại các công ty bất động sản, môi giới, định giá
- Nhân viên tại công ty bản đồ, trắc địa, quy hoạch
Mức lương dành cho người làm ngành Quản lý đất đai là bao nhiêu?
Ngành Quản lý đất đai là ngành học có được nhiều chỗ đứng trong xã hội. Khi tốt nghiệp ngành này, nhìn chung với một sinh viên mới ra trường, bạn có thể nhận mức lương từ 5 – 7 triệu. Ngoài ra, tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc của bản thân và căn cứ vào trách nhiệm, sự hoạt động trong từng vị trí mà các doanh nghiệp sẽ đưa ra những mức lương khác nhau hoặc tăng lương qua các thời kỳ.
Kết luận
Tình trạng các hoạt động mua bán ngày càng xảy ra thường xuyên trong đời sống hàng ngày của người dân đã dẫn đến phát sinh nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này. Hiện nay, nhiều trường đang chú trọng đẩy mạnh số lượng cũng như chất lượng của sinh viên Quản lý đất đai để có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như tạo ra những cán bộ tốt phục vụ xã hội.
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Hồng Đức (HDU) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Mỏ Địa chất (HUMG) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mới nhất
có trường nào ở miền trung đào tạo ngành này không
có những trường sau bạn nha:
Đại học Nông lâm – Đại học Huế
Đại học Nông lâm TP. HCM – Phân hiệu tại Gia Lai
Đại học Quy Nhơn
Đại học Kinh Tế Nghệ An
Đại học Vinh
ngành quản lý đất đai là sau này làm ở đâu ạ?
Có thể làm:
Cán bộ tại Bộ tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp thành phố, Văn phòng đăng ký đất đai các cấp, cán bộ địa chính cấp phường
Cán bộ công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành học Quản lý đất đai…
Cán bộ tại các cơ quan chuyên ngành: cục quản lý đất đai, trung tâm phát triển quỹ đất, viện nghiên cứu địa chính…
Nhân viên tại các công ty bất động sản, môi giới, định giá
Nhân viên tại công ty bản đồ, trắc địa, quy hoạch bạn nha
khối a có thi được ngành này không
được nha bạn