Điểm chuẩn 2024 Đại học Mỏ Địa chất (HUMG) mới nhất

Điểm chuẩn Đại học Mỏ Địa chất

Đại học Mỏ – Địa chất đã có quá trình xây dựng và phát triển kéo dài hơn nửa thế kỷ. Từ lâu, Trường đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng phụ huynh và học sinh cả nước. Vậy mức điểm chuẩn đầu vào của Trường Đại học Mỏ Địa chất (HUMG) có cao hay không? Quy định và sự chênh lệch mức điểm đầu vào giữa các năm như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điểm chuẩn đầu vào HUMG. Hãy cùng Reviewedu.net tìm hiểu nhé!

Điểm chuẩn 2024 của Trường Đại học Mỏ Địa chất (HUMG)

Năm 2023, Đại học Mỏ Địa chất tuyển thí sinh trên toàn quốc với các phương thức tuyển sinh như sau: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023; Xét tuyển theo học bạ; Sử dụng kết quả đánh giá năng lực của ĐH BKHN;…Cụ thể, điểm chuẩn đầu vào xét tuyển của trường dao động từ 15 – 23,75. Ngành có mức điểm cao nhất là kỹ thuật cơ khi với 23,75 điểm. Các ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Đá quý Đá mỹ nghệ, Xây dựng công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm,..

Dựa vào mức tăng điểm chuẩn trong những năm gần đây. Dự kiến trong năm học 2024 – 2025, mức điểm chuẩn đầu vào của Trường Đại học Mỏ – Địa chất sẽ tăng từ 0.5 đến 1 điểm tùy vào từng ngành nghề đào tạo so với năm học cũ.

Điểm chuẩn của Trường Đại học Mỏ - Địa chất (HUMG) mới nhất
Điểm chuẩn của Trường Đại học Mỏ – Địa chất (HUMG) mới nhất

Các bạn hãy thường xuyên cập nhật tình hình điểm chuẩn của Trường tại đây để tham khảo những thông tin mới nhất nhé!

STT

Tên ngành Mã ngành

Điểm chuẩn

1 Kỹ thuật trắc địa – bản đồ 7520503 15
2 Công nghệ kỹ thuật hoá học 7510401 18.5
3 Địa kỹ thuật xây dựng 7580211 16
4 Kỹ thuật địa vật lý 7520502 18
5 Kỹ thuật dầu khí 7520604 18.5
6 Tài chính – Ngân hàng 7340201 23.25
7 Địa chất học 7440201 16
8 Kế toán 7340301 23.25
9 Kỹ thuật tuyển khoáng 7520607 15
10 Kỹ thuật môi Trường 7520320 15.5
11 Kỹ thuật địa chất 7520501 16
12 Kỹ thuật xây dựng 7580201 21
13 Công nghệ thông tin 7480201 24
14 Kỹ thuật cơ khí 7520103 23.75
15 Kỹ thuật điện 7520201 20.5
16 Kỹ thuật hoá học 7520301 19
17 Kỹ thuật mỏ 7520601 17
18 Kỹ thuật khí thiên nhiên 7520605 18
19 Quản lý công nghiệp 7510601 20.75
20 Công nghệ số trong thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên 7520606 18
21 Kỹ thuật cơ khí động lực 7520116 20.15
22 Xây dựng công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm 7580204 15
23 Du lịch địa chất 7810105 23
24 kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 7580205 15
25 Kỹ thuật tài nguyên nước 7580212 16
26 Đá quý Đá mỹ nghệ 7520505 15
27 Quản lý đất đai 7850103 19.5
28 Địa tin học 7480206 16
29 Quản lí phát triển đô thị và bất động sản 7580109 22.5
30 Bảo hộ lao động 7850202 17
31 Khoa học dữ liệu 7480109 23
32 Kỹ thuật cơ điện tử 7520114 22.95
33 Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá 7520216 23.5
34 Kỹ thuật ô tô 7520130 23.25
35 Quản lý xây dựng 7580302 19.5
36 Quản lý tài nguyên và môi Trường 7850101 18
37 Quản trị kinh doanh 7340101 23.25
38 Hoá dược 7720203 18
39 Quản lý dữ liệu khoa học trái đất 7440229 18
40 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 7510301 22.5
41 Robot và trí tuệ nhân tạo 7520218 22.5
42 Kỹ thuật hoá học 7520301 20.5

Đối với năm học 2022, trường Đại học Mỏ Địa chất đã đưa ra mức điểm chuẩn dao động từ 15-22 điểm. Nổi bật nhất là ngành Kế toán và Tài chính – ngân hàng có điểm chuẩn cao nhất là 22 điểm

Điểm chuẩn của Trường Đại học Mỏ - Địa chất (HUMG) là bao nhiêu
Điểm chuẩn của Trường Đại học Mỏ – Địa chất (HUMG) là bao nhiêu

Cách tính điểm và quy chế cộng điểm ưu tiên của trường Đại học Mỏ Địa chất (HUMG) 

Đại học Mỏ – Địa chất xét tuyển theo hai phương thức: Xét điểm thi THPT Quốc Gia, tính tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (Điểm xét tuyển = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên). Xét học bạ, tính tổng điểm trung bình (ĐTB) của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (Điểm xét tuyển = ĐTB môn 1 + ĐTB môn 2 + ĐTB môn 3 + Điểm ưu tiên), trong đó điểm trung bình môn là điểm trung bình học kỳ I, học kỳ II lớp 11 và học kỳ I lớp 12, làm tròn đến 1 chữ số thập phân.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhóm đối tượng ưu tiên trong xét tuyển Đại học được phân chia cụ thể như sau: Khu vực 1 là các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành tương ứng với thời gian học THPT hoặc trung cấp của thí sinh; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo,…sẽ được cộng ưu tiên 0,75 điểm. Tiếp theo, khu vực 2 sẽ được cộng ưu tiên 0,25 điểm đối với các đối tượng là các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc KV1). Còn khu vực 2 – nông thôn (KV2-NT) sẽ được cộng ưu tiên 0,5 điểm. Riêng khu vực 3 là các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương, thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực không được cộng điểm ưu tiên. 

Qua bài viết, có thể thấy điểm thi đầu vào của Đại học Mỏ – Địa chất (HUMG) ở mức trung bình, vì thế mà đã thu hút nhiều sinh viên mỗi năm. Hy vọng bài viết từ ReviewEdu.net sẽ giúp bạn chọn được ngành nghề phù hợp. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: 

5/5 - (1 bình chọn)
    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Học phí trường Đại học Mỏ – Địa chất năm 2021 như sau:

      Các ngành khối Kinh tế: 336.000 đồng/tín chỉ.
      Các ngành khối Kỹ thuật: 358.000 đồng/tín chỉ.
      Học phí của trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội năm học 2021 – 2022:

      Khối kinh tế: Dao động từ 336 000 đồng/tín chỉ – 400.000đồng/tín chỉ.
      Khối kỹ thuật: 358 000 đồng/tín chỉ – 422.000 đồng/tín chỉ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *