Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo là một ngành học khá mới mẻ hiện nay. Đây là lĩnh vực tiềm năng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam và sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Hiện nay nước ta đang khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao bởi có khá ít trường đưa ngành này vào đào tạo chính thức. Chắc chắn có khá nhiều bậc phụ huynh và học sinh còn mông lung chưa hiểu hết về ngành Robot và trí tuệ nhân tạo. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài thông tin thú vị về ngành giúp bạn đọc giải tỏa nỗi băn khoăn.
Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo là gì?
Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo là ngành học chuyên đào tạo về các lĩnh vực công nghệ điện tử trong robot và trí tuệ nhân tạo (Al), đặc biệt hướng tới phần thông minh hay bộ não của robot, từ đó đưa ra những lập trình cho robot và các thiết bị hệ thống tự động sử dụng robot…
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu trong phạm vi của ngành công nghệ kỹ thuật Điện tử – Viễn thông. Bên cạnh đó, sinh viên còn được mở rộng vốn hiểu biết về một số lĩnh vực như: khoa học xã hội, khoa học chính trị; khả năng lập kế hoạch, tổ chức giám sát các quá trình trong mảng điện tử – viễn thông và đặc biệt kiến thức chuyên ngành về robot, robot di động, thị giác máy tính và trí tuệ nhân tạo.
Các khối thi vào ngành Robot và trí tuệ nhân tạo như thế nào?
Vốn là một ngành học đòi hỏi khá cao về khả năng sáng tạo, cũng như tư duy logic, khả năng nghiên cứu tốt hoặc có thể là vượt trội. Mỗi trường sẽ có mỗi mã ngành và khối xét tuyển khác nhau. Do vậy, các bạn nên theo dõi kỹ trang tuyển sinh của trường để lựa chọn khối thi chính xác nhất. Theo tổng hợp chung, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có các sự lựa chọn về khối thi như sau:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
- Khối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
- Khối A19 (Toán, Vật lý, Bài kiểm tra tư duy)
Điểm chuẩn vào ngành Robot và trí tuệ nhân tạo như thế nào?
Mặc dù đây là ngành học khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng hiện đang thu hút rất nhiều sự chú ý từ quý bậc phụ huynh và các bạn thí sinh. Điểm chuẩn của ngành này đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Không những vậy, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường cũng khá ít, dẫn đến tỉ lệ chọi giữa các thí sinh khá cao. Mức điểm chuẩn của ngành dao động từ 22 – 28,5 điểm. Đặc biệt hơn nữa là ngành này chỉ xét tuyển dựa theo kết quả thi THPTQG, không xét học bạ hay áp dụng phương thức khác. Một số chuyên gia dự đoán rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều trường tuyển sinh ngành này nhưng chắc chắn điểm chuẩn của ngành vẫn không hề giảm.
Các trường đại học nào đào tạo ngành Robot và trí tuệ nhân tạo?
Ngành học này hiện còn khá mới và chưa được nhiều trường đưa vào giảng dạy chính thức. Nếu các sĩ tử có niềm đam mê và hứng thú với ngành này thì có thể tham khảo và lựa chọn một số trường được đề cập dưới đây:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Đại học FPT
- Đại học Điện lực
- Khoa CNTT – Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Công nghệ thông tin TP.HCM (Đại học Quốc gia TP.HCM)
Mỗi trường đại học sẽ xây dựng riêng cho mình đề án tuyển sinh, chỉ tiêu cũng như mức học phí riêng. Do vậy, các bạn thí sinh cần tìm hiểu kỹ để có thể lựa chọn cho mình một môi trường phù hợp.
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
Để biết được câu trả lời chính xác cho bản thân, bạn có thể cân nhắc những tố chất sau đây:
- Có khả năng tư duy, đầu óc nhạy bén
- Phải có đam mê với ngành học, chỉ có đam mê mới giúp bạn thành công để theo đuổi nghề
- Khả năng tìm kiếm và nghiên cứu về khoa học, công nghệ
- Chịu được áp lực công việc, sức khỏe tốt
- Có sự yêu thích, hứng thú với máy móc
- Kỹ năng làm việc nhóm, khả năng độc lập trong công việc
Cơ hội việc làm của ngành Robot và trí tuệ nhân tạo như thế nào?
Sau khi ra trường, sinh viên chuyên ngành này hoàn toàn có đủ năng lực để có thể đảm nhận các vị trí sau:
- Thiết kế, chế tạo, lập trình cho robot, các thiết bị điện tử có sử dụng robot tại các tập đoàn kinh doanh, sản xuất robot
- Chuyên gia nghiên cứu, phân tích dữ liệu ở các bộ phận nghiên cứu, phát triển sản phẩm trí tuệ nhân tạo
- Kỹ sư Al và Machine Learning
- Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng
Mức lương của ngành Robot và trí tuệ nhân tạo là bao nhiêu?
Một trong những lý do thu hút các bạn trẻ theo học ngành này chính là mức lương cao ngất ngưởng. Theo khảo sát cho thấy, mức lương mà các doanh nghiệp trả cho sinh viên ngành này sau khi ra trường là 22.000 USD/năm (tương đương với 500 triệu đồng/năm). Như vậy, đây là mức thù lao thực sự khủng trên thị trường lao động hiện nay. Ngoài ra, một số công ty còn đưa ra mức thu nhập hấp dẫn cho các bạn trẻ là 1600 USD/tháng.
Kết luận
Hiện nay, lĩnh vực này đang được chú trọng đầu tư và cải thiện chất lượng giáo dục ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đây được xem là một trong những ngành cực kỳ phát triển trong tương lai. Trên đây là những thông tin hữu ích chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng sẽ giúp các sĩ tử dễ dàng lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân.
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Mỏ Địa chất (HUMG) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội (UTC) mới nhất