Nhân học là một ngành học còn khá mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên, đây được đánh giá là ngành học có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai cùng với vị trí việc làm vô cùng phong phú. Vậy ngành Nhân học là gì và ra trường làm gì là những thắc mắc của rất nhiều người về ngành học này. Bài viết sau xin chia sẻ một số thông tin tổng quan về chuyên ngành này đến quý độc giả.
Ngành Nhân học là gì?
Nhân học (tiếng Anh: Anthropology) là một ngành nghiên cứu tổng hợp về con người, cụ thể là nguồn gốc, sự phát triển, tôn giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật và các tạo vật, tổ chức chính trị xã hội của con người. Phạm vi nghiên cứu của Nhân học rất rộng, bởi vậy, chúng ta có thể tóm gọn lại rằng Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và nguồn gốc của con người.
Ngoài ra, ngành này còn tập trung nghiên cứu về con người trong mối quan hệ cộng đồng trên các phương diện sinh học, xã hội, văn hóa… nghiên cứu mọi hình thái sinh học, kinh tế – xã hội – văn hóa của con người trong các cộng đồng cư dân, dân tộc với nếp sống khác nhau trong nhiều thời kỳ.
Ngành Nhân học hiện được chia thành 5 lĩnh vực là:
- Nhân học hình thể
- Khảo cổ học
- Nhân học Văn hóa – Xã hội
- Nhân học ngôn ngữ
- Nhân học ứng dụng
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành Nhân học là gì?
Theo thông tin tìm hiểu, ngành nhân học có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D02: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp
- D04: Ngữ văn – Toán – Tiếng Trung
- D05: Ngữ văn – Toán – Tiếng Đức
- D06: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nhật
- D14: Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh
- D78: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Anh
- D79: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Đức
- D80: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Nga
- D81: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Nhật
- D82: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Pháp
- D83: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Trung
Điểm chuẩn ngành Nhân học là bao nhiêu?
Năm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 17 – 22.5 điểm. Điểm này phụ thuộc vào kết quả của kỳ thi THPTQG. Bên cạnh đó, kết quả của bài thi đánh giá năng lực với mức điểm 600 cũng được trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TP.HCM đón nhận.
Các trường nào đào tạo ngành Nhân học?
Trên cả nước, chỉ có 02 cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể như sau:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Khu vực miền Nam
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
Như vậy, ở hai đầu Bắc – Nam của nước ta đều có 01 trường đại học chịu trách nhiệm giảng dạy, đào tạo đội ngũ chuyên ngành này. Các thí sinh có thể lựa chọn cho mình ngôi trường phù hợp nhất để có thể theo đuổi chuyên ngành này tùy thuộc vào nguyện vọng, mong muốn của bản thân.
Liệu bạn có phù hợp với ngành Nhân học?
Ngành Nhân học không đòi hỏi người học phải có những tư chất đặc biệt hay có bất cứ yêu cầu gì quá cao đối với mỗi sinh viên. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo các yếu tố sau để có thể giúp bạn thành công với ngành Nhân học:
- Đam mê nhân học, ham mê học hỏi và nghiên cứu chuyên ngành này.
- Khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ
- Khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng, tư duy rõ ràng và linh hoạt
- Khả năng tự học, tự nghiên cứu
- Cẩn thận, kiên nhẫn
- Nhiệt tình và tự tin
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
- Khả năng cập nhật, theo dõi các thông tin mới
Học ngành Nhân học cần học giỏi môn gì?
Dựa theo chương trình đào tạo của ngành, sinh viên ngành nhân học nên tập trung trau dồi 03 môn chính: Lịch sử, Tin học và Địa lý. Lý do là vì:
- Địa lý: có đến 85% kiến thức chuyên ngành này liên quan đến kiến thức môn Địa lý. Do đó, đây là môn học cần được tập trung nhiều nhất.
- Lịch sử: Học tốt lịch sử sẽ là một điểm cộng lớn. Môn lịch sử sẽ hỗ trợ sinh viên trong việc nắm bắt, phân tích những thông tin có sẵn trong quá khứ.
- Tin học: Môn học này sẽ hỗ trợ bạn trong việc xử lý dữ liệu và nhiều vấn đề học tập khác ngay trên máy tính.
Cơ hội việc làm dành cho ngành Nhân học như thế nào?
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể ứng tuyển vào một trong số các vị trí sau:
- Cán bộ Ban dân tộc, Ban tôn giáo
- Cán bộ Phòng Hành chính – Tổng hợp, phòng Tổ chức – Cán bộ
- Cán bộ Ban Tuyên giáo, Sở Văn hóa – Thông tin và Du lịch
- Biên tập viên, phóng viên của các tờ báo viết, trang báo điện tử
- Biên tập viên, phát thanh viên, phóng viên của các đài phát thanh, truyền hình
- Giảng dạy, nghiên cứu về vấn đề tôn giáo, xã hội, văn hóa, dân tộc
- Chuyên gia quản lý dự án, chuyên gia đánh giá hiệu quả của các dự án nhận tài trợ
- Cán bộ chuyên trách về vấn đề dân tộc, tôn giáo… trong các cơ quan quân đội, công an…
Với những vị trí công việc trên, sau khi ra trường bạn có thể làm việc tại:
- Cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương liên quan đến ngành học về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa
- Các cơ quan truyền thông: cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình…
- Viện và các trung tâm nghiên cứu, cũng như ở các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội; các trường đại học, cao đẳng có ngành học liên quan
- Công ty, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học
- Cơ quan quân đội, công an…
Mức lương dành cho người làm ngành Nhân học là bao nhiêu?
Hiện tại, chưa ghi nhận bất cứ số liệu nào liên quan tới mức thu nhập của ngành nhân học. Tuy nhiên, mức lương này sẽ được tính theo quy định hiện hành nếu làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng nhiều mức phúc lợi đãi ngộ theo chế độ của bộ Luật Lao động Việt Nam.
Kết luận
Qua bài viết trên, có thể thấy được ngành nhân học đóng vai trò quan trọng không kém cạnh các ngành khoa học nào khác trên thế giới. Nó giúp con người hiểu rõ hơn về chính loài người cùng các mối quan hệ cộng đồng trên nhiều lĩnh vực. Chúc các bạn có định hướng ngành học đúng đắn cho bản thân mình.
nhân văn á
Học xong ra trường có thể xin những công việc như nào ạ?
Ngành này bao gồm những lĩnh vực nào ạ?
Ngành này thì học những khối ngành nào vậy ạ?