Ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân

Trong năm 2020 vừa qua, Reviewedu.net nhận được rất nhiều các câu hỏi như Ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân học gì? Các trường nào đào tạo ngành này? Cơ hội việc làm ngành này có triển vọng hay không? Để trả lời cho những thắc mắc trên, bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.

Ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân là gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo
Thông tin cơ bản về ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân

Ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân (CNKTHN) được xem là ngành có tiềm năng trong tương lai. Đây là một ngành khoa học nhằm khai thác năng lượng dựa trên cơ sở máy móc thiết bị quy trình hiện đại. Là ngành ứng dụng khoa học công nghệ cao, có vai trò quan trọng trong sự phát triển nguồn năng lượng quốc gia. Công nghệ năng lượng hạt nhân đã được ứng dụng vào trong đời sống trong các lĩnh vực như môi trường, y tế.

Với nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một tăng nên hầu hết các nước trên thế giới đều hướng đến máy móc thiết bị quy trình hiện đại. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên ngoài việc khai thác sử dụng năng lượng thì đây còn là một giải pháp mang tính lâu dài và bền vững hướng đến sử dụng nguồn năng lượng nguyên tử và năng lượng hạt nhân. Vì vậy nước ta đang ngày càng mở rộng thêm các trường đào tạo ngành này để phục vụ cho công nghiệp và sản xuất các nước trên thế giới.

Các khối thi ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân là gì?

Để học ngành này các bạn có thể lựa chọn thi một trong các tổ hợp môn sau:

Điểm chuẩn ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân là bao nhiêu?

Trong năm 2020 vừa qua, điểm chuẩn của ngành học này cũng khá cao, dao động ở mức 21 đến 23 điểm tùy theo điều kiện xét tuyển của các trường. 

Những trường nào đào tạo ngành này?

Ở nước ta hiện nay có rất ít các trường đào tạo ngành này. Nếu bạn muốn theo học có thể đăng ký nộp hồ sơ tại các trường sau:

  • Đại học khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội
  • Đại học khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Đà Lạt
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Bách khoa Hà Nội

Các chuyên ngành thuộc ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân?

Ngành học này có 2 chuyên ngành chính. Đó là ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân và chuyên ngành y học bức xạ hạt nhân.

  • Ngành CNKTHN: Là ngành sử dụng các ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong y học. Nhằm giải quyết các vấn đề về kỹ thuật hạt nhân trong nhà máy điện hạt nhân, bệnh viện,…
  • Y học bức xạ hạt nhân: Là sử dụng ứng dụng khoa học trong lĩnh vực công nghiệp và y tế. Thực hiện các công việc như kỹ thuật xạ trị bằng máy gia tốc; kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: chụp CT cắt lớp, chụp X quang, siêu âm,…

Liệu bạn có phù hợp với ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân?

Ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo
Liệu bạn có phù hợp với ngành học hấp dẫn này?

Để có được câu trả lời thỏa đáng, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:

  • Học tốt các môn tự nhiên để có khả năng tư duy tốt và có sức sáng tạo.
  • Có khả năng phân tích – xác định.
  • Có sự định hướng chi tiết.
  • Biết cách sắp xếp thông tin một cách rõ ràng.
  • Học tốt các vấn đề về lượng giác, giải tích để phân tích thiết kế và xử lý các sự cố trong công việc.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm.
  • Có khả năng dự đoán trước khi sự cố xảy ra và đề xuất các biện pháp khắc phục.

Cơ hội việc làm ngành này như thế nào?

Ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo
Ngành học này đem lại việc làm trong các nhà máy nguyên tử

Sau khi ra trường, được trang bị đầu đủ kiến thức bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc tại các cơ quan tổ chức như sau:

  • Các công ty chuyên về xây dựng, thiết kế và thi công trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân như: thực hiện việc thiết kế, phân tích an toàn,…
  • Tham gia vào quá trình nghiên cứu, phát triển, thiết kế, chế tạo và lắp đặt,…
  • Các công ty điện lực sở hữu các nhà máy điện hạt nhân: tham gia lập kế hoạch, giám sát thi công, phân tích an toàn lò phản ứng, quản lý nhiên liệu hạt nhân trong lò phản ứng,…
  • Làm việc trong bệnh viện và các trung tâm y tế: thực hiện các nghiên cứu ứng dụng, phát triển và triển khai các công cụ, quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh nhân sử dụng bức xạ hạt nhân.
  • Cơ quan pháp quy: thực hiện các công việc liên quan đến cấp phép, thực thi các quy định, nghiên cứu an toàn, phân tích rủi ro.
  • Chương trình an ninh quốc phòng: tham gia các dự án, chương trình phát triển vũ khí và tàu ngầm hạt nhân.
  • Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học đào tạo ngành học này
  • Công ty, tổ chức thực hiện các dịch vụ liên quan đến bức xạ hạt nhân: thực hiện các công việc liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị.

Mức thu nhập của ngành học này là bao nhiêu?

 Hiện nay chưa có thống kê cụ thể nào về mức lương của ngành học này.

Kết luận

Ngành CNKTHN hiện nay đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ, hiểu biết và kỹ thuật. Đây là ngành có tiềm năng phát triển cùng với cơ hội việc làm rộng mở. Hy vọng với những thông tin chia sẻ mô tả về lĩnh vực này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một kỹ sư trong chuyên ngành này. Chúc các bạn sẽ có những định hướng đúng đắn, phù hợp với bản thân mình.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *