Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học

Trong xu thế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, ngành công nghệ kỹ thuật hóa học đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất và thu hút nguồn lao động lớn. Vậy ngành công nghệ kỹ thuật hoá học là gì? Sau khi ra trường có thể làm công việc gì? Đó chính là những thắc mắc của các bạn thí sinh đứng trước “cửa ngõ” chọn trường, chọn ngành học trong tương lai của mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề trên.

Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo
Tìm hiểu về ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học

Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học là ngành chuyên nghiên cứu, tìm tòi ứng dụng để tạo ra các sản phẩm hóa học mới có tính năng mới, các công nghệ sản xuất mới.

Ngành này có vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp như dầu khí, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, phân bón, đồ uống,… Các kỹ sư ngành hóa học đảm nhiệm vai trò thiết kế, chế tạo, vận hành và quản lý quá trình sản xuất sản phẩm ở quy mô công nghiệp.

Sinh viên theo học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học được trang bị các kiến thức chuyên sâu như: Kỹ thuật, thí nghiệm hóa hữu cơ, hóa lý, hóa phân tích, hóa học vật liệu, hóa học dầu mỏ,… Bên cạnh đó sinh viên còn được thực hành trong phòng thí nghiệm, làm quen với các công việc thí nghiệm vật lý; thí nghiệm hóa hữu cơ, vô cơ; thí nghiệm hóa lý; thí nghiệm vi sinh; thí nghiệm sản xuất chất tẩy rửa;…

Các khối thi vào ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì?

Ngành học này được đào tạo ở nhiều trường đại học khác nhau, mỗi trường đều đưa ra các khối tuyển sinh riêng. Các khối thi tuyển sinh tại các trường bao gồm:

  • Khối A00: Toán, Vật Lý. Hóa học
  • Khối A01: Toán học, Vật Lý, Tiếng Anh
  • Khối A02: Toán học, Vật Lý, Sinh học
  • Khối A11: Toán học, Hóa học, GDCD
  • Khối A18: Toán học, Hóa học, KHXH
  • Khối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học
  • Khối C17: Ngữ Văn, Hóa học, GDCD
  • Khối D01: Ngữ Văn, Toán học, Tiếng Anh
  • Khối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh
  • Khối D90: Toán học, KHTN, Tiếng Anh

Điểm chuẩn vào ngành học này là bao nhiêu?

Nhìn chung, mặt bằng điểm chuẩn của ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học ở các trường không quá cao. Mức điểm dao động từ 15 đến 24.8 điểm. Cao nhất là trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội là 24.8 điểm.

Các trường nào đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học?

Là một ngành được ứng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất nên có rất nhiều trường đào tạo ngành này. Bạn có thể đăng ký học tại các trường sau:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học khoa học tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Đại học Công nghiệp
  • Đại học Mỏ Địa Chất
  • Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
  • Đại học Công nghiệp Việt Trì
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Công nghiệp Vinh
  • Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Lạc Hồng
  • Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Đại học An Giang
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai

Liệu bạn có phù hợp với ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học?

Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo
Sinh viên theo học ngành này cần có tố chất gì?

Để theo đuổi ngành học này các bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Có sự đam mê, nhiệt huyết với nghề.
  • Có khả năng tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng vào trong công việc để đạt kết quả tốt nhất.
  • Có khả năng về thiết kế, sản xuất và vận hành máy móc.
  • Luôn đưa ra những ý tưởng mới.
  • Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học đòi hỏi người học phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ. Bởi nếu xảy ra sai sót thì độ rủi ro rất cao.
  • Có khả năng giao tiếp tốt.
  • Có khả năng nhìn nhận, đưa ra đề xuất giải quyết vấn đề trước khi sự cố xảy ra.

Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư kỹ thuật hóa học có thể làm việc tại các vị trí sau:

  • Là kỹ sư thiết kế cho các công ty tư nhân, các tập đoàn đa quốc gia hoặc các công ty sản xuất công nghiệp,..
  • Kỹ sư vận hành trong các nhà máy, các khu công nghiệp.
  • Kỹ sư sản xuất vật liệu, sản xuất linh kiện cho các công ty trong và ngoài nước.
  • Là một kỹ thuật viên phân tích hay 1 chuyên viên nghiên cứu hóa học, sản xuất.
  • Làm việc trong các công ty sản xuất phân bón, hóa chất.
  • Trở thành giảng viên, nhà nghiên cứu trong các trường đại học, học viện.

Ngành học này không chỉ đa dạng về vị trí làm việc mà còn đa dạng về các lĩnh vực làm việc. Bạn cũng có thể tìm kiếm công việc cho mình trong các lĩnh vực sau:

  • Lĩnh vực sản xuất các sản phẩm vô cơ phục vụ cho đời sống, sản xuất nông nghiệp như phân bón, hóa chất vô cơ, gốm sứ,…
  • Lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hữu cơ như: thuốc nổ, vải sợi polyme, thuốc nhuộm, phim mỏng,…
  • Lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu các vật liệu chống ăn mòn, ăn mòn, pin ướt, pin khô,…
  • Lĩnh vực mạ điện, sản xuất công nghiệp, luyện kim,…
  • Lĩnh vực sản xuất công nghệ thực phẩm, đồ uống, đồ ăn, đồ đóng hộp,…
  • Lĩnh vực công nghiệp lên men vi sinh, sản xuất thực phẩm bổ sung, chất kháng sinh,…
  • Làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học ứng dụng.
  • Lĩnh vực xử lý môi trường, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải đô thị,..

Mức lương cho người làm ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là bao nhiêu?

Với một sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì mức thu nhập có thể từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Nếu bạn có kinh nghiệm thì mức thu nhập có thể lên đến 15 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào vị trí, lĩnh vực mà bạn lựa chọn khác nhau thì sẽ nhận được mức thu nhập khác nhau. Nhưng chúng tôi có thể khẳng định, ngành này sẽ đem lại cho bạn mức thu nhập hấp dẫn.

Kết luận

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên trên đã giúp bạn giải thích được những thắc mắc trên. Từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về cách chọn nghề nghiệp. Chúc các bạn có một kỳ thi vui vẻ và may mắn.

5/5 - (1 bình chọn)
  1. Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
    Quản trị viên đã trả lời:

    Với một sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì mức thu nhập có thể từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Nếu bạn có kinh nghiệm thì mức thu nhập có thể lên đến 15 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào vị trí, lĩnh vực mà bạn lựa chọn khác nhau thì sẽ nhận được mức thu nhập khác nhau. Nhưng chúng tôi có thể khẳng định, ngành này sẽ đem lại cho bạn mức thu nhập hấp dẫn.

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư kỹ thuật hóa học có thể làm việc tại các vị trí sau:

      Là kỹ sư thiết kế cho các công ty tư nhân, các tập đoàn đa quốc gia hoặc các công ty sản xuất công nghiệp,..
      Kỹ sư vận hành trong các nhà máy, các khu công nghiệp.
      Kỹ sư sản xuất vật liệu, sản xuất linh kiện cho các công ty trong và ngoài nước.
      Là một kỹ thuật viên phân tích hay 1 chuyên viên nghiên cứu hóa học, sản xuất.
      Làm việc trong các công ty sản xuất phân bón, hóa chất.
      Trở thành giảng viên, nhà nghiên cứu trong các trường đại học, học viện.
      Ngoài ra còn rất nhiều ngành nghề khác

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Các khối thi tuyển sinh tại các trường bao gồm:

      Khối A00: Toán, Vật Lý. Hóa học
      Khối A01: Toán học, Vật Lý, Tiếng Anh
      Khối A02: Toán học, Vật Lý, Sinh học
      Khối A11: Toán học, Hóa học, GDCD
      Khối A18: Toán học, Hóa học, KHXH
      Khối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học
      Khối C17: Ngữ Văn, Hóa học, GDCD
      Khối D01: Ngữ Văn, Toán học, Tiếng Anh
      Khối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh
      Khối D90: Toán học, KHTN, Tiếng Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *