Ngành Kỹ thuật mỏ là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Dầu mỏ đã có mặt ở nước ta từ rất lâu, nó góp phần không nhỏ về mặt kinh tế cho Việt Nam. Từ cuối năm 2019 sang đầu năm 2020, Việt Nam xếp hạng thứ 34 trên thế giới về số lượng sản xuất, trung bình mỗi tháng bơm được hơn 200.000 thùng dầu/ngày. Tại thời điểm thịnh nhất Việt Nam xuất cảng 399.000 thùng/ngày vào năm 2003. Do đó, nó có thể được xem như một nguồn xuất cảng đáng kể trong cán cân mậu dịch thu hút ngoại tệ. Tuy nhiên, rất nhiều bạn trẻ chưa thực sự hiểu biết về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, kỹ thuật mỏ được đánh giá là một ngành học tiềm năng và nhiều cơ hội việc làm. Bài viết sau xin chia sẻ một vài thông tin, kiến thức bao quát về ngành tới người quan tâm.

Ngành kỹ thuật mỏ là gì?

Ngành kỹ thuật mỏ (tiếng Anh: Mining Engineering) là một tổ hợp đa ngành kỹ thuật – công nghệ liên quan tới công tác xây dựng mỏ, khai thác mỏ, chế biến khoáng sản phục vụ cho nền kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải… Ngành Kỹ thuật mỏ được ra đời với mục đích chính là phục vụ cho hoạt động khai thác mỏ, bao gồm hoạt động khai thác khoáng sản, các vật liệu địa chất từ lòng đất: sắt, đồng, urani, kim cương, đá vôi, than… Ở nghĩa rộng hơn, khai thác mỏ bao gồm việc khai thác nguồn tài nguyên không tái tạo như dầu mỏ, khí thiên nhiên và có thể bao gồm cả nước.

Ngành kỹ thuật mỏ là gì?

Theo học chuyên ngành Kỹ thuật mỏ, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức ngành đó, bao gồm: kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành để khảo sát, phân tích, thiết kế cùng với việc mô phỏng các giải pháp hệ thống sản phẩm Kỹ thuật mỏ. Khả năng ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong hoạt động khoa học Kỹ thuật mỏ để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật mỏ là gì?

Đối với ngành KTM, có 05 tổ hợp xét tuyển cho thí sinh. Đó là:

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật mỏ và các trường đào tạo

Năm 2020, điểm chuẩn ngành KTM xét vào các trường đại học ở mức 15 điểm. Điểm này xét theo điểm số của kỳ thi THPTQG.

Theo thông tin tìm hiểu, năm 2021 chỉ có duy nhất 02 trường đại học ở khu vực miền Bắc đào tạo ngành KTM này. Cụ thể:

Khu vực miền Bắc

Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật mỏ?

Để có thể trở thành một kỹ sư kỹ thuật mỏ tương lai, bạn cần đáp ứng một số tiêu chí như sau:

  • Đam mê với nghề Kỹ thuật mỏ
  • Sức khỏe tốt, thích nghi với môi trường làm việc đặc thù
  • Khả năng làm việc tập thể, nhóm
  • Khả năng nắm bắt, giải quyết vấn đề một cách logic, khoa học
  • Tính kỷ luật, nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình học tập, làm việc
  • Có kiến thức về khoa học công nghệ
  • Sử dụng tốt cả ngoại ngữ và tin học
  • Khả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác
  • Khả năng tự nghiên cứu, tiếp thu
  • Tư duy sáng tạo, linh hoạt

Học ngành này cần học giỏi môn gì?

Trước tiên, cá nhân mỗi sinh viên phải tự trau dồi cho mình ít nhất 03 môn: Toán, Vật lý và tiếng Anh.

Học ngành kỹ thuật mỏ cần học giỏi môn gì?
  • Môn Toán: Luôn đóng vai trò chủ đạo ở khối ngành kỹ thuật. Nó giúp người học có khả năng tư duy logic, thiết kế các sơ đồ, bản đồ trong quá trình học và có thể xử lý các vấn đề một cách nhanh gọn, dứt khoát.
  • Ngoài ra, học tốt môn vật lý cũng là một điểm mạnh đối với ai đam mê ngành KTM, sinh viên sẽ không bỡ ngỡ khi lần đầu tiếp xúc với các môn học như: Máy thủy khí, cơ học máy, sức bền vật liệu và thủy lực đại cương…
  • Tiếng Anh: là môn học giúp người học có thể phát huy tối đa khả năng học tập, nghiên cứu một số các đồ án nước ngoài mà không gặp trở ngại nào.

Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật mỏ như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp, có rất nhiều vị trí dành cho kỹ sư KTM. Cụ thể như sau:

  • Giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về Kỹ thuật mỏ.
  • Đảm nhiệm chức vụ cán bộ quản lý cấp phân xưởng, các phòng ban, giám đốc điều hành mỏ
  • Kỹ sư kinh tế, quản trị doanh nghiệp mỏ
Kỹ thuật mỏ
Cơ hội việc làm cho ngành này là như thế nào?
  • Chuyên viên trong hội đồng thẩm định, đánh giá, nghiệm thu công trình mỏ
  • Chuyên viên tại đơn vị tư vấn thiết kế mỏ, cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản của Trung ương, địa phương…
  • Kỹ sư khai thác mỏ lộ thiên
  • Kỹ sư khai thác hầm lò
  • Kỹ sư xây dựng mỏ
  • Kỹ sư tuyển khoáng
  • Kỹ sư máy và thiết bị mỏ
  • Kỹ sư điện khí hóa xí nghiệp mỏ, dầu khí
  • Kỹ sư tự động hóa xí nghiệp mỏ, dầu khí
  • Kỹ sư khoan – khai thác dầu khí

Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật mỏ là bao nhiêu?

Ở Việt Nam, mức lương trung bình dành cho kỹ sư KTM khoảng từ 12 – 20 triệu VNĐ/tháng. Mức lương này còn phụ thuộc nhiều yếu tố từ khả năng chuyên môn, kinh nghiệm làm nghề cùng các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, nó được xem là mức lương khá cao so với mức lương của nhiều nghề nghiệp khác hiện nay.

Mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?

Ngoài mức lương hậu hĩnh kể trên, công việc thực địa, tìm hiểu địa hình cho phép các kỹ sư mỏ được đi nhiều nơi, được trải nghiệm và tiếp xúc với các nền văn hóa, có cơ hội học tập, nâng cao trình độ ở các quốc gia ngành công nghiệp dầu khí phát triển như Úc, Mỹ… cũng là một điểm cộng khi nhắc tới ngành này.

Kết luận

Ngành kỹ thuật mỏ là một tổ hợp đa ngành kỹ thuật – công nghệ. Ngành này liên quan tới công việc khai thác mỏ thông qua quá trình sử dụng hệ thống thiết bị cơ giới hóa hiện đại, năng suất cao để thu hồi tài nguyên khoáng sản có ích phục vụ cho nền kinh tế quốc dân như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng… 

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, ngành mỏ là đầu mối của mọi ngành công nghiệp, ngành kỹ thuật mỏ giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng với tiềm năng khai thác lớn. Các mỏ khai thác khoáng sản nằm rải rác tại rất nhiều khu vực dọc suốt chiều dài của đất nước. Với một lợi thế to lớn kể trên và thông qua công việc của mình, kỹ sư kỹ thuật mỏ có thể phát huy hết tài năng, trí tuệ của mình để có thể góp phần xây dựng nền kinh tế quốc gia ngày càng thịnh vượng.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *