Ngành Kỹ thuật địa vật lý là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay, chúng ta không thể không nhắc tới kỹ thuật địa vật lý – một ngành đóng góp rất lớn về mặt kinh tế cũng như nguồn nhân lực cho thị trường lao động. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ một cách tổng quát nhất tới người đọc về ngành kỹ thuật địa vật lý này.

Ngành kỹ thuật địa vật lý là gì?

Ngành kỹ thuật địa vật lý (tiếng Anh: Geophysical Engineering) là ngành đào tạo các cử nhân kỹ thuật địa vật lý có trình độ chuyên môn tiến hành công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy. Ngành học cung cấp các kiến thức nền tảng về địa lý địa chất học, đặc điểm cơ bản của nguyên liệu tài nguyên thiên nhiên, thao tác vẽ bản đồ, bản vẽ địa lý. Ngoài ra, ngành này còn chú trọng kết hợp yếu tố máy móc nằm nắm vững phương pháp sử dụng hay vận hành, thu thập số liệu từ các máy địa lý thông dụng, giám sát công tác thuộc địa cùng khả năng phân tích nhanh tài liệu thực địa, nắm được các phương pháp định tính và định lượng tài liệu địa vật lý, làm báo cáo tổng kết công tác, thiết kế phương án sản xuất.

Kỹ thuật địa vật lý
Kỹ thuật địa vật lý là gì?

Học ngành Kỹ thuật Địa vật lý, sinh viên sẽ nắm vững những kiến thức chuyên sâu về các phương pháp Địa vật lý, biết sử dụng các máy móc, thiết bị đo ghi số liệu Địa vật lý và biết sử dụng các ngôn ngữ lập trình, phần mềm chuyên dụng vào xử lý số liệu Địa vật lý. Ngành học còn trang bị thêm phương pháp sử dụng các phần mềm xử lý để tìm kiếm khoáng sản có ích, giúp giải đáp cấu trúc địa chất, tai biến địa chất, khảo sát địa chất nền móng công trình và giải quyết các vấn đề cần thiết về môi trường.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật địa vật lý là gì?

Đối với ngành kỹ thuật địa vật lý, chỉ xét tuyển duy nhất 02 tổ hợp. Đó là:

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật địa vật lý và các trường đào tạo

Theo thông  tin tìm hiểu, năm 2020, ngành KTĐVL có mức điểm là 18 điểm. Điểm này dựa trên điểm thi THPTQG.

Bên cạnh đó, trên cả nước ta chỉ có duy nhất một cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể, trường đại học này nằm ở khu vực miền Bắc:

Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật địa vật lý?

Để có thể theo đuổi ngành học này trong suốt 4-5 năm, thí sinh cần đáp ứng được một số yếu tố sau:

Kỹ thuật địa vật lý
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Tính năng động, nhiệt huyết
  • Tư duy sáng tạo, linh hoạt
  • Thái độ làm việc nghiêm túc cùng tinh thần trách nhiệm, thận trọng trong công việc
  • Khả năng lập luận, phân tích, giải quyết vấn đề một cách logic, khoa học
  • Khả năng thiết kế phương án sản xuất
  • Đam mê với nghề Kỹ thuật địa vật lý
  • Sức khỏe tốt, thích nghi với môi trường làm việc khắc nghiệt
  • Khả năng làm việc tập thể, làm việc theo nhóm
  • Có kiến thức về khoa học công nghệ
  • Sử dụng tốt cả ngoại ngữ và tin học
  • Khả năng tự nghiên cứu, tiếp thu

Học ngành kỹ thuật địa vật lý cần học giỏi môn gì?

Cũng như các khối ngành kỹ thuật khác, sinh viên cần trau dồi ở 03 môn học: Toán, tiếng Anh và Vật lý.

  • Toán: Môn học đóng vai trò chủ chốt trong khối ngành kỹ thuật. Học tốt môn Toán sẽ giúp cá nhân xử lý các số liệu, thiết kế, phân tích các sơ đồ hay làm đồ án báo cáo.
  • Vật lý: Đây sẽ là điểm cộng cho ai có thế mạnh về môn học này. Có rất nhiều môn học chuyên ngành KTĐVL liên quan tới môn Vật lý. Ví dụ: Lý thuyết trường, tổ hợp các phương pháp địa vật lý, thăm dò trọng lực…
  • Tiếng Anh: Là một yêu cầu bắt buộc ở thời điểm hội nhập như hiện nay. Hỗ trợ người học về mảng giao tiếp, làm việc với các kỹ sư nước ngoài, phát huy tối đa khả năng học tập, tìm tòi, nghiên cứu một số các đồ án, bài báo chuyên ngành…

Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật địa vật lý như thế nào?

Ở Việt Nam, chỉ có duy nhất một cơ sở đào tạo ngành KTĐVL. Tuy nhiên, ngành này đem lại cho sinh viên khá nhiều cơ hội việc làm cùng chế độ đãi ngộ rất tốt. Cụ thể một số vị trí như:

Kỹ thuật địa vật lý
Cơ hội việc làm dành cho các kỹ sư địa vật lý như thế nào?
  • Chuyên viên sản xuất, nghiên cứu trường vật lý Trái đất tại Viện nghiên cứu, sở Khoa học và Công nghệ…
  • Chuyên viên điều tra đánh giá môi trường, tai biến địa chất ở Viện nghiên cứu, bộ Khoa học và Công nghệ…
  • Chuyên viên nghiên cứu: Vẽ bản đồ địa chất, tìm kiếm, thăm dò khoáng sản… phục vụ công tác đánh giá nền móng trong xây dựng…
  • Chuyên viên sản xuất, nghiên cứu khoa học: Thăm dò, khai thác dầu khí, nghiên cứu địa chất – địa vật lý biển tại xí nghiệp, công ty.
  • Giảng viên: giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có chuyên môn liên quan đến chuyên ngành này.

Mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?

Trên thế giới, Kỹ sư địa vật lý kiếm được trung bình 84.320 USD/năm. Trong đó, 10% kỹ sư kiếm được khoảng 140.130USD (cao nhất) và 10% kỹ sư kiếm được khoảng 49.680 USD (thấp nhất).

Ở Việt Nam, mức lương của kỹ sư địa vật lý được chia ra như sau:

  • Đối với sinh viên mới ra trường làm việc tại công ty khoáng sản, đơn vị hành chính: từ 12-15 triệu đồng/tháng.
  • Đối với những cá nhân làm việc cho các công ty dầu khí trong nước khoảng từ 15 – 25 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương trung bình của ngành tại các công ty nước ngoài khởi điểm thường trên 1.200 USD/tháng (xấp xỉ 27 triệu VNĐ).

Kết luận

Trong tương lai, nhu cầu việc làm cho ngành kỹ thuật địa vật lý dự kiến sẽ tăng 12% trong 10 năm tới, cao hơn mức trung bình của tất cả các ngành nghề khác. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng ngành này cần nhiều nguồn lực có chuyên môn nghề nghiệp, tay nghề cao cho các công ty, doanh nghiệp, tổ chức về địa vật lý, dầu khí, công trình… để đáp ứng những yêu cầu thiết yếu của xã hội và phát huy tính thực tiễn của nó trong đời sống.

Đánh giá bài viết
    • Khánh Ngân đã trả lời:

      Ở Việt Nam, mức lương của kỹ sư địa vật lý được chia ra như sau:

      Đối với sinh viên mới ra trường làm việc tại công ty khoáng sản, đơn vị hành chính: từ 12-15 triệu đồng/tháng.
      Đối với những cá nhân làm việc cho các công ty dầu khí trong nước khoảng từ 15 – 25 triệu đồng/tháng.
      Mức lương trung bình của ngành tại các công ty nước ngoài khởi điểm thường trên 1.200 USD/tháng (xấp xỉ 27 triệu VNĐ).

    • Khánh Ngân đã trả lời:

      CÓ thể làm:
      Chuyên viên sản xuất, nghiên cứu trường vật lý Trái đất tại Viện nghiên cứu, sở Khoa học và Công nghệ…
      Chuyên viên điều tra đánh giá môi trường, tai biến địa chất ở Viện nghiên cứu, bộ Khoa học và Công nghệ…
      Chuyên viên nghiên cứu: Vẽ bản đồ địa chất, tìm kiếm, thăm dò khoáng sản… phục vụ công tác đánh giá nền móng trong xây dựng…
      Chuyên viên sản xuất, nghiên cứu khoa học: Thăm dò, khai thác dầu khí, nghiên cứu địa chất – địa vật lý biển tại xí nghiệp, công ty.
      Giảng viên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *