Ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Kỹ thuật trắc địa - bản đồ

Cùng với lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ hiện nay đang được đánh giá là một ngành nghề có tốc độ phát triển nhanh tại Việt Nam và trên khắp thế giới. Với tính ứng dụng cao của nó trong nhiều lĩnh vực, đây hứa hẹn sẽ là một ngành có triển vọng phát triển mạnh trong tương lai. Bài viết sau xin chia sẻ một vài thông tin cùng kiến thức bổ ích về ngành này.

Ngành kỹ thuật trắc địa – bản đồ là gì?

Kỹ thuật trắc địa – Bản đồ (tiếng Anh: Surveying and Mapping Engineering) là một ngành thuộc nhóm ngành Khoa học Trái đất. Ngành này bao gồm việc thu thập, phân tích và biểu diễn các thông tin không gian trên Trái đất. Sau đó là việc xử lý, phân tích bởi các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

Kỹ thuật trắc địa - bản đồ
Kỹ thuật trắc địa – bản đồ là gì?

Ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ hiện được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều khía cạnh, bao gồm: Quy hoạch thành phố và nông thôn, quản lý đô thị, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, quy hoạch, quản lý đất đai, bất động sản, quản lý biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, phục vụ cho ngành xây dựng, thủy lợi, điện lực, giao thông, địa chính…

Theo học ngành KTTĐ – BĐ, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng thực tiễn về khoa học đo đạc và bản đồ, cách biểu thị, quản lý dữ liệu không gian từ đặc điểm vật lý trái đất và con người… cùng nhiều kỹ năng chuyên môn khác trước khi trở thành một kỹ sư kỹ thuật – trắc địa bản đồ chuyên nghiệp.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật trắc địa – bản đồ là gì?

Bên cạnh khối A00 và A01 quen thuộc, các sĩ tử hoàn toàn có thể tham khảo một số tổ hợp sau:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A02: Toán – Vật lý – Sinh học
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • C01: Toán – Ngữ văn – Vật lý
  • C04: Toán – Ngữ văn – Địa lý
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • D10: Toán – Địa lý – Hóa học

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật trắc địa – bản đồ và các trường đào tạo

Điểm chuẩn ngành KTTĐ – BĐ nằm từ 14 – 18 điểm tùy theo phương thức xét của từng trường. Đây là điểm chuẩn được cập nhật vào năm 2020.

Có tất cả 06 trường trên cả nước tham gia đào tạo chuyên ngành này. Đó là:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Mỏ – Địa chất
  • Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
  • Đại học Thủy Lợi
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Khu vực miền Trung

  • Đại học Nông Lâm – Đại học Huế

Khu vực miền Nam

  • Đại học Tài nguyên và môi trường TP.HCM

Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật trắc địa – bản đồ?

Ngành KTTĐ – BĐ sẽ rất phù hợp với bạn nếu bạn đáp ứng được một số yếu tố sau:

Kỹ thuật trắc địa - bản đồ
Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật trắc địa – bản đồ?
  • Đam mê với nghề, ham học hỏi
  • Khả năng giải quyết tình huống
  • Tư duy nhạy bén, logic
  • Sức khỏe tốt, thích nghi với môi trường nhanh
  • Khả năng làm việc tập thể, nhóm
  • Tính kỷ luật, nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình học tập, thực hiện công tác nghiên cứu và thi công trong thực tế
  • Có kiến thức về khoa học, công nghệ, địa lý
  • Sử dụng tốt cả ngoại ngữ và tin học
  • Khả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác
  • Khả năng tự nghiên cứu, tiếp thu

Học ngành kỹ thuật trắc địa – bản đồ cần học giỏi môn gì?

Ngành KTTĐ – BĐ yêu cầu sinh viên trau dồi ở 04 môn là Toán học, Vật lý, tiếng Anh và Địa lý.

  • Tiếng Anh: Tạo bước đệm vững chắc cho sinh viên trong các hoạt động học tập, nghiên cứu, trao đổi mà không gặp trở ngại về ngôn ngữ.
  • Địa lý: Sẽ là một điểm cộng lớn cho những ai học tập tốt môn này. Sinh viên sẽ được học các môn liên quan tới môn Địa lý như: Địa chính đại cương, Xây dựng lưới trắc địa, Hệ thông tin đất đai…
  • Vật lý: Hỗ trợ người học vững vàng hơn, tự tin hơn trước các môn chuyên ngành. Ví dụ: Cơ sở trắc địa công trình, cơ sở đo ảnh, cơ sở viễn thám…
  • Toán học: Luôn đóng vai trò then chốt, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích và thiết kế sơ đồ, đồ án.

Ngoài ra, môn Tin học cũng hỗ trợ rất nhiều cho bạn trên con đường trở thành một kỹ sư tương lai.

Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật trắc địa – bản đồ như thế nào?

Sinh viên tốt nghiệp ngành KTTĐ – BĐ sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp. Chúng bao gồm các công việc lập bản đồ địa hình, địa chính, chuyên đề phục vụ cho công tác xây dựng và quản lý… Cụ thể:

Kỹ thuật trắc địa - bản đồ
Cơ hội việc làm cho các kỹ sư trắc địa – bản đồ như thế nào?
  • Chuyên viên trắc địa, quản lý đất đai: Làm việc trong cơ quan nhà nước, viện từ Trung ương tới địa phương trong lĩnh vực trắc địa bản đồ, địa chính…
  • Quản lý đất đai, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phòng chống thiên tai…
  • Chuyên viên khảo sát, thi công: Làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước về thủy lợi, giao thông, nông lâm nghiệp, hàng hải…
  • Giảng dạy: Tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về trắc địa bản đồ.
  • Cán bộ nghiên cứu: công tác trong các Viện nghiên cứu liên quan đến trắc địa bản đồ thuộc Bộ ngành, trường đại học.
  • Làm việc trong tổ chức quốc tế, tập đoàn liên doanh nước ngoài chuyên ngành trắc địa bản đồ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS).
  • Chuyên viên: Phân tích, đánh giá, tổng kết, dữ liệu và dự báo, xây dựng chiến lược, lập kế hoạch…

Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật trắc địa – bản đồ là bao nhiêu?

Mức lương dành cho kỹ sư KTTĐ – BĐ được chia thành:

  • Đối với các sinh viên mới ra trường: chưa có kinh nghiệm, cần được đào tạo thêm, mức lương từ 6 – 9 triệu VNĐ/tháng.
  • Đối với những người đã có kinh nghiệm: từ khoảng 1 – 2 năm là 10 – 15 triệu VNĐ/tháng.
  • Đối với cấp quản lý cấp cao: Kinh nghiệm 3-5 năm hoặc hơn, từ 20 – 30 triệu VNĐ/tháng.

Nhìn chung, mức lương của ngành này khá ổn định và cao hơn so với mặt bằng chung. Đây cũng có lẽ là một ưu điểm của ngành này.

Chương trình đào tạo dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ

Nhà trường trang bị cho sinh viên những kiến thức và lý luận về thực tiễn của khoa học đo đạc và bản đồ, biểu thị và quản lý dữ liệu không gian,…Ngoài ra còn có các lĩnh vực chuyên ngành như: Trắc địa, địa chính, bản đồ, hệ thống địa lý,..
Mục tiêu đào tạo nhằm giúp sinh viên nắm vững được công nghệ mới trong phân tích, xử lý các thông tin không gian. Ví dụ như định vị vệ tinh, viễn thám, trắc địa, và hệ thông tin địa lý để phục vụ các dự án từ giao thông, thủy lợi, nông lâm nghiệp. Bên cạnh đó, ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ còn được ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và viễn thám để giải quyết các bài toán phục vụ lĩnh vực khoa học. Bao gồm các lĩnh vực như: địa chính, quy hoạch quản lý đô thị, đất đai, định giá thống kê, đánh giá quản lý thị trường bất động sản.

Kết luận

Tại thị trường lao động Việt Nam, người ta chưa có một con số thống kê một cách đầy đủ và chính xác về ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ, cụ thể như: tốc độ tăng trưởng của ngành, số người hoạt động trong ngành, thu nhập bình quân/người trong ngành… Tuy nhiên có thể nhận thấy trên thực tế rằng ngành này đã và đang trở thành một xu hướng không kém cạnh gì các ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây chính là ngành học này mang lại cho người học cái nhìn chi tiết nhất và chuyên sâu nhất trong nhóm ngành khoa học – Trái đất cùng tính ứng dụng ở mọi nơi, mọi lĩnh vực của nó như: Quân sự, nghiên cứu khoa học, xây dựng và quản lý nhà nước…

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *