Ngành Kỹ thuật hóa học là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Kỹ thuật hóa học

Khi nhắc tới môn hóa học, có lẽ không còn ai xa lạ gì với bộ môn này vì chúng ta đã được làm quen với nó ngay khi còn là học sinh. Tuy nhiên, ngành kỹ thuật hóa học lại không được biết đến như vậy. Bài viết sau xin cung cấp một số kiến thức, thông tin chuyên môn cùng các định nghĩa về chuyên ngành này.

Ngành kỹ thuật hóa học là gì?

Ngành kỹ thuật hóa học là một lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên nghiên cứu, ứng dụng những kiến thức hóa học, kỹ thuật vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm hóa học phục vụ công nghiệp và đời sống xã hội. Ngành này đóng vai trò chủ chốt trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như: dầu khí, hóa – mỹ phẩm, phân bón nông nghiệp, vật liệu hàng không, môi trường, chế biến thực phẩm, đồ uống… Những Kỹ sư ngành kỹ thuật Hóa học đảm nhiệm vai trò chế tạo, thiết kế, vận hành, điều chỉnh, đánh giá, kiểm soát quá trình sản xuất sản phẩm ở quy mô công nghiệp.

Kỹ thuật hóa học
Kỹ thuật hóa học là gì?

Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên ngành vững chắc, đáp ứng tốt vai trò của mình trong công việc. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội tham gia nghiên cứu, thực hiện các chuyên đề ứng dụng và chế tạo sản phẩm như: Chưng cất các loại tinh dầu, thực hành sản xuất các loại mỹ phẩm cùng một số kỹ năng nghề nghiệp khác.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật hóa học là gì?

Ngành kỹ thuật hóa học có xét tuyển các tổ hợp cụ thể như sau:

Như vậy, thí sinh đam mê ngành này có cơ hội rộng mở để theo học nhờ tổ hợp xét tuyển đa dạng, phong phú.

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật hóa học là bao nhiêu?

Điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 17 – 21.3 điểm tùy theo phương thức xét của từng trường. Theo số liệu thống kê năm 2020.

Theo thông tin được biết, vào năm 2021, trên cả nước vào năm có 14 cơ sở đào tạo, xét tuyển chuyên ngành KTHH này. Đó là:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

Khu vực miền Nam

Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật hóa học?

Nếu muốn trở thành một kỹ sư KTHH, bạn có thể nghiên cứu sơ qua một số tiêu chí sau:

  • Đam mê với ngành học
  • Khả năng phát hiện, xử lý thông tin nhanh
  • Khả năng phân tích tổng hợp thông tin
  • Khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra
  • Tư duy nhanh nhẹn, linh hoạt
  • Khả năng về thiết kế, sản xuất và vận hành máy móc
  • Thận trọng, nghiêm túc trong công việc
  • Khả năng làm việc độc lập khi cần thiết
  • Sức khỏe đạt yêu cầu của ngành
  • Khả năng nghiên cứu đánh giá về sản phẩm Kỹ thuật Hóa học
  • Có thể sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ

Học ngành kỹ thuật hóa học cần học giỏi môn gì?

Như tiêu đề của ngành, yếu tố đầu tiên chính là môn Hóa học. Sau đó là Vật lý và Toán học. Lý do là vì:

Kỹ thuật hóa học
Cần học giỏi môn gì để có thể học ngành này?
  • Hóa học: Đây là một môn học không thể bỏ qua. Sinh viên bắt buộc phải có nền tảng ở bộ môn này để học tập và làm việc. Có 85% các môn chuyên ngành liên quan tới môn Hóa học trong chương trình đào tạo.
  • Toán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề và xử lý các vấn đề đó…
  • Vật lý: Hỗ trợ người học trong các bộ môn liên quan. Ví dụ: Vật liệu vô cơ, động học xúc tác, thí nghiệm hóa lý silicat…

Học kỹ thuật hoá học ra làm gì?

Các kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật hóa học có thể tham khảo danh sách vị trí công việc sau:

Kỹ thuật hóa học
Cơ hội việc làm dành cho người làm ngành Kỹ thuật hóa học là như thế nào?
  • Kỹ sư thiết kế: tại tập đoàn kinh tế, công nghiệp quốc gia, tư nhân, đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực Hóa chất
  • Kỹ sư vận hành tại nhà máy, khu công nghiệp, tập đoàn về dầu khí, môi trường…
  • Kỹ sư công nghệ: tại các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, công nghệ vật liệu mới…
  • Kỹ thuật viên phân tích, chuyên viên nghiên cứu: tại các Viện hóa học, Viện vật liệu, mỹ phẩm…
  • Kỹ sư điều hành: trong công ty, nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, xi-măng…
  • Kỹ sư công nghệ hóa dầu: vận hành, thiết kế nhà máy lọc dầu, hóa chất, nhựa, thảo dược, bào chế thuốc, thiết bị sản xuất thuốc…
  • Nghiên cứu, giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng, Viện, trung tâm nghiên cứu…

Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật hóa học là bao nhiêu?

Ở Việt Nam chưa có con số thống kê hay bất kỳ bài viết cụ thể nào nhắc tới vấn đề này. Tuy nhiên, mức lương của kỹ sư kỹ thuật hóa học là không hề nhỏ. Theo cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, thu nhập của các kỹ sư hóa học có thể đạt 55.03 USD/giờ hoặc 114.470 USD/năm. Ngoài mức lương cơ bản đó, họ còn được nhận một số phụ cấp và ưu đãi liên quan như thưởng vào dịp lễ tết, năng suất làm việc, kinh nghiệm làm việc…

Kết luận

Có thể tự tin khẳng định rằng ngành này có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới vì: “Ở đâu có sự sống, ở đó có hóa học”, nó có thể xem là ngành khoa học trung gian, kết nối con người với những lĩnh vực khác như: y tế, quân sự, môi trường, giao thông, dầu mỏ… Tất cả đều phục vụ cho mục đích tìm hiểu, nghiên cứu cũng như đảm bảo sự sinh tồn của con người trên trái đất này. Cũng không có gì là quá khó khăn đối với một kỹ sư hóa học có đầy đủ năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành của mình trên con đường tìm kiếm một vị trí công việc cùng mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *