Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Khi con người ngày càng có cuộc sống hiện đại hơn, văn minh hơn thì mọi công việc tay chân đã dần dần được thay thế bằng máy móc. Hơn thế nữa, các thiết bị máy móc này còn được cải thiện ngày càng tốt hơn, khiến cho chúng có thể vận hành một cách tự động. Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa được hình thành cũng bởi các lý do kể trên. Bài viết sau xin cung cấp tới độc giả một số thông tin xoay quanh chuyên ngành này.

Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?

Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (tiếng Anh: Control and Automation Engineering), ở một số trường đại học còn có tên khác là ngành Robot và trí tuệ nhân tạo. Đây là ngành học  nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy sắt thép, xi măng, nước giải khát và thiết kế, chế tạo, điều khiển robot cùng việc quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài. Ngành này luôn gắn liền với các quá trình sản xuất trong công nghiệp – nơi mà các thao tác của con người sẽ được thay thế hoàn toàn bằng hoạt động của máy móc, robot tự động. Điều này giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu nhân công, nhân lực thời gian và chi phí.

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?

Theo học ngành KTĐK&TĐH, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về: lý thuyết mạch điện – điện tử, kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh, hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại, lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, điều khiển điện tử công suất và truyền động điện… cùng việc thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì các hệ thống điều khiển và tự động hóa, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền thông công nghiệp, hệ thống đo lường thông minh…

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?

Theo thông tin tìm hiểu, ngành KTĐK&TĐH có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là bao nhiêu?

Năm 2020, điểm chuẩn của ngành kỹ thuật điều khiển & tự động hóa nằm ở mức từ 14 – 26 điểm tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.

Có rất nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể các trường đó là:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

Khu vực miền Nam

Như vậy, có thể thấy rằng rất nhiều trường đại học quan tâm và phát triển chuyên ngành này.

Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa?

Để trả lời câu hỏi trên, bạn cần cân nhắc một số các yếu tố sau:

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật điều khiển & tự động hóa?
  • Khả năng quản lý, giám sát các dự án kỹ thuật
  • Tư duy nhanh nhẹn, logic
  • Thận trọng trong công việc
  • Khả năng phân tích, xử lý vấn đề
  • Khả năng làm việc độc lập
  • Kỹ năng thiết kế và phát triển hệ thống tự động hóa
  • Khả năng vận hành, bảo dưỡng dây chuyền sản xuất tự động
  • Có kỹ năng tích hợp các thiết bị
  • Khả năng chế tạo, thiết kế và kiểm định
  • Khả năng phát triển, nghiên cứu các thiết bị tự động thông minh
  • Sử dụng tiếng Anh, tin học thành thạo
  • Kỹ năng làm việc nhóm tốt
  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
  • Kỹ năng khởi nghiệp

Học ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cần học giỏi môn gì?

Sinh viên chuyên ngành trên trên cần trau dồi cho bản thân ở ít nhất 03 môn là Toán, Vật lý và tiếng Anh. Cụ thể:

  • Tiếng Anh: là công cụ đắc lực của sinh viên trong việc nghiên cứu, học tập từ các chuyên đề nước ngoài cũng như tài liệu chuyên môn.
  • Toán học: Hỗ trợ sinh viên xử lý các vấn đề phức tạp bằng các con số, phát huy tính chính xác của mỗi công việc được giao cùng khả năng tư duy linh hoạt.
  • Vật lý: Có đến 90% chuyên ngành này sử dụng kiến thức của lĩnh vực vật lý. Ví dụ như: Điều khiển Logic và PLC, kỹ thuật cảm biến, thiết kế truyền động điện…

Học kỹ thuật điều khiển và tự động hoá ra làm gì?

Các kỹ sư ngành KTĐK&TĐH có thể tìm cho mình cơ hội việc làm ở một trong các vị trí sau đây:

  • Chuyên viên: Thiết kế, vận hành hệ thống tự động hóa cho nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổ chức…
  • Lập trình ứng dụng: chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, CNC, bộ điều khiển về lập trình.
  • Chuyên gia tư vấn: tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực tự động, tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên.
  • Giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp liên quan.
  • Kỹ sư vận hành và bảo trì: Bảo đảm quy trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện, điện tử, tự động.
  • Kỹ sư vận hành: bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động của các nhà máy, xí nghiệp.
  • Chuyên gia hệ thống: phân tích nhu cầu về hệ thống điện, tự động hóa của các công ty, nhà máy.
  • Giám sát dự án: Thiết kế các hệ thống tự động và tham gia thi công các dự án về điều khiển tự động.

Mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?

Đối sinh viên mới ra trường, mức lương các kỹ sư sẽ tùy theo vị trí làm việc. Cụ thể, mức lương dao động từ 9 – 13 triệu VNĐ/tháng. Sau tích lũy kinh nghiệm và năng lực trong thời gian dài, mức lương  của họ có thể đạt được khoảng 30 triệu VNĐ/tháng.

Mức lương của người làm ngành kỹ thuật điều khiển & tự động hóa là bao nhiêu?

Trên thế giới, mức lương trung bình của một kỹ sư chuyên ngành này là 85.396 USD/năm. Đây thực sự là một mức lương đáng mơ ước.

Kết luận

Phải khẳng định rằng, hệ thống kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế từ giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất lương thực thực phẩm cho tới các ngành công nghiệp nặng như khai thác khoáng sản, luyện kim, công nghiệp năng lượng… Đây chắc chắn sẽ là ngành khoa học mang lại nhiều sự thay đổi mới tới đời sống của con người mà các ngành khoa học còn lại khó có thể bắt kịp.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *