Ngành Quản lý đô thị và công trình là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Quản lý đô thị và công trình

Những năm gần đây, sự bùng nổ dân số và sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đã tạo nên “cơn khát” bất động sản. Bên cạnh đó, những trung tâm thương mại, nhà hàng – khách sạn hoặc các địa điểm giải trí cũng “mọc lên như nấm sau mưa”. Chính vì thế, nhu cầu xây dựng và quy hoạch các công trình kiến trúc cũng đang trên đà tăng mạnh. Nắm bắt được xu hướng này, ngành Quản lý đô thị và công trình đã được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng. Vậy thì, ngành Quản lý đô thị và công trình là học gì? Trường nào đào tạo ngành này? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên.

Ngành Quản lý đô thị và công trình là học gì?

Ngành Quản lý đô thị và công trình
Ngành học này bao gồm những nội dung nào?

Quản lý đô thị và công trình là hoạt động xây dựng và phát triển các chính sách, quy định quản lý cảnh quan đô thị, quy hoạch của các công trình kiến trúc, v.v. Sinh viên theo học sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực quản lý quy hoạch; cơ sở hạ tầng, môi trường và kinh tế đô thị; quản lý dự án, đầu tư xây dựng công trình đô thị. Bên cạnh đó, người học còn được rèn luyện các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, năng lực ngoại ngữ và tin học văn phòng.

Các khối thi ngành Quản lý đô thị & công trình là gì?

Các khối thi vào ngành Quản lý đô thị & công trình thường là các khối A, khối C, khối D và khối V. Cụ thể như sau:

  • Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
  • Khối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh
  • Khối A16: Toán Học, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh
  • Khối C01: Ngữ Văn, Toán Học, Vật Lý
  • Khối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh
  • Khối V00: Toán Học, Vật Lý, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật
  • Khối V01: Toán Học, Ngữ Văn, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật

Điểm chuẩn ngành Quản lý đô thị và công trình là bao nhiêu?

Hiện nay, đa số các cơ sở đào tạo thường áp dụng 2 hình thức tuyển sinh: xét điểm thi THPTQG và xét điểm học bạ THPT. Điểm chuẩn đối với hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 13 đến 18 điểm. Trong khi đó, đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 18 điểm. Ngoài ra, thí sinh cũng nên lưu ý một số hình thức xét tuyển mới sắp được áp dụng vào năm 2021:

  • Xét tuyển thẳng
  • Thi tuyển kết hợp với xét tuyển
  • Xét tuyển bằng điểm thi Đánh giá năng lực

Các trường nào đào tạo ngành Quản lý đô thị & công trình?

Quản lý đô thị và công trình là một ngành học cần thiết cho xã hội và mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Tuy nhiên, ngành này chỉ mới được đưa vào giảng dạy cách đây vài năm và có chương trình đào tạo khá nặng so với mặt bằng chung. Vì vậy, hiện nay chỉ có một vài trường đại học đưa ngành này vào giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng cho sinh viên. Đó là các trường: Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Xây dựng Miền Trung và Đại học Xây dựng Miền Tây.

Liệu bạn có phù hợp với ngành Quản lý đô thị và công trình?

Nếu bạn muốn theo đuổi ngành học này, bạn sẽ cần có những tố chất sau:

Ngành Quản lý đô thị và công trình
Theo học ngành này có phải là lựa chọn đúng đắn?
  • Có khả năng kết hợp giữa thẩm mỹ và kỹ thuật
  • Có khả năng hoạch định và triển khai chiến lược quy hoạch
  • Thận trọng, tỉ mỉ trong công việc
  • Có khả năng làm việc tốt dưới áp lực
  • Năng động, nhạy bén
  • Có óc sáng tạo, tinh thần ham học hỏi
  • Có ý thức trách nhiệm cao

Học ngành Quản lý đô thị và công trình cần giỏi môn gì?

Đây cũng là một câu hỏi gây nhiều trăn trở cho nhiều sĩ tử trước thềm kỳ thi đại học. Có thể nói, các môn Mỹ Thuật chính là “gương mặt thương hiệu” khi nhắc đến ngành này. Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo cũng xét tuyển các khối A, C và D, tạo điều kiện cho các bạn không có sở trường về môn Mỹ Thuật. Ngoài ra, các môn khác cũng không kém phần quan trọng bởi ngành này cũng yêu cầu về khả năng tư duy logic (các môn KHTN), khả năng giao tiếp và làm việc nhóm (Ngữ Văn), khả năng đọc hiểu tài liệu nước ngoài (các môn Ngoại Ngữ).

Cơ hội việc làm của ngành Quản lý đô thị và công trình như thế nào?

Hiện nay, thị trường việc làm đang trong tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực QLĐT&CT chuyên nghiệp. Sau khi ra trường, sinh viên có thể lựa chọn công tác tại một trong số những vị trí sau:

Ngành Quản lý đô thị và công trình
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ra sao?
  • Chuyên viên nghiên cứu tại các viện nghiên cứu quản lý đô thị
  • Chuyên viên thẩm định các dự án công trình kiến trúc
  • Chuyên viên tư vấn và phân tích các dự án đầu tư
  • Quản lý dự án công trình kiến trúc
  • Giảng viên
  • Quản lý xây dựng tại các cơ quan quản lý Nhà nước

Mức lương ngành Quản lý đô thị và công trình như thế nào?

Nếu bạn công tác tại các cơ quan Nhà nước, mức lương của bạn sẽ được tính theo các quy định hiện hành. Nếu bạn làm việc tại các công ty tư nhân, mức lương của bạn sẽ phụ thuộc vào quỹ lương của công ty, năng lực và kinh nghiệm làm việc. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho các vị trí trong ngành:

  • Chuyên viên nghiên cứu – 20 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên thẩm định – 20 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên tư vấn và phân tích – 20 triệu đồng/tháng
  • Quản lý dự án công trình kiến trúc – 60 triệu đồng/tháng
  • Giảng viên – 12 triệu đồng/tháng
  • Quản lý xây dựng – 12 triệu đồng/tháng

Kết luận

Nếu lựa chọn ngành QLĐT&CT, bạn sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình học tập và làm việc. Ngành này đòi hỏi bạn phải kết hợp cả sự sáng tạo lẫn tính cẩn thận để cho ra đời những công trình kiến trúc hoàn chỉnh nhất. Bù lại, bạn có thể nhận được mức lương hấp dẫn, xứng đáng với những công sức đã bỏ ra. Bên cạnh đó, một vài doanh nghiệp và cơ quan nhà nước cũng có rất nhiều chính sách đãi ngộ đi kèm dành cho người làm ngành này.

Đánh giá bài viết
  1. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Xây dựng miền Trung (MUCE) mới nhất

  2. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội (UTC) mới nhất

  3. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *