Ngành Quản trị kinh doanh là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Quản trị kinh doanh

Cùng với sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, nhu cầu tìm kiếm nhân sự ngành Quản trị kinh doanh cũng ngày càng tăng cao và không hề có dấu hiệu giảm nhiệt. Mặc dù ngành QTKD rất phổ biến và cần thiết, nhưng nhiều người vẫn lầm tưởng ngành QTKD là nghề dành riêng cho nhóm con nhà giàu, là “nghề làm chủ, làm giám đốc”. Vậy thì thật ra ngành QTKD là học gì? Sau khi tốt nghiệp sinh viênQTKD sẽ làm việc gì? Thu nhập như thế nào? Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu thêm về ngành Quản trị kinh doanh.

Ngành Quản trị kinh doanh là gì?

Ngành quản trị kinh doanh
Ngành quản trị kinh doanh là gì?

Đúng như tên gọi, ngành Quản trị kinh doanh cung cấp cho người học cái nhìn toàn diện về hoạt động của một doanh nghiệp hoặc công ty. Ngoài các môn đại cương về kinh tế, chính trị, chương trình đào tạo của ngành QTKD được chia ra thành hai nhóm: các kiến thức căn bản của khối ngành kinh tế và các kiến thức về vận hành/phát triển doanh nghiệp. Các môn học căn bản về kinh tế thường là: Quản trị học, Luật kinh tế, Tài chính tiền tệ, Nguyên lý kế toán, v.v. Các kiến thức về vận hành và phát triển doanh nghiệp thường được giảng dạy qua các môn: Kế hoạch doanh nghiệp, Hành vi người tiêu dùng, Quản trị tài chính doanh nghiệp, v.v.

Quản trị kinh doanh thi khối nào?

Các cơ sở đào tạo Quản trị kinh doanh thường xét tuyển bằng kết quả của các khối thi sau đây:

Điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh là bao nhiêu?

Điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh
Điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh là bao nhiêu?

Có ba phương thức tuyển sinh thường được áp dụng cho ngành QTKD: xét điểm thi THPTQG, xét học bạ THPT và xét điểm thi Đánh giá năng lực. Trong đó, điểm chuẩn phương thức xét học bạ THPT thường dao động từ 6 đến 24 điểm. Đối với phương thức xét điểm thi THPTQG, thí sinh cần đạt từ 14 điểm đến 34.5 điểm tùy vào yêu cầu của cơ sở đào tạo. Một số trường lại yêu cầu thí sinh đạt từ 550 điểm đến 900 điểm trong kỳ thi Đánh giá năng lực. Ngoài ra, các thí sinh cần lưu ý một số tiêu chí phụ có thể gặp như sau:

  • NV ≤ 2
  • Điểm tiếng Anh nhân 2
  • Điểm Toán ≥ 8.6

Các trường nào đào tạo Quản trị kinh doanh?

Sau đây là danh sách các trường đào tạo Quản trị kinh doanh trên toàn quốc:

Khu vực miền Bắc:

Khu vực miền Trung:

Khu vực miền Nam:

Các chuyên ngành thuộc ngành Quản trị kinh doanh là gì?

Các chuyên ngành thuộc Quản trị kinh doanh
Các chuyên ngành thuộc Quản trị kinh doanh là gì?

Ngành QTKD là một lĩnh vực rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ bên trong. Điều này phần nào gây ra khó khăn cho sinh viên trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu ngành QTKD. Chính vì thế, các cơ sở đào tạo thường chia ngành này ra thành nhiều chuyên ngành nhỏ. Khi đăng ký nhập học, các thí sinh cần tìm hiểu về các chuyên ngành của QTKD trước khi đưa ra quyết định. Sau đây là một số chuyên ngành thường gặp:

  • Quản trị kinh doanh tổng hợp
  • Quản trị doanh nghiệp
  • Quản trị khởi nghiệp
  • Quản trị Logistics
  • Quản trị kinh doanh tổng hợp

Liệu bạn có phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh?

Khi lựa chọn chuyên ngành, một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là mức độ phù hợp với sở thích hoặc năng lực bản thân. Tương tự, nếu muốn theo đuổi ngành QTKD, bạn sẽ cần đến rất nhiều yếu tố để đạt được thành công. Sau đây là một số tố chất cần thiết đối với người công tác trong ngành QTKD:

  • Có đam mê, nhiệt huyết với công việc
  • Thận trọng, tỉ mỉ
  • Kỹ năng xử lý vấn đề
  • Khả năng tư duy logic
  • Khả năng giao tiếp và thuyết phục người khác
  • Tốc độ làm việc nhanh nhẹn, tác phong chuyên nghiệp
  • Có ý thức trách nhiệm
  • Khả năng chịu áp lực cao
  • Kỹ năng làm việc nhóm 

Học ngành Quản trị kinh doanh cần giỏi môn gì?

Ngành Quản trị kinh doanh
Học ngành Quản trị kinh doanh cần giỏi môn gì?

Là một bộ phận của khối ngành kinh tế, ngành QTKD thường xét tuyển kết quả thi THPTQG của môn Toán Học. Lý do cho xu hướng này là bởi vì ngành QTKD yêu cầu khả năng tư duy logic cũng như khả năng tính toán nhanh nhạy và chính xác. Ngoài ra, tất cả các công ty đều đang trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, vì thế giỏi ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung) sẽ trở thành một lợi thế to lớn cho các sinh viên ngành QTKD.

Học Quản trị kinh doanh ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành QTKD, sinh viên có thể làm việc ở các công ty trong nước, các công ty đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, ngành Quản trị kinh doanh không phải là một ngành “mới tốt nghiệp đã làm chủ” như lầm tưởng của nhiều người. Có rất nhiều vị trí công tác cho các sinh viên tốt nghiệp Quản trị kinh doanh lựa chọn. Sau đây là một số nghề nghiệp tham khảo:

  • Chuyên viên phụ trách hành chính – nhân sự
  • Chuyên viên marketing
  • Nhân viên kinh doanh
  • Chuyên viên xây dựng chiến lược và phát triển thị trường
  • Giảng viên Quản trị kinh doanh

Mức lương dành cho người làm ngành Quản trị kinh doanh là bao nhiêu?

Là ngành đào tạo đội ngũ nhân lực nòng cốt cho các công ty và doanh nghiệp, ngành Quản trị kinh doanh cũng đồng thời mang đến cho người học thị trường việc làm sôi động và mức thu nhập hấp dẫn. Nếu bạn nỗ lực nâng cao năng lực làm việc và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, thu nhập của bạn có thể lên đến 30 triệu đồng/tháng. Sau đây là một số mức lương tham khảo dành cho các vị trí trong ngành Quản trị kinh doanh:

  • Chuyên viên phụ trách hành chính – nhân sự: 15 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên marketing – 15 triệu đồng/tháng
  • Nhân viên kinh doanh – 25 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên xây dựng chiến lược và phát triển thị trường – 30 triệu đồng/tháng
  • Giảng viên Quản trị kinh doanh – 12 triệu đồng/tháng

Kết luận

Trong xu hướng người người làm kinh doanh, nhà nhà làm kinh tế như hiện nay, có thể gọi ngành QTKD là “con gà đẻ trứng vàng”. Để thăng tiến trong ngành Quản trị kinh doanh, bạn cần không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và nâng cao năng lực làm việc bởi đây là một ngành cạnh tranh rất khốc liệt. Bù lại, bạn sẽ nhận được sự đãi ngộ hoàn toàn xứng đáng với nỗ lực của bạn. Nếu bạn là người đam mê ngành Quản trị kinh doanh hoặc muốn được thoải mái về tài chính trong tương lai, thì đây chính là ngành học lý tưởng dành cho bạn.

4.9/5 - (18 bình chọn)
  1. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Khánh Hòa (UKH) mới nhất

  2. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) mới nhất

  3. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Hải Dương (UHD) mới nhất

  4. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) mới nhất

  5. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Yersin Đà Lạt mới nhất

  6. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Hoa Sen (HSU) mới nhất

  7. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Văn Lang (VLU) mới nhất

  8. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Đà Lạt (DLU) mới nhất

  9. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Kiên Giang (KGU) mới nhất

  10. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Kinh tế (UEF) mới nhất

  11. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Công nghiệp TP HCM (IUH) mới nhất

  12. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM (HCMUNRE) mới nhất

  13. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Học viện Ngân hàng (BAV) mới nhất

  14. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Hải Phòng mới nhất

  15. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUi) mới nhất

  16. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Thành Đô mới nhất

  17. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) mới nhất

    • Ngân Khánh đã trả lời:

      Các cơ sở đào tạo Quản trị kinh doanh thường xét tuyển bằng kết quả của các khối thi sau đây:

      Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
      Khối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh
      Khối A04: Toán Học, Vật Lý, Địa Lý
      Khối A08: Toán Học, Lịch Sử, GDCD
      Khối A09: Toán Học, Địa Lý, GDCD
      Khối A16: Toán Học, Ngữ Văn, KHTN
      Khối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học
      Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
      Khối C03: Toán Học, Ngữ Văn, Lịch Sử
      Khối C04: Toán Học, Ngữ Văn, Địa Lý
      Khối C14: Toán Học, Ngữ Văn, GDCD
      Khối C15: Toán Học, Ngữ Văn,KHXH
      Khối C20: Ngữ Văn, Địa Lý, GDCD
      Khối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh
      Khối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh
      Khối D09: Toán Học, Lịch Sử, Tiếng Anh

    • Ngân Khánh đã trả lời:

      Sau đây là một số nghề nghiệp tham khảo:

      Chuyên viên phụ trách hành chính – nhân sự
      Chuyên viên marketing
      Nhân viên kinh doanh
      Chuyên viên xây dựng chiến lược và phát triển thị trường
      Giảng viên Quản trị kinh doanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *