Công nghệ thông tin đang là ngành học được đánh giá là có tiềm năng với cơ hội việc làm rộng mở, được nhiều người học quan tâm và chọn lựa. Để giúp bạn đọc hiểu thêm về ngành học này, bài viết dưới đây xin chia sẻ một vài thông tin quan trọng liên quan đến ngành Công nghệ thông tin.
Ngành công nghệ thông tin là gì?
IT (Information Technology) hay Công nghệ thông tin là một thuật ngữ liên quan đến phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính dùng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu; trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới các hình thức khác nhau. Công nghệ thông tin là việc áp dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo lập, xử lý, truyền dẫn, lưu trữ và khai thác thông tin.
Theo học ngành này, người học sẽ được trang bị các kiến thức chuyên ngành liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công và ứng dụng hệ thống phần mềm, thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì phần cứng, phần mềm máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính. Ngoài ra, người học cũng được trang bị các kiến thức về an ninh mạng, một trong những lĩnh vực đang được quan tâm hàng đầu trên thế giới.
Công nghệ thông tin bao gồm những chuyên ngành nào? Cơ hội việc làm ra sao?
Ngành Khoa học máy tính (Computer Science)
Chuyên ngành này tập trung vào đào tạo lý thuyết thông tin và tính toán cũng như ứng dụng của tính toán và hệ thống máy tính. Nó sẽ giúp người học hiểu được các chương trình máy tính. Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành khoa học máy tính có thể làm việc ở các vị trí sau:
- Chuyên viên phân tích và thiết kế lĩnh vực CNTT
- Lập trình viên: Web Developer, App Developer…
- Chuyên viên xây dựng và hoạch định chính sách, dự án phát triển ứng dụng tin học
- Giảng dạy các môn chuyên ngành CNTT
- Chuyên viên nghiên cứu CNTT
Ngành Công nghệ phần mềm
Hay còn gọi là Kỹ nghệ phần mềm, đây là chuyên ngành dành cho người thích lập trình thuần tuý. Đúng như tên gọi, chuyên ngành này tập trung đào tạo về mảng tạo ra, bảo trì và phát triển phần mềm, chương trình hoặc ứng dụng. Các công việc phù hợp với chuyên ngành này bao gồm:
- Lập trình viên thiết kế web, ứng dụng điện thoại hoặc thiết kế game
- Nhân viên IT phòng Sản phẩm thuộc các công ty công nghệ và phòng Kỹ thuật ở tất cả các công ty, tổ chức
- Tự phát hành phần mềm riêng và bán bản quyền
Ngành Kỹ thuật máy tính
Ngành này tập trung cung cấp các kiến thức về nguyên lý cũng như phương pháp dùng trong thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và phần mềm phục vụ cho việc vận hành hệ thống phần cứng đó. Vị trí công việc của ngành Kỹ thuật máy tính sau khi ra trường cũng khá đa dạng:
- Lập trình viên đặc biệt là mảng lập trình nhúng (lập trình các con chip trong hệ thống điều khiển xe ô tô, thiết bị di động, đồ gia dụng…)
- Kỹ sư điện tử – mạch điện
- Chuyên viên IT trong các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về hệ thống máy tính và phần mềm
Ngành Kỹ thuật mạng
Đây là chuyên ngành về quản trị mạng, an ninh mạng, thiết kế mạng và dịch vụ mạng. Các SV học ngành này có thể thiết kế mạng và thực hiện các tác vụ liên quan đến vấn đề thuộc về quản trị mạng như kết nối đường truyền, hệ thống lưu trữ thông tin, cơ sở dữ liệu… Sau khi ra trường, người học có thể làm việc ở các vị trí sau:
- Chuyên viên về An ninh mạng
- Chuyên viên về Quản trị mạng
- Chuyên viên đảm nhận kiểm thử xâm nhập hệ thống mạng cho các tổ chức
- Chuyên viên chịu trách nhiệm tư vấn, thiết kế hệ thống mạng và an toàn thông tin
Ngành Hệ thống thông tin quản lý (MIS)
MIS là ngành chuyên về nghiên cứu công việc tổng hợp dữ liệu theo nhu cầu của con người, tổ chức, công ty bao gồm vận hành, sản xuất và kinh doanh. Đôi khi, chuyên ngành này có thể được xếp vào nhóm ngành Quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, về bản chất MIS là một ứng dụng của CNTT vào QTKD. Các vị trí dành cho cử nhân chuyên ngành MIS bao gồm:
- Lập trình viên mảng cơ sở dữ liệu
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế và lập trình cho các công ty phần mềm
- Nhân viên đào tạo và kiểm định nghiệp vụ
- Nhân viên quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin cho các cơ quan, tổ chức
Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo (AI)
Đây là chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính nhưng đôi khi được tách ra giảng dạy ở một số trường đại học. Ngành này cung cấp kiến thức giúp con người lập trình cho máy tính tự động hóa hành vi thông minh như con người. Vì khá mới mẻ nên mức lương cho sinh viên theo học ngành này thường thuộc hàng top. Ngoài các vị trí như ngành Computer Science, người học còn có thể đảm nhận các vị trí sau:
- Chuyên viên/Kỹ sư phát triển ứng dụng AI vào các phần mềm
- Chuyên viên/Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa và robot
- Kiến trúc sư về mảng dữ liệu
- Chuyên gia nghiên cứu AI chuyên sâu
Ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
Đây là một trong các ngành đang phát triển mạnh mẽ nhờ vào xu thế Internet of Things. Tức là lấy Internet làm nền tảng để kết nối mọi thứ với nhau. Chuyên ngành này tập trung nghiên cứu nguyên lý, cách thiết kế và xây dựng mạng Internet nội bộ và cả toàn cầu. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí sau:
- Chuyên viên phát triển, quản trị mạng tại các cơ quan, tổ chức như ngân hàng, nhà cung cấp mạng,…
- Chuyên viên phụ trách thiết kế mạng cho các cơ quan, đơn vị; xây dựng hệ thống mạng theo yêu cầu
- Chuyên viên đảm nhiệm việc phát triển phần mềm và ứng dụng mạng
- Chuyên viên kỹ thuật lắp đặt phần cứng mạng
Mức lương dành cho người làm ngành Công nghệ thông tin
CNTT hiện đang nằm trong top các ngành nghề có mức lương cao nhất ở nước ta hiện nay. Trung bình, một người làm công việc liên quan đến CNTT có thể nhận được mức lương khoảng 17,2 triệu đồng. Tuỳ vào chức vụ, cấp bậc cũng như chính sách của doanh nghiệp mà con số này có thể thay đổi.
Đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ngành CNTT, lương cơ bản sẽ nằm vào khoảng 7 – 10 triệu đồng/tháng. Sau khi có 1 – 2 năm kinh nghiệm, nó sẽ dao động từ 10 – 15 triệu đồng. Và nếu bạn có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm cùng các kỹ năng chuyên sâu, đa dạng, con số này có thể lên tới $1000.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo những ngành nghề liên quan đến CNTT có mức lương hấp dẫn sau:
- Lập trình ứng dụng điện thoại: 109,000 USD/năm
- Kỹ sư phần mềm: 106,000 USD/năm
- Thiết kế trò chơi điện tử: 80,000 USD/năm
- Chuyên gia bảo mật: 118,000 USD/năm
- Phân tích hệ thống máy tính: 88,000 USD/năm
- Phát triển và thiết kế website: 73,000 USD/năm
- Kỹ thuật viên thông tin y tế: 46,000 USD/năm
- Quản lý công nghệ: 143,000 USD/năm
- Quản trị cơ sở dữ liệu: 91,000 USD/năm
- Quản trị mạng: 67,000 USD/năm
Liệu bạn có phù hợp với ngành Công nghệ thông tin
Người phù hợp với ngành CNTT là người có những tố chất sau:
- Có đam mê với công nghệ, phần mềm, đặc biệt là máy tính
Đây là tố chất quan trọng bởi bạn sẽ phải làm việc hàng giờ bên máy tính suốt cả tháng trời để có thể viết được một phần mềm hoặc hoàn thiện một giải pháp. Những ai không đủ nhiệt huyết sẽ rất dễ nản khi theo đuổi ngành này.
- Thận trọng trong công việc
CNTT đòi hỏi độ chính xác cao. Vì thế chỉ cần bất cẩn trong một dòng mã lệnh lập trình, phân tích một vấn đề không hợp lý cũng có thể gây ảnh hưởng đến một ứng dụng, chương trình hay cả hệ thống, công ty.
- Ham học hỏi và trau dồi kiến thức
Sự thay đổi và phát triển liên tục của công nghệ khiến cho những kiến thức hôm nay có thể ngay ngày mai đã trở lên lỗi thời. Do đó làm việc trong ngành CNTT đòi hỏi bạn cần liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu.
- Kiên trì, nhẫn nại
Làm việc trong lĩnh vực CNTT đòi hỏi bạn thường xuyên phải đối mặt với những bài toán hóc búa nên rất cần sự nhẫn nại, kiên trì. Nhẫn nại trong ngành CNTT còn có nghĩa là sẽ không dễ dàng bỏ cuộc để tìm ra những giải pháp công nghệ mới dù trước đó có thất bại.
- Đọc hiểu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh tốt
Ngành CNTT mang tính toàn cầu. Do đó để trở thành chuyên gia CNTT giỏi, bạn phải thông thạo ngoại ngữ. Đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu.
Các khối thi vào ngành Công nghệ thông tin là gì?
Để theo học ngành CNTT, các sĩ tử tham gia thi THPTQG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Ngoài khối A và A1 quen thuộc, thí sinh còn có thể xét tuyển bằng các khối thi khác. Cụ thể như sau:
- Khối A: Toán – Lý – Hoá
- Khối A1: Toán – Lý – Anh
- Khối A2: Toán – Lý – Sinh
- Khối A4: Toán – Lý – Địa
- Khối A9: Toán – Địa – GDCD
- Khối A10: Toán – Lý – GDCD
- Khối A11: Toán – Hoá – GDCD
- Khối A16: Toán – KHTN – Văn
- Khối A19: Toán – Lý – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài KTTD ĐH Bách Khoa)
- Khối B: Toán – Hóa – Sinh
- Khối D1: Văn – Toán – Anh
- Khối D3: Văn – Toán – Tiếng Pháp
- Khối D7: Toán – Hoá – Anh
- Khối D8: Toán – Sinh – Anh
- Khối D9: Toán – Sử – Anh
- Khối D10: Toán – Địa – Hoá
- Khối D28: Toán – Lý – Tiếng Nhật
- Khối D29: Toán – Lý – Tiếng Pháp
- Khối D84: Toán – GDCD – Anh
- Khối D90: Toán – KHTN – Anh
- Khối D96: Toán – KHXH – Anh
- Khối C1: Văn – Toán – Lý
- Khối C2: Văn – Toán – Hoá
- Khối C3: Văn – Toán – Sử
- Khối C4: Văn – Toán – Địa
- Khối C14: Văn – Toán – GDCD
- Khối K1: Toán – Anh – Tin
Học ngành CNTT cần học giỏi môn gì?
Để trả lời câu hỏi trên, ta cần xem xét các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành CNTT. Có thể thấy dù là tổ hợp môn nào cũng không thể thiếu sự xuất hiện của môn Toán. Do đó, để học tốt CNTT, bạn cần có kiến thức nền tảng vững chắc về môn Toán. Nó không chỉ giúp bạn xét tuyển thành công mà còn hỗ trợ bạn ở các môn học liên quan. Ngoài ra, nếu đam mê CNTT, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ bê những tiết tin học ở trường. Bởi việc thành thạo office, pascal, network… sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn khi mới làm quen với CNTT. Bên cạnh đó, giỏi ngoại ngữ cũng là một ưu thế với người học ngành CNTT. Lý do là vì các bạn sẽ phải thường xuyên đọc các tài liệu bằng tiếng Anh. Đôi khi có thể là tiếng Nhật. Một số trường thậm chí còn áp dụng giảng dạy CNTT 100% bằng tiếng Anh. Vì thế, để học ngành CNTT, bạn nên đầu tư ít nhất 3 môn học là Toán, Tin và Anh.
Điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin là bao nhiêu?
Điểm chuẩn ngành CNTT tuỳ thuộc vào từng cơ sở đào tạo nhưng thường dao động trong khoảng 6 – 24 điểm theo phương thức xét học bạ và 14 – 29 điểm theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia. Riêng với phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, điểm trúng tuyển thường rơi vào khoảng 500 – 900 điểm.
Ngoài những mức điểm chuẩn trên, thí sinh cần đảm bảo một số tiêu chí khác để có đủ điều kiện trúng tuyển ngành CNTT thuộc một số trường. Chẳng hạn như:
- Mức điểm chuẩn này chỉ áp dụng với thí sinh thuộc khu vực 3.
- Thí sinh cần có kết quả môn Toán kỳ thi THPTQG >=6.6.
- Thứ tự nguyện vọng <=3.
Các trường nào đào tạo ngành Công nghệ thông tin?
Dưới đây là danh sách các trường đại học và cao đẳng cung cấp chương trình đào tạo ngành CNTT theo từng khu vực:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại Học Quốc Gia Hà Nội
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Học viện Kỹ thuật Mật mã
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Việt Hung
- Đại học Điện lực
- Đại học Giao thông vận tải
- Đại học Hà Nội
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội
- Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Đại học Thủy lợi
- Đại học Xây dựng
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Đông Đô
- Đại học Phương Đông
- Đại học Đại Nam
- Đại học Hòa Bình
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Quốc tế Bắc Hà
- Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
- Đại học Thành Đô
- Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
Khu vực miền Trung
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Đại học Nha Trang
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Hà Tĩnh
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Quảng Bình
- Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Quảng Nam
- Đại học Phan Thiết
- Đại học Vinh
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
- Đại học Công nghệ Vạn Xuân
Khu vực miền Nam
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP. HCM
- Đại học Ngoại Ngữ – Tin học TP. HCM
- Đại học Sư phạm TP. HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
- Đại học Giao thông vận tải TP. HCM
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Hùng Vương – TP. HCM
- Đại học Công nghệ TP. HCM
- Đại học Văn Lang
- Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TPHCM
- Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM
- Đại học Công nghệ Thông tin – ĐH Quốc gia TP.HCM
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Nông Lâm TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Văn Hiến
Những điều cần biết khi học ngành Công nghệ thông tin
- Tỷ lệ Nam – Nữ rất chênh lệch: Điều này cũng một phần là do ngành công nghệ thông tin thuộc ngành kỹ thuật cao. Tuy nhiên, không phải là các bạn nữ học ngành công nghệ thông tin kém mà ít bạn chọn học. Nhưng những bạn nữ đã học ngành này thì toàn là “cực phẩm” đấy.
- Sở hữu nhiều chứng chỉ quốc tế: Đặc điểm của ngành này là bạn làm việc với rất nhiều đối tác nước ngoài. Tối thiểu phải sở hữu từ 1-2 chứng chỉ quốc tế, hoặc nhiều hơn để có nhiều cơ hội trong nghề nghiệp
- Các cấp bậc phổ biến trong ngành công nghệ thông tin: Under-graduate (Chưa tốt nghiệp), Intern (Thực tập sinh), Junior (Mới vào nghề), Senior (Lão làng), Leader (Trưởng nhóm, trưởng …),Manager (Quản lý), Director (hay còn gọi là BOSS). Bên cạnh đó còn một số chức danh khác.
Kết luận
Hiện nay, CNTT là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo giáo dục Việt Nam. Nó được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa hiện nay. Ngoài ra, Chương trình đào tạo CNTT sẽ trang bị cho người học những kiến thức chuyên môn cơ bản, toàn diện, năng lực thực hành thành thạo trong lĩnh vực máy tính, quản lý và khai thác thông tin, xây dựng và phát triển phần mềm.
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Quốc tế ĐHQG Hà Nội (VNU IS) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Thủy Lợi mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Bình Dương (BDU) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (UTEHY) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Nam Định (GDU) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Công nghệ Hà Nội (UET) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Yersin Đà Lạt mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Hà Tĩnh mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM (HCMUS) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Kiến trúc Hà Nội (HAU) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An (DLA) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Phạm Văn Đồng mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Phan Thiết (UPT) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Phú Yên (PYU) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng (HPU) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Kinh tế Quốc Dân (NEU) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Quy Nhơn (QNU) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Tài chính Ngân hàng (FBU) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Thái Bình Dương (TBD) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (NUCE) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu (BVU) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội (UTC) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM (HUFI) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) mới nhất
Nếu mà thì Toán Lý Hóa full 7 mà trường đại học khoa học – Huế có xét thêm điểm học bạ hay không?
Cái đó là PC Troubleshooting, hay còn gọi là kĩ sữ phần cứng PC. Cái này là cơ bản, đi sâu có quản trị mạng, quản lý bảo mật…. Bạn có thể học chứng chỉ cho nhânh ra dễ kiếm cv ổn đihj như IT cho công ty. Hay mở CH kinh doanh sửa chữa PC/ lảptop đều ok
Cảm ơn bạn đã giải thích nhé!
e muốn làm IT kiểu sửa phần cứng đồ í ạ mình gọi cái đó là gì v ạ học trường gì ạ
Có rất nhiều trường và nhiều mảng ngành trong CNTT, em hãy chọn cho mình một ngôi trường phù hợp em nhé!