Ngành Địa chất học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Địa chất học

Trong những hoạt động sản xuất như khai thác khoáng sản và dầu khí, ngành địa chất học luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Ngành học này cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh và các thí sinh trong những năm gần đây. Bài viết sau đây xin chia sẻ một số thông tin cùng kiến thức khái quát của chuyên ngành này.

Ngành Địa chất học là gì?

Địa chất học (tiếng Anh: Geology) là môn khoa học nghiên cứu về Trái đất, vật liệu hình thành Trái đất, cấu trúc của những vật liệu đó và quá trình hoạt động của chúng. Đồng thời, ngành cũng nghiên cứu về nguồn gốc các sinh vật trên hành tinh này. Các khía cạnh về cấu trúc, đặc điểm vật lý, động lực, và lịch sử của các vật liệu trên Trái đất, kể cả các quá trình hình thành, vận chuyển và biến đổi của các vật liệu này… tất cả đều được nghiên cứu và phân tích. Để giải quyết được các vấn đề của địa chất, nó cần đến sự tham gia của nhiều chuyên ngành khác nhau. Như đã đề cập ở đầu bài viết, ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác khoáng sản và dầu khí.

Ngành Địa chất học
Ngành Địa chất học là gì?

Tham gia học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ sở về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội… cho tới kiến thức chuyên sâu của ngành Địa chất cùng những tiến bộ khoa học ở cả Địa chất Việt Nam và Địa chất toàn cầu. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện những kỹ năng khác nhau như: làm việc độc lập, kỹ năng tổ chức hợp tác thực hiện nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu khoa học, kỹ năng trình bày báo cáo các kết quả nghiên cứu…

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành Địa chất học là gì?

Ngành Địa chất học hiện tại có các tổ hợp, khối xét tuyển dành cho các thí sinh như sau:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A02: Toán – Vật lý – Sinh học
  • A04: Toán – Vật lý – Địa lý
  • A06: Toán – Hóa học – Địa lý
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành Địa chất học là bao nhiêu?

Năm 2022, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 17-22 điểm. Điểm số này được xét theo điểm số của kỳ thi THPTQG. Đối với phương thức xét tuyển theo học bạ thì điểm số dao động từ 18- 27 điểm

Các trường nào đào tạo ngành Địa chất học?

Thí sinh có thể đăng ký học ngành này tại một trong những cơ sở đào tạo sau:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội

Khu vực miền Trung

  • Đại học Khoa học – Đại học Huế

Khu vực miền Nam

  • Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM
  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM

Liệu bạn có phù hợp với ngành Địa chất học?

Để có thể học tập tốt chuyên ngành này, các thí sinh cần lưu ý một số tiêu chí như sau:

Ngành Địa chất học
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Khả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác
  • Khả năng tự nghiên cứu
  • Tư duy sáng tạo, linh hoạt
  • Sức khỏe tốt, thích nghi với môi trường nhanh
  • Thận trọng trong công việc, xử lý tình huống
  • Lòng yêu nghề và ham học hỏi, tiếp thu
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Khả năng về ngoại ngữ, tin học
  • Thái độ học tập và làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp
  • Tính tự giác và trung thực trong công việc

Học ngành Địa chất học cần học giỏi môn gì?

Người học cần trau dồi ít nhất 04 môn là Vật lý, Địa lý và tiếng Anh. Lý do là vì:

  • Địa lý: Là môn học quan trọng nhất, có đến 85% kiến thức của chuyên ngành này là Địa lý. Ví dụ như: Địa chất môi trường, địa chất dầu khí, địa chất đệ tứ… Do đó, đây là môn học cần được đầu tư kỹ càng.
  • Tiếng Anh: Tạo bước đệm vững chắc cho sinh viên trong các hoạt động học tập, nghiên cứu, trao đổi hay làm khóa luận tốt nghiệp mà không gặp trở ngại về ngôn ngữ.
  • Vật lý: Hỗ trợ người học vững vàng hơn, tự tin hơn trước các môn chuyên ngành. Đây chính là môn học có khối kiến thức chung theo ngành.

Cơ hội việc làm dành cho ngành Địa chất học như thế nào?

Về phương diện cơ hội việc làm, các nhà địa chất học có thể tham khảo các vị trí sau:

Ngành Địa chất học
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này ra sao?
  • Kỹ sư địa chất học: Nghiên cứu địa chất phục vụ việc tìm kiếm các khoáng sản có ích.
  • Kỹ sư địa chất thủy văn: Nghiên cứu địa chất để tìm kiếm, khai thác, xử lý các nguồn nước dưới lòng đất phục vụ cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp v.v…
  • Kỹ sư địa chất công trình – địa kỹ thuật: Nghiên cứu địa chất phục vụ cho xây dựng các dạng công trình khác nhau, đề xuất và thiết kế giải pháp xử lý nền móng công trình.
  • Kỹ sư nguyên liệu khoáng: Khai thác, tìm hiểu địa chất phục vụ tìm kiếm khoáng sản và các công nghệ tiên tiến chế biến khoáng sản.
  • Kỹ sư địa sinh thái và công nghệ môi trường: Tìm hiểu địa chất ở góc độ khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường địa chất.
  • Nhà khoa học địa chất: Xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học như: nghiên cứu cấu trúc của vỏ Trái Đất tại một lãnh thổ rộng lớn hay một vùng cụ thể, quy luật hình thành và phân bố các loại khoáng sản rắn và lỏng…
  • Giảng viên: Tham gia giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng có liên quan
  • Kỹ sư địa chất: Tham gia và điều hành công việc trực tiếp ở các chuyến đi, lộ trình để thu thập thông tin, vẽ các loại bản đồ địa chất. Đồng thời, họ cũng là người điều khiển những giàn khoan lớn, những máy đo từ, địa chấn, điện trở suất của đất đá… 

Mức lương dành cho người làm ngành Địa chất học là bao nhiêu?

Đây là một ngành được đánh giá cao với mức lương hấp dẫn, trung bình một năm, các kỹ sư/các nhà địa chất học có thể kiếm được khoảng 80.000 USD. Mức lương này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm chuyên môn, vị trí đảm nhiệm, năng suất công việc…

Kết luận

Ngành địa chất học có đóng góp không nhỏ tới cuộc sống của con người ngày nay. Nhờ vào ngành này, con người có thể có cái nhìn tổng quát về Trái đất, lịch sử hình thành và các nguyên liệu cấu thành nên trái đất… Mặc dù phải thừa nhận rằng ngành này ở Việt Nam không có quá nhiều trường đào tạo, nhưng nó vẫn là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai.

5/5 - (1 bình chọn)
  1. Hưng đã trả lời:

    những trường nào ở hà nội tuyển sinh ngành này vậy anh chị?Có dễ xin việc làm vào các cơ quan nhà nước,có phải yêu cầu quá cao và phải cạnh tranh cao với những người,đồng nghiệp khác(gia đình mình không có các mối quan hệ,tiền để chạy vào các cơ quan nhà nước)ko?

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Kỹ sư địa chất học: Nghiên cứu địa chất phục vụ việc tìm kiếm các khoáng sản có ích.
      Kỹ sư địa chất thủy văn: Nghiên cứu địa chất để tìm kiếm, khai thác, xử lý các nguồn nước dưới lòng đất phục vụ cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp v.v…
      Kỹ sư địa chất công trình – địa kỹ thuật: Nghiên cứu địa chất phục vụ cho xây dựng các dạng công trình khác nhau, đề xuất và thiết kế giải pháp xử lý nền móng công trình.
      Kỹ sư nguyên liệu khoáng: Khai thác, tìm hiểu địa chất phục vụ tìm kiếm khoáng sản và các công nghệ tiên tiến chế biến khoáng sản.
      Kỹ sư địa sinh thái và công nghệ môi trường: Tìm hiểu địa chất ở góc độ khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường địa chất.
      Nhà khoa học địa chất: Xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học như: nghiên cứu cấu trúc của vỏ Trái Đất tại một lãnh thổ rộng lớn hay một vùng cụ thể, quy luật hình thành và phân bố các loại khoáng sản rắn và lỏng…
      Giảng viên: Tham gia giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng có liên quan
      Kỹ sư địa chất: Tham gia và điều hành công việc trực tiếp ở các chuyến đi, lộ trình để thu thập thông tin, vẽ các loại bản đồ địa chất. Đồng thời, họ cũng là người điều khiển những giàn khoan lớn, những máy đo từ, địa chấn, điện trở suất của đất đá…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *