Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, ngành Kỹ thuật xây dựng là một ngành học nhộn nhịp và thu hút một lượng lớn các bạn học sinh theo học vì tính thời đại của nó. Tuy nhiên có khá nhiều bậc phụ huynh và học sinh còn băn khoăn chưa hiểu hết về ngành học này. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài thông tin thú vị về ngành Kỹ thuật xây dựng giúp bạn đọc giải tỏa nỗi băn khoăn.
Ngành Kỹ thuật xây dựng là gì?
Ngành Kỹ thuật xây dựng là ngành học chuyên đào tạo các kỹ sư xây dựng công trình có nền tảng kiến thức vững chắc để đảm nhận công tác thiết kế, thi công, giám sát, tính toán khối lượng dự toán công trình và đi sâu nghiên cứu về KTXD.
Theo đuổi ngành học này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, phần mềm thiết kế chuyên sâu thuộc lĩnh vực xây dựng. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên còn được bổ sung những lý thuyết cơ bản về khả năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình hay quy định của pháp luật trong xây dựng. Ngoài ra, các bạn sẽ được rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết trong công việc như: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm… Tất cả những điều trên sẽ giúp bạn dễ dàng có được việc làm với mức lương như mong muốn.
Các khối thi vào ngành Kỹ thuật xây dựng là gì?
Để theo học ngành Kỹ thuật xây dựng, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có khá nhiều sự lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
- Khối A04 (Toán, Vật lý, Địa lý)
- Khối A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân)
- Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- Khối C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
- Khối C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)
- Khối C14 (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân)
- Khối C15 (Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội)
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- Khối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
- Khối D84 (Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
- Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
Điểm chuẩn vào ngành Kỹ thuật xây dựng là bao nhiêu?
Điểm trúng tuyển vào ngành Kỹ thuật xây dựng còn tùy thuộc vào từng trường đại học khác nhau, phương thức xét tuyển cũng như tổ hợp môn. Do đó sẽ không thể có một con số chính xác về điểm chuẩn. Tuy nhiên, những năm gần đây điểm chuẩn dựa trên kết quả thi THPTQG của ngành này tại các trường đại học thường dao động trong khoảng từ 16 – 25 điểm. Bên cạnh đó, một số trường xét tuyển theo phương thức học bạ có mức điểm chuẩn từ 18 – 20 điểm.
Các trường đại học nào đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng?
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng trên cả nước. Dưới đây sẽ liệt kê danh sách các trường để giúp phụ huynh cũng như các bạn học sinh dễ dàng lựa chọn cho mình một ngôi trường yêu thích và phù hợp:
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Xây dựng
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)
- Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội
- Đại học Thủy lợi
- Đại học Đại Nam
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Phương Đông
Khu vực miền Trung:
- Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Duy Tân
- Đại học Xây dựng miền Trung
- Đại học Quy Nhơn
Khu vực miền Nam:
- Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Văn Lang
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Nguyễn Tất Thành
Các chuyên ngành nào thuộc ngành KTXD?
Kỹ thuật xây dựng là một ngành học khá rộng, tên gọi của nó mang tính bao quát và tầm cỡ. Do vậy để xác định đúng ngành nghề yêu thích trong tương lai cũng như lựa chọn hướng đi phù hợp cho bản thân, các bạn sĩ tử cần nắm rõ được các chuyên ngành cơ bản của KTXD gồm:
- KTXD Dân dụng và Công nghiệp
- KTXD Cầu đường
- KTXD Công trình Thủy (Cảng – đường thủy; công trình Thủy lợi – Thủy điện)
- KTXD Đô thị: liên quan đến cơ sở hạ tầng đô thị
- KTXD công trình Biển (công trình Biển và Dầu khí)
- Kỹ thuật Vật liệu xây dựng
- Kinh tế xây dựng
- Quản lý xây dựng
Những tố chất nào cần có để theo học ngành KTXD?
Để học tập và làm việc tốt trong ngành Kỹ thuật xây dựng, bạn cần hội tụ những tố chất sau:
- Có khả năng tư duy, tính toán. Đây là yếu tố quan trọng để giúp bạn nắm bắt và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, mạch lạc và dễ dàng hơn trong việc tính toán, thiết kế một cách chính xác nhất
- Có đam mê với ngành xây dựng
- Có kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình
- Chăm chỉ, cần cù, có khả năng chịu được áp lực tốt
- Có sự am hiểu về kiến thức lịch sử, địa lý và văn hóa để giúp bạn có thể thiết kế và tạo ra những công trình đảm bảo về kỹ thuật, phù hợp với nền văn hóa, phong tục của từng vùng miền khác nhau
Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật xây dựng như thế nào?
Ngành xây dựng luôn giữ một vai trò rất lớn trong nền kinh tế của một quốc gia. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành KTXD sẽ không phải đối diện với nỗi lo thất nghiệp vì cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Sau khi ra trường, các bạn có thể đảm nhận các vị trí như:
- Kỹ sư thiết kế, thi công: tiến hành triển khai, thi công công trình, dự án của công ty hoặc doanh nghiệp
- Kỹ sư giám sát: chuyên thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng của công ty hoặc doanh nghiệp hay của cơ quan quản lý Nhà nước
- Chuyên viên tư vấn: lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các tập đoàn xây dựng
Mức lương của ngành Kỹ thuật xây dựng là bao nhiêu?
Với đặc thù là ngành KTXD là khá vất vả trong các khâu từ tính toán đến thiết kế và thi công, do đó chủ yếu hợp với các bạn nam hơn là nữ. Tuy nhiên đây là ngành học mang lại việc làm cùng với mức thu nhập ổn định, chế độ đãi ngộ tốt dành cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Mức lương sẽ dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng dành cho các bạn sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm làm việc. Đối với những bạn có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm thì mức thu nhập sẽ trong khoảng từ 8 – 12 triệu đồng/tháng. Mặt khác đối với các bạn dày kinh nghiệm hoặc đảm nhận các vị trí quản lý sẽ hưởng mức lương cao hơn từ 13 triệu đồng/tháng trở lên.
Kết luận
Hiện nay, ngành Kỹ thuật xây dựng đang được chú trọng đầu tư và cải thiện chất lượng giáo dục. Đây được xem là một trong những ngành đang và sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Theo học ngành nghề này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng, giúp các bạn dễ dàng thành công trong tương lai cùng mức lương hấp dẫn.
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Thủy Lợi mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Kiến trúc TP HCM (UAH) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Việt Đức (VGU) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Vinh mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Xây dựng miền Trung (MUCE) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT) mới nhất
có trường nào ở Đn đào tạo ngành này chưa a?
em cần học giỏi môn nào để thi ngành này ạ?
cơ hội việc làm nhiều không ạ?