Hiện nay, vì ngày càng có nhiều vấn đề về môi trường như nóng lên toàn cầu, thiên tai, cháy rừng… nên con người dường như không thể thờ ơ xem nhẹ tầm quan trọng của nó được nữa. Ngành Kỹ thuật môi trường được ra đời với mục đích cải thiện và xử lý những vấn đề liên quan tới môi trường như trên. Bài viết sau đây xin cung cấp một số thông tin, kiến thức xoay quanh chuyên ngành này đến người đọc, giúp người đọc có cái nhìn khách quan và chân thực nhất.
Ngành kỹ thuật môi trường là gì?
Ngành Kỹ thuật môi trường (hay Công nghệ kỹ thuật môi trường) là ngành học về các kỹ thuật và công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm, ngăn ngừa, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông qua các biện pháp sinh – lý – hóa học. Ngoài ra ngành còn cung cấp những giải pháp, phương pháp quản lý góp phần bảo vệ môi trường sống và sự phát triển bền vững của xã hội.
Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức, kỹ năng thực hành về công nghệ môi trường, phương pháp đánh giá các tác động môi trường, công cụ quản lý môi trường, kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên đang bị ô nhiễm. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được luyện tập những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như: Khả năng thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành công trình xử lý nước cấp, chất thải rắn, nước thải, khí thải, khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật môi trường là gì?
Theo thông tin tìm hiểu, ngành kỹ thuật môi trường có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- A02: Toán – Vật lý – Sinh học
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- B01: Toán – Sinh học – Lịch sử
- B02: Toán – Sinh học – Địa lý
- B03: Toán – Sinh học – Ngữ văn
- B04: Toán – Sinh học – GDCD
- C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
- C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
- C08: Ngữ văn – Sinh học – Hóa học
- C13: Ngữ văn – Địa lý – Sinh học
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh
- D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
Ngành Kỹ thuật môi trường có rất nhiều tổ hợp cho thí sinh tham khảo. Do đó, cơ hội trúng tuyển vào ngành học này là rất lớn.
Điểm chuẩn ngành kỹ thuật môi trường và các trường đào tạo
Năm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15 – 23.85 điểm tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.
Trên cả nước, có tất cả 45 cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể như sau:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Nguyễn Trãi
- Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở Phía Bắc)
- Đại học Mỏ địa chất
- Đại học Khoa học Tự nhiên
- Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Thủ Đô Hà Nội
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Điện lực
- Đại học Hàng hải
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Đại học Dân lập Hải Phòng
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Xây dựng
- Đại học Đông Đô
- Đại học Phương Đông
- Đại học Công nghiệp Việt Trì
Khu vực miền Trung
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị
- Đại học Dân lập Duy Tân
- Đại học Hồng Đức
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Tây Nguyên
Khu vực miền Nam
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
- Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Văn Lang
- Đại học Công nghệ Đồng Nai
- Đại học Kiên Giang
- Đại học An Giang
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
- Đại học Nam Cần Thơ
Như đã kể trên, ngành này có rất nhiều cơ sở đào tạo, thí sinh có thể xem xét đăng ký.
Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật môi trường?
Để có thể theo đuổi ước mơ với ngành kỹ thuật môi trường, bạn có thể tham khảo một số các yếu tố sau:
- Đam mê với ngành học
- Khả năng tự học, tự nghiên cứu
- Khả năng phát hiện, xử lý thông tin nhanh
- Khả năng phân tích tổng hợp thông tin
- Khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra
- Tư duy nhanh nhẹn, linh hoạt
- Thận trọng, nghiêm túc trong công việc
- Sử dụng thành thạo các công cụ đo lường, xử lý
- Khả năng làm việc độc lập khi cần thiết
- Sức khỏe đạt yêu cầu của ngành
Học ngành kỹ thuật môi trường cần học giỏi môn gì?
Giống như bao ngành kỹ thuật khác, ngành Kỹ thuật môi trường yêu cầu sinh viên tập trung 03 môn chính: Toán học, Hóa học và tiếng Anh. Lý do là vì:
- Tiếng Anh: Là công cụ bắt buộc trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Sinh viên phải học tập, nghiên cứu và làm khảo sát phần lớn bằng ngôn ngữ này.
- Hóa học: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Ví dụ: Kỹ thuật phản ứng, hóa học môi trường, hóa phân tích…
- Toán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề và xử lý các sự cố…
Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật môi trường như thế nào?
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành KTMT có thể ứng tuyển vào một trong số các vị trí sau:
- Chuyên viên: cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở trung ương và địa phương…
- Cán bộ quản lý nhà nước: ở Bộ Tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường và các bộ, sở khác, các Phòng Tài nguyên và Môi trường…
- Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp…
- Nghiên cứu viên: các viện nghiên cứu trong và ngoài nước tới chuyên ngành liên quan.
- Kỹ sư môi trường, chuyên gia tư vấn công ty xử lý, tư vấn, kinh doanh thiết bị trong lĩnh vực môi trường, các cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp.
- Giám sát: tại các công trình đang thi công, đảm bảo chất lượng môi trường khu vực đó.
- Cán bộ phát triển chương trình: tại tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực môi trường…
Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật môi trường là bao nhiêu?
Mức lương trung bình của một kỹ sư Kỹ thuật môi trường được phân thành:
- Sinh viên mới ra trường: từ 7 – 10 triệu VNĐ/tháng.
- Kỹ sư trên 02 năm kinh nghiệm: trong khoảng 10 – 15 triệu VNĐ/tháng.
- Kỹ sư trên 05 năm kinh nghiệm: trên 15 triệu VNĐ/tháng.
- Với khả năng ngoại ngữ cùng kinh nghiệm từ 5 năm, lương trung bình sẽ từ 1000 USD/tháng (xấp xỉ 23 triệu VNĐ/tháng). Đối với các công ty, doanh nghiệp nước ngoài.
Kết luận
Môi trường đã và đang là một vấn đề cấp bách và mang tính toàn cầu, đây không còn là chuyện của một quốc gia, khu vực nào đó. Đây là thách thức của toàn nhân loại. Do đó, ngành kỹ thuật môi trường đang đóng góp lượng lớn nhân lực của mình để xử lý triệt để những tình trạng nêu trên. Đây sẽ là một ngành học phổ biến và được chú trọng phát triển.
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng (HPU) mới nhất
mức thu nhập có cao không?>
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
ra trường sẽ làm ở đâu ạ?
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
ở SG có trường nào đạo tạo ngành này ạ?
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!