Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất cho các hoạt động thường ngày lẫn sự phát triển lâu dài của cơ thể. Vì vậy, các công ty kinh doanh thực phẩm cần phải đảm bảo chất lượng của thực phẩm xuyên suốt quá trình chế biến, bảo quản và kinh doanh. Nhằm đáp ứng nhu cầu trên, ngành Kỹ thuật thực phẩm đã được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng. Vậy thì, ngành học này đào tạo những gì? Trường nào đào tạo ngành này? Cơ hội việc làm như thế nào? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên nhé.
Ngành Kỹ thuật thực phẩm là học gì?
Kỹ thuật thực phẩm là ngành khoa học nghiên cứu chuyên sâu về toàn bộ các công đoạn chế biến và bảo quản thực phẩm. Chương trình đào tạo ngành KTTP được xây dựng với mục đích đào tạo đội ngũ nhân lực có đạo đức nghề nghiệp và nắm vững các kiến thức chuyên ngành. Nhiệm vụ chính của sinh viên ngành này là xây dựng và phát triển ngành sản xuất thực phẩm trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một số môn học tiêu biểu của ngành là: Vi sinh vật thực phẩm, Dinh dưỡng, Nhập môn Công nghệ thực phẩm, v.v
Các khối thi vào ngành này là những khối gì?
Các trường đại học đào tạo ngành này thường xét tuyển các khối A, khối B và khối D. Cụ thể như sau:
- Khối A00: Toán Học, Vật lí, Hóa Học
- Khối A16: Toán Học, Khoa Học Tự Nhiên, Ngữ Văn
- Khối A20: Toán Học, Hoá Học, Bài Kiểm Tra tư Duy
- Khối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học
- Khối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh
- Khối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh
- Khối D90: Toán Học, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Pháp
Điểm chuẩn thi vào ngành Kỹ thuật thực phẩm là bao nhiêu?
Có 2 hình thức xét tuyển đối với các thí sinh có ý định theo học ngành này: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 18 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn dành cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 14 đến 26.5 điểm. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo còn áp dụng thêm một hoặc vài tiêu chí phụ khi tuyển sinh. Các thí sinh nên lưu ý đến các tiêu chí phụ để tránh những thiếu sót đáng tiếc trong hồ sơ. Sau đây là các tiêu chí phụ thường gặp:
- Điểm Toán ≥ 5
- Thứ tự nguyện vọng ≤3
Các trường nào đào tạo ngành Kỹ thuật thực phẩm?
Nhìn chung, KTTP là một ngành học cần thiết cho xã hội và mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Tuy nhiên, ngành này chỉ mới được đưa vào giảng dạy cách đây vài năm và có chương trình đào tạo khá nặng so với mặt bằng chung. Vì vậy, hiện nay chỉ có một vài trường đại học có chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng cho sinh viên. Đó là các trường: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng.
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Như đã đề cập, KTTP là một ngành rất quan trọng đối với đời sống con người nói chung và sự phát triển kinh tế nói riêng. Vì vậy, nếu bạn muốn theo đuổi ngành KTTP, bạn sẽ cần có những tố chất sau:
- Có niềm đam mê khoa học công nghệ
- Có óc sáng tạo
- Tinh thần ham học hỏi và cầu tiến
- Có tư duy logic và năng lực xử lý vấn đề
- Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm
- Khả năng nắm bắt và ứng dụng các công nghệ tiên tiến
- Kiên trì, nhẫn nại
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Năng lực nghiên cứu và tìm kiếm thông tin
- Năng lực sử dụng ngoại ngữ lưu loát, thành thạo
Học ngành Kỹ thuật thực phẩm cần giỏi môn gì?
Đây cũng là vấn đề khiến rất nhiều bạn trẻ trăn trở, đặc biệt là giai đoạn trước thềm kỳ thi đại học. Ngành KTTP là một ngành khoa học nghiên cứu về lương thực, thực phẩm. Vì thế, bạn nên trau dồi các môn khoa học tự nhiên như Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học. Những kiến thức từ các môn này sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận các kiến thức chuyên ngành. Bên cạnh đó, hầu hết các tài liệu chuyên ngành đều được viết bằng tiếng Anh. Vì thế, giỏi tiếng Anh cũng sẽ là một lợi thế lớn cho bạn.
Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật thực phẩm như thế nào?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đa dạng vị trí việc làm để chọn lựa. Các bạn có thể tham khảo một số vị trí như sau:
- Kỹ sư ngành Kỹ thuật thực phẩm
- Cán bộ kỹ thuật/cán bộ quản lý chất lượng dây chuyền sản xuất trong công nghiệp thực phẩm
- Chuyên viên nghiên cứu
- Giảng viên
- Chuyên viên tại các cơ quan quản lý Nhà nước
Mức lương của ngành Kỹ thuật thực phẩm là bao nhiêu?
Mức lương của ngành này còn tùy thuộc vào vị trí công tác tại của bạn là cơ quan Nhà nước hay các công ty tư nhân. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí công tác trong ngành:
- Kỹ sư Kỹ thuật thực phẩm – 17 triệu đồng/tháng
- Cán bộ kỹ thuật/cán bộ quản lý chất lượng – 25 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên nghiên cứu – 20 triệu đồng/tháng
- Giảng viên – 12 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên tại các cơ quan quản lý Nhà nước – 12 triệu đồng/tháng
Kết luận
Ngành Kỹ thuật thực phẩm là một trong những ngành có tiềm năng phát triển lớn nhất hiện nay bởi nhu cầu ăn uống luôn được mọi người quan tâm chú trọng. Mặc dù ngành học này đem lại nhiều thách thức trong quá trình học tập và làm việc, nhưng bù lại bạn sẽ nhận được mức thu nhập xứng đáng cùng với nhiều cơ hội phát triển bản thân. Nếu bạn yêu thích lĩnh vực thực phẩm và muốn phát triển ngành công nghiệp này, thì ngành KTTP sẽ là sự lựa chọn đáng cân nhắc dành cho bạn.
ra trường sẽ làm nghề gì
có trường nào tuyển không ạ
ngành mới ở vn phải không ạ