Ngành vật lý học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Vật lý học

Khi đề cập tới vật lý, không ai trong chúng ta không biết tới nhà vật lý học vĩ đại người Anh: Isaac Newton. Vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây là ngành vật lý có đóng góp quan trọng như thế nào trong công cuộc phát triển kinh tế, đời sống xã hội loài người ? Muốn biết được câu trả lời cho câu hỏi trên, xin mời độc giả đọc bài viết sau đây.

Ngành vật lý học là gì?

Vật lý học (tiếng Anh: Physics) là ngành khoa học nghiên cứu về vật chất và chuyển động của nó trong không gian, thời gian cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực. Hiểu một cách tổng quát, đó là một ngành khoa học tự nhiên chuyên nghiên cứu về “vật chất” và “sự tương tác”. Ví dụ như nghiên cứu về các quy luật vận động của tự nhiên, từ thang vi mô (hạt cấu tạo nên vật chất) cho đến thang vĩ mô (hành tinh, thiên hà và vũ trụ)… Đối tượng nghiên cứu chính của vật lý học hiện nay bao gồm 4 mảng chính. Đó là: vật chất, năng lượng, không gian và thời gian.

Ngành Vật lý học
Ngành Vật lý học là gì?

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những những kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, vật lý, toán, điện tử – tin học… cùng những kỹ năng thực hành và ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành vật lý học là gì?

Có tất cả 08 tổ hợp cho thí sinh đăng ký. Cụ thể như sau:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A02: Toán – Vật lý – Sinh học
  • A10: Toán – Vật lý – GDCD
  • A12: Toán – KHTN – KHXH
  • C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành vật lý học là bao nhiêu?

Theo như số liệu năm 2020, ngành Vật lý học có mức điểm xét tuyển là từ 13 – 22.5. Điểm này được xét theo phương thức xét điểm thi THPTQG.

Các trường nào đào tạo ngành vật lý học?

Ngành vật lý học trên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo đó là:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Tân Trào

Khu vực miền Trung

  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Quảng Nam
  • Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng 
  • Đại học Khoa học – Đại học Huế
  • Đại học Đà Lạt
  • Đại học Phú Yên

Khu vực miền Nam

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
  • Đại học Sư phạm TP. HCM
  • Đại học Thủ Dầu Một

Các chuyên ngành liên quan tới ngành vật lý học là gì?

Có nhiều chuyên ngành liên quan tới ngành Vật lý học đang được các trường, cơ sở trên cả nước đào tạo và giảng dạy. Đó là:

Chuyên ngành Vật lý

Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kiến thức cơ bản về vật lý, toán, điện tử – tin học,… cùng với kỹ năng thực hành và ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.

Chuyên ngành Khoa học Vật liệu

Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vật lý, toán học, tin học, hoá học, khoa học và công nghệ vật liệu, vật liệu điện tử nano (vật liệu bán dẫn, vật liệu từ)… Bên cạnh đó, sinh viên cũng được đào tạo những kiến thức về khoa học công nghệ, các vật liệu tiên tiến khác như hợp kim đặc chủng, vật liệu tổ hợp, các vật liệu quang điện tử…

Ngành Vật lý học
Vật lý học gồm những chuyên ngành nào?

Chuyên ngành Công nghệ hạt nhân

Những kiến thức về công nghệ hạt nhân cơ bản, hiện đại và cập nhật các tiến bộ của công nghệ và vật lý hạt nhân trên thế giới cũng được đào tạo tới sinh viên thông qua chuyên ngành này.

Chuyên ngành Vật lý chất rắn

Là một ngành trong vật lý học chuyên nghiên cứu tính chất vật lý của chất rắn. Từ các mô hình đơn giản rút ra từ các tính chất cơ bản của vật liệu chính như kim loại, chất có từ tính, chất siêu dẫn, chất bán dẫn điện, chất cách điện, … dưới dạng tinh thể.

Chuyên ngành Vật lý điện tử

Cung cấp các kiến thức nền tảng về công nghệ điện tử và linh kiện, các hệ thống điều khiển, các thông tin về mạng máy tính và các ứng dụng kỹ thuật của máy tính, điện học, dẫn sóng và phát sóng, điện tử căn bản, kiến trúc máy tính (phần cứng)…

Chuyên ngành Vật lý ứng dụng

Cung cấp kiến thức cơ sở về lý thuyết và thực nghiệm về  laser, plasma, kỹ thuật chân không, quang học, quang phổ học nguyên tử và phân tử, vật liệu mới (xi mạ, tạo màng kim loại trên các đế vật liệu khác nhau…).

Chuyên ngành Sư phạm Vật lý

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về vật lý, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ, tin học… cùng các kỹ năng khác. Ví dụ như: sử dụng các phương pháp cơ bản, hiện đại giảng dạy Vật lý và công nghệ dạy học. 

Liệu bạn có phù hợp với ngành vật lý học?

Để có thể trả lời được câu hỏi trên, các bạn có thể tham khảo một số các yếu tố sau:

  • Đam mê với ngành học
  • Khả năng phát hiện, xử lý thông tin nhanh
  • Chủ động trong việc học hỏi, tìm tòi nâng cao kiến thức
  • Khả năng phân tích tổng hợp thông tin
  • Khả năng về toán học
  • Phân tích, tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách logic
  • Tư duy nhanh nhẹn, linh hoạt
  • Thận trọng, nghiêm túc trong công việc
  • Sử dụng thành thạo các trang thiết bị, vật dụng chuyên ngành
  • Khả năng làm việc độc lập khi cần thiết

Học ngành vật lý học cần học giỏi môn gì?

Giống như bao ngành khoa học tự nhiên khác, ngành này yêu cầu sinh viên tập trung 03 môn chính: Toán học, Vật lý và tiếng Anh. Lý do là vì:

  • Tiếng Anh: Là học bắt buộc ở tất cả các trường đại học. Sinh viên thường xuyên phải học tập, nghiên cứu và làm khảo sát đa phần bằng ngôn ngữ này.
  • Toán học: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề.
  • Vật lý: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này. Chương trình đào tạo có đến 90% là liên quan tới môn này.

Cơ hội việc làm dành cho ngành vật lý học như thế nào?

Sau khi ra trường, sinh viên chuyên ngành này có thể tìm kiếm cho mình công việc ở một trong các vị trí sau:

Ngành Vật lý học
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này ra sao?
  • Cán bộ kỹ thuật và quản lý: ở đơn vị hoạt động trong lĩnh vực điện tử, công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình…
  • Chuyên viên: tại Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến Vật lý.
  • Chuyên viên tư vấn: tại công ty điện tử, tham gia quản lý, khai thác và vận hành các dự án về viễn thông.
  • Giảng dạy: tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có liên quan.
  • Theo học các chương trình nâng cao: Thạc sĩ, tiến sĩ về vật lý, điện tử – viễn thông trong và ngoài nước.

Như vậy, cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành này là rất đa dạng và linh hoạt, tùy theo nguyện vọng và mong muốn của cá nhân mỗi người.

Mức lương dành cho người làm ngành vật lý học là bao nhiêu?

Trên thực tế, thu nhập của sinh viên chuyên ngành Vật lý học nằm trong khoảng 8 – 10 triệu VNĐ/tháng. Đối với những người có kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn, mức lương có thể đạt trên 20 triệu VNĐ/tháng. Thực tế, mức thu nhập của cá nhân trong ngành còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, vị trí công tác…

Cử nhân ngành Vật lý học sẽ làm việc ở đâu?

Ngành Vật lý học là một trong những ngành học rất ít người theo học, vì nhiều người có nghĩ rằng cơ hội việc làm trong tương lai của ngành này còn rất hạn chế. Tuy nhiên, hiện nay ngành học này có rất nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp với đa dạng các vị trí, nơi công tác công việc.
  • Đối với ngành Vật lý: Sinh viên sau khi ra trường có thể công tác tại các công ty trong và ngoài nước. Ngoài ra, có thể làm tại Viện nghiên cứu hay các cơ sở giáo dục, có liên quan tới lĩnh vực điện tử, tin học,…
  • Đối với chuyên ngành Vật lý điện tử: Các bạn có thể xin việc vào các công ty có nhu cầu sản xuất, bảo hành các thiết bị điện tử vi tính.
  •  Đối với chuyên ngành Vật lý chất rắn: Nhân sự ngành này sẽ làm việc tại những công ty máy tính, đơn vị sản xuất hoặc cung cấp các thiết bị đo lường,…
  • Đối với chuyên ngành khoa học vật liệu: Ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội được thử sức trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thuộc lĩnh vực công nghệ cao…
  • Đối với chuyên ngành Công nghệ hạt nhân: sinh viên được đào tạo về chuyên ngành này có thể tham gia vào các dự án, hoặc làm việc tại các công ty trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, y học xạ trí,…

Kết luận

Ngành vật lý học đóng góp một vai trò không nhỏ tới cuộc sống hiện nay thông qua những thành tựu của nó. Không những được đào tạo về kiến thức chuyên môn, khả năng thực hành, nó đem lại cơ hội việc làm cho rất nhiều sinh viên theo học.

Đánh giá bài viết
    • Hoàng đã trả lời:

      Trên thực tế, thu nhập của sinh viên chuyên ngành Vật lý học nằm trong khoảng 8 – 10 triệu VNĐ/tháng. Đối với những người có kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn, mức lương có thể đạt trên 20 triệu VNĐ/tháng. Thực tế, mức thu nhập của cá nhân trong ngành còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, vị trí công tác…

    • Ngân Khánh đã trả lời:

      thu nhập của sinh viên chuyên ngành Vật lý học nằm trong khoảng 8 – 10 triệu VNĐ/tháng. Đối với những người có kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn, mức lương có thể đạt trên 20 triệu VNĐ/tháng.

    • Hoa đã trả lời:

      Giống như bao ngành khoa học tự nhiên khác, ngành này yêu cầu sinh viên tập trung 03 môn chính: Toán học, Vật lý và tiếng Anh. Lý do là vì:

      Tiếng Anh: Là học bắt buộc ở tất cả các trường đại học. Sinh viên thường xuyên phải học tập, nghiên cứu và làm khảo sát đa phần bằng ngôn ngữ này.
      Toán học: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề.
      Vật lý: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này. Chương trình đào tạo có đến 90% là liên quan tới môn này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *