Ngành Quốc tế học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Quốc tế học

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, xu hướng hội nhập và thương mại quốc tế ngày càng trở nên thịnh hành. Điều này dẫn đến nhu cầu nhân sự trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ hoặc các công ty đa quốc gia tăng vọt. Đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho các cử nhân ngành Quốc tế học. Vậy thì, ngành Quốc tế học là gì? Cơ hội việc làm và đãi ngộ dành cho sinh viên tốt nghiệp Quốc tế học như thế nào? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên.

Ngành Quốc tế học là gì?

Ngành Quốc tế học
Ngành Quốc tế học là gì?

Quốc tế học là ngành khoa học nghiên cứu chuyên sâu về đời sống văn hóa, tín ngưỡng, chính trị, xã hội và lịch sử các quốc gia trên thế giới. Ngành học này hướng người học đến mục tiêu thấu hiểu những khác biệt trong văn hóa, lối sống và suy nghĩ của các quốc gia, từ đó tránh được các mâu thuẫn quốc tế cũng như xây dựng, phát triển mối quan hệ ngoại giao. Sau khi hoàn thành xong các môn đại cương về kinh tế và chính trị, sinh viên sẽ bắt đầu học các môn kiến thức chuyên ngành. Một số môn chuyên ngành tiêu biểu của ngành Quốc tế học là Tôn giáo học, Luật quốc tế, Thể chế chính trị thế giới, Đặc trưng văn hóa các khu vực, v.v

Học Quốc tế học được gì?

Sinh viên theo học ngành Quốc tế học sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức, và sự hiểu biết về nền kinh tế toàn cầu hóa, các vấn đề chính trị của các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, còn phát triển toàn diện kỹ năng nhận diện cũng như phân tích các nghiên cứu quốc tế ở các vấn đề nổi trội như nữ quyền, bình đẳng hóa giới tính, bản sắc dân tộc,..

Ý nghĩa của ngành Quốc tế học

Quốc tế học giúp sinh viê nghiên cứu khoa học hơn về các vấn về quốc tế, mối liên hệ và phản ảnh tác động từ những yếu tố như Kinh tế, xã hội hay chính trị,.. các mối quan hệ không hề vận động một cách rời rạc mà kết hợp chặt chả với nhau như đất nước với tổ chức quốc tế, quốc gia và khu vực trên thế giới. Chính các mối liên hệ đó đã làm nên trật tự thế giới.

Các khối thi vào ngành Quốc tế học là gì?

Các cơ sở đào tạo ngành QTH thường xét tuyển các khối thi sau đây:

  • Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
  • Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
  • Khối C20: Ngữ Văn, Địa Lý, GDCD
  • Khối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh
  • Khối D03: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Pháp
  • Khối D04: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Trung
  • Khối D09: Toán Học, Lịch Sử, Tiếng Anh
  • Khối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh
  • Khối D15: Ngữ Văn, Địa Lý, Tiếng Anh
  • Khối D78: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh
  • Khối D82: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Pháp
  • Khối D96: Toán Học, KHXH, Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành Quốc tế học là bao nhiêu?

Các cơ sở đào tạo thường áp dụng 3 hình thức xét tuyển: xét điểm học bạ THPT, xét điểm thi THPTQG và xét điểm thi Đánh giá năng lực. Điểm chuẩn hình thức xét điểm học bạ THPT thường dao động từ 18 đến 20 điểm, khá cao so với các ngành khác. Đối với hình thức xét điểm thi THPTQG, các trường thường yêu cầu thí sinh đạt từ 14 đến 31 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn cho hình thức xét điểm thi Đánh giá năng lực ở mức 500 điểm. Ngoài ra, các thí sinh cũng nên lưu ý một số tiêu chí phụ thường gặp sau:

  • Điểm tiếng Anh nhân đôi
  • Thứ tự nguyện vọng ≤ 5

Các trường nào đào tạo ngành Quốc tế học?

Sau đây là danh sách các trường đào tạo ngành Quốc tế học trên cả nước:

Khu vực miền Bắc

  • Đại Học Hà Nội
  • Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Khu vực miền Trung

  • Đại Học Đà Lạt
  • Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Đà Nẵng
  • Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Huế

Khu vực miền Nam

  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại Học Sài Gòn
  • Đại Học Sư Phạm TPHCM

Các chuyên ngành thuộc ngành Quốc tế học là gì?

Các trường đại học và cao đẳng đào tạo Quốc tế học thường chia ngành này thành các chuyên ngành chuyên sâu hơn như sau:

  • Quan hệ quốc tế

Đây là ngành học liên quan đến những vấn đề đa dạng như toàn cầu hóa, bảo vệ sinh thái, tăng trưởng hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc, an ninh nhân loại, v.v

  • Châu Âu học

Ngành này tập trung vào các khóa học liên quan đến Khoa học Xã hội và Hành chính của các nước khối Liên minh châu Âu. 

  • Châu Mỹ học

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức về châu Mỹ như tổng quan kinh tế các nước châu Mỹ, đặc trưng văn hóa Mỹ – Latinh, các tổ chức khu vực châu Mỹ, v.v

Liệu bạn có phù hợp với ngành Quốc tế học?

Đây là một lĩnh vực khá rộng lớn và chỉ mới được đưa vào giảng dạy những năm gần đây. Vì thế, nhiều bạn trẻ dù rất yêu thích ngành này nhưng lại phân vân liệu bản thân có phù hợp với ngành này hay không. Nếu bạn muốn học tập và làm việc trong ngành QTH, bạn sẽ cần những tố chất sau:

Ngành Quốc tế học
Liệu ngành học này có phù hợp với bạn?
  • Khả năng sử dụng ngoại ngữ lưu loát
  • Tinh thần trách nhiệm
  • Khả năng giao tiếp và thuyết phục
  • Năng động, sáng tạo, linh hoạt
  • Khả năng làm việc với áp lực cao
  • Khả năng sử dụng các công cụ tin học văn phòng thành thạo

Học ngành Quốc tế học cần giỏi môn gì?

Đây cũng là một trong những câu hỏi gây trăn trở cho các thí sinh, đặc biệt là trước thềm kỳ thi THPTQG. Như bạn đã biết, ngành QTH là một bộ phận của Khoa Học Xã Hội, vì vậy ngành này thường xét tuyển bằng các môn Ngữ Văn, tổ hợp Khoa Học Xã Hội và các môn Ngoại Ngữ. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành học này, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các bộ môn trên. Riêng đối với các môn Ngoại Ngữ, bạn cần trau dồi cả kiến thức để thi THPTQG lẫn 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.

Cơ hội việc làm dành cho ngành Quốc tế học như thế nào?

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp QTH rất đa dạng và hấp dẫn. Sau khi ra trường, sinh viên có thể lựa chọn nhiều vị trí công tác tại các cơ quan Nhà nước, cơ quan Ngoại giao, đại sứ quán hoặc các tổ chức phi chính phủ. Sau đây là một số vị trí việc làm tham khảo:

Ngành Quốc tế học
Cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường như thế nào?
  • Cán bộ đối ngoại
  • Chuyên viên nghiên cứu các vấn đề toàn cầu và khu vực
  • Phóng viên
  • Giảng viên
  • Nhân viên truyền thông
  • Nhân viên PR

Mức lương dành cho ngành Quốc tế học như thế nào?

Mặc dù sinh viên mới tốt nghiệp thường chỉ nhận được mức lương xấp xỉ 6 đến 7 triệu đồng/tháng, con số này có thể tăng gấp vài lần sau một vài năm công tác. Nếu bạn muốn nâng cao mức thu nhập, bạn có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc trong ngành và nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Sau đây là mức lương tham khảo dành cho một số vị trí công tác trong ngành:

  • Cán bộ đối ngoại – 12 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên nghiên cứu các vấn đề toàn cầu và khu vực – 35 triệu đồng/tháng
  • Phóng viên – 25 triệu đồng/tháng
  • Giảng viên – 12 triệu đồng/tháng
  • Nhân viên truyền thông – 25 triệu đồng/tháng
  • Nhân viên PR – 25 triệu đồng/tháng

Kết luận

Với xu hướng người người hội nhập, nhà nhà làm thương mại quốc tế như hiện nay thì ngành này có thể gọi là “ngành học quốc dân”. Đến với ngành Quốc tế học, bạn sẽ có cơ hội hoàn thiện bản thân qua những thách thức và đồng thời tận hưởng sự thoải mái về mặt tài chính cũng như xây dựng và khẳng định địa vị xã hội. Nếu bạn là một người yêu thích xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội, yêu thích nghiên cứu về các vấn đề toàn cầu, thì đây chính là ngành học lý tưởng dành cho bạn.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *