Ngành an toàn thông tin là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

An toàn thông tin

Trong những năm gần đây, với sự phổ biến một cách mạnh mẽ của internet và hàng loạt các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zalo, Instagram…, con người lại có nguy cơ đối mặt với sự mất an toàn thông tin và các vấn đề bảo mật khác. Ngành An toàn thông tin đã được hình thành để xử lý vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin liên quan đến ngành An toàn thông tin này.

Ngành An toàn thông tin là gì?

Theo tìm hiểu, An toàn thông tin là hành động ngăn cản, phòng ngừa sự sử dụng, truy cập, tiết lộ, chia sẻ, phát tán, ghi lại hoặc phá hủy thông tin chưa có sự cho phép. Hiểu một cách ngắn gọn, An toàn thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ việc bảo vệ thông tin số và các hệ thống thông tin chống lại các nguy cơ tự nhiên, hành động truy cập, sử dụng, phát tán, phá hoại, sửa đổi một cách bất hợp pháp nhằm đảm bảo cho các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách nhanh gọn, chính xác và tin cậy.

An toàn thông tin
Ngành an toàn thông tin là gì?

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về mạng máy tính, hệ thống thông tin, kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật mật mã, cơ sở dữ liệu, an toàn các ứng dụng web và Internet, trong giao dịch và thương mại điện tử, an toàn hệ điều hành, các kỹ thuật tấn công và xâm nhập mạng, mô hình bảo vệ cùng những kỹ thuật phòng thủ chống tấn công đột nhập.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành An toàn thông tin là gì?

Bên cạnh các tổ hợp tự nhiên, thí sinh có thể đăng ký cho mình nhiều tổ hợp khác. Cụ thể:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A16: Toán – Ngữ văn – KHTN
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • D11: Ngữ văn – Tiếng Anh – Vật lý
  • D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
  • C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
  • C04: Ngữ văn – Toán – Địa lý

Có thể thấy, tổ hợp xét tuyển ngành ATTT khá đa dạng và phong phú. Do vậy, các sĩ tử có thể cân nhắc và lựa chọn cho mình một tổ hợp khi đăng ký xét tuyển. 

Điểm chuẩn ngành An toàn thông tin và các trường đào tạo

Theo một số khảo sát, điểm chuẩn ngành ATTT năm 2020 của các trường đại học nằm trong khoảng 14-26 điểm. Điểm này tùy thuộc vào các tổ hợp môn xét tuyển và phương thức tuyển sinh của từng trường.

Các thí sinh đăng ký ngành ATTT có thể tìm hiểu danh sách các trường đại học trên cả nước để nộp hồ sơ. Cụ thể đó là:

Khu vực miền Bắc

  • Học viện Kỹ thuật mật mã
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học FPT
  • Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
  • Học Viện An Ninh Nhân Dân

Khu vực miền Trung

  • Đại Học Dân Lập Duy Tân

Khu vực miền Nam

  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TPHCM
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông (khu vực phía Nam)
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Liệu bạn có phù hợp với ngành An toàn thông tin ?

Ngành ATTT là một ngành có khả năng sẽ thu hút rất nhiều nhân tài trong tương lai. Nó đòi hỏi người học một số yêu cầu như sau:

An toàn thông tin
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Đam mê với lĩnh vực máy tính, các vấn đề về an ninh
  • Tinh thần tự học, tự nghiên cứu
  • Khả năng logic, tư duy nhanh nhẹn
  • Trí thông minh và khả năng sáng tạo
  • Chịu được áp lực công việc
  • Khả năng ngoại ngữ tốt
  • Thận trọng và chính xác trong công việc

Học ngành An toàn thông tin cần học giỏi môn gì?

Để học tốt ngành ATTT, bạn cần học tốt 3 môn cốt lõi bao gồm Toán học, Tin học và tiếng Anh. Toán học giúp sinh viên tăng khả năng tư duy nhạy bén, linh hoạt trong các trường hợp khẩn cấp để không xảy ra bất kỳ sự cố đáng tiếc nào. Ngoài ra, vì đây là vấn đề liên quan tới bảo mật thông tin chuyên sâu về mạng, môn Tin học sẽ là người bạn đồng hành trong suốt thời gian học tập làm việc. Do vậy, nó đóng vai trò then chốt trong tất cả các môn. Ngôn ngữ chính là một công cụ đắc lực giúp bạn xử lý rất nhiều vấn đề trong lĩnh vực này vì phần đa cả tài liệu học tập và nghiên cứu đều được viết bằng tiếng Anh. Cho nên, bạn cần đầu tư cho mình 3 môn Toán, Tin học và tiếng Anh.

Cơ hội việc làm dành cho ngành An toàn thông tin như thế nào?

Có thể nhận định rằng sinh viên ngành ATTT không khó để có công việc liên quan đến chuyên ngành học. Chuyên ngành này rất được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng phát triển. Cụ thể:

An toàn thông tin
Cơ hội việc làm dành cho ngành an toàn thông tin như thế nào?
  • Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu
  • Chuyên viên lập trình website, phần mềm…
  • Chuyên gia bảo mật
  • Chuyên gia an ninh mạng
  • Chuyên viên phân tích, phòng chống mã độc
  • Chuyên gia tư vấn an toàn thông tin
  • Chuyên viên điều tra tội phạm mạng
  • Chuyên viên quản trị bảo mật mạng, hệ thống
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
  • Chuyên gia phát triển phần mềm nhúng
  • Chuyên viên phát triển phần cứng, thiết bị an toàn thông tin
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng và hệ thống
  • Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu, xử lý sự cố an toàn thông tin
  • Chuyên viên lập trình, phát triển ứng dụng

Mức lương dành cho người làm ngành An toàn thông tin là bao nhiêu?

Hiện nay, nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực an toàn thông tin là rất lớn. Do đó, ngành này có thu nhập khá cao so với mặt bằng chung của các vị trí công việc thuộc khối CNTT. Mức lương khởi điểm đối với kỹ sư ngành ATTT ở mức 15-20 triệu VNĐ/tháng. Đối với các vị trí quản lý, vận hành ATTT, nó có thể lên tới hàng nghìn USD.

Những điều đặc biệt của Ngành an toàn thông tin

Tại các trường đại học, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở về toán và khoa học máy tính. Có các môn học như cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, lập trình hướng đối tượng, phát triển các ứng dụng Web,….Khi có được kiến thức sơ cấp nền tảng, sinh viên dựa có thể lựa chọn chương trình đào tạo theo 2 chuyên ngành chính là an toàn thông tin và an ninh mạng.
Song song với việc học lý thuyết là những buổi kết hợp với các giờ thực hành. Giờ thực hành thường chiếm 50% thời lượng chương trình đào tạo tại hệ thống phòng thực hành máy tính của nhà trường. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, quản lý, tiếng anh,… để có thể tự tin gia nhập thị trường lao động trong và ngoài nước.

Kết luận

ATTT đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. ATTT giúp chúng ta nâng cao độ bảo mật, tính an toàn của thông tin được đưa ra hay thậm chí xử lý những vấn đề liên quan tới nó cũng như duy trì được tính ổn định của mọi tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp. Hi vọng rằng những thông tin cung cấp sẽ giúp cho bạn đọc có cái nhìn khách quan, chi tiết và cụ thể hơn về ngành an toàn thông tin, từ đó có thể đưa ra sự lựa chọn chính xác, phù hợp với nguyện vọng của bản thân.

Đánh giá bài viết
    • Sơn đã trả lời:

      Chào bạn! Theo một số khảo sát, điểm chuẩn ngành ATTT năm 2020 của các trường đại học nằm trong khoảng 14-26 điểm. Điểm này tùy thuộc vào các tổ hợp môn xét tuyển và phương thức tuyển sinh của từng trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *