Mỗi quốc gia khác gia sẽ có hệ thống pháp lý và tố tụng khác nhau để quản lý và điều hành đất nước. Điều này phần nào gây ra cản trở trong việc hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới hoặc giữa các cá nhân/tập thể đến từ những quốc gia khác nhau. Vì vậy, Luật quốc tế đã ra đời nhằm hỗ trợ xây dựng các mối quan hệ ngoại giao, đồng thời giải quyết các sự cố trong quá trình hợp tác đa quốc gia. Vậy thì ngành Luật quốc tế sẽ học gì? Cơ hội việc làm dành cho người học Luật quốc tế như thế nào? Hãy cùng với bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên.
Ngành Luật quốc tế là học gì?
Khái niệm “Luật quốc tế” dùng để chỉ các quy phạm pháp luật được xây dựng bởi các quốc gia trên thế giới và các chủ thể pháp luật khác trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện và tiến bộ. Các điều khoản trong Luật quốc tế sẽ được thiết lập thông qua các biện pháp đấu tranh hoặc thương lượng giữa các quốc gia. Khi theo đuổi ngành Luật quốc tế, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành về các bộ Luật Việt Nam cũng như các bộ Luật quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên Luật quốc tế có thể công tác tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia hoặc các văn phòng luật.
Thông thường, chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo Luật kinh tế sẽ bao gồm ba giai đoạn. Đầu tiên sinh viên sẽ được học các môn đại cương để xây dựng vốn hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực như đời sống, kinh tế và chính trị. Sau đó, nhà trường sẽ giảng dạy các bộ môn cơ sở ngành như Luật Hiến Pháp Việt Nam, Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế, Luật học so sánh. Sau khi đã tiếp thu những kiến thức căn bản về ngành Luật, sinh viên sẽ bắt đầu học các môn chuyên ngành như: Luật biển, Luật thương mại Việt Nam và quốc tế, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và quốc tế, v.v.
Các khối thi vào ngành Luật quốc tế là gì?
Thông thường, các cơ sở đào tạo Luật quốc tế sẽ xét tuyển các khối thi sau đây:
- Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
- Khối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh
- Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
- Khối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh
- Khối D96: Toán Học, KHXH, Tiếng Anh
Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Luật quốc tế là bao nhiêu?
So với các ngành học khác, điểm chuẩn trúng tuyển chuyên ngành này được đánh giá là khá cao. Các cơ sở đào tạo thường yêu cầu thí sinh đạt từ 15 điểm đến 25.5 điểm đối với phương thức xét điểm thi THPTQG, trong khi các ngành khác điểm chuẩn chỉ dao động từ khoảng 6 điểm đến 21 điểm. Ngoài ra, đối với hình thức thi Đánh giá năng lực, các thí sinh cần đạt trên 700 điểm. Hiện nay, hầu như chưa có trường nào sử dụng phương thức xét học bạ để tuyển sinh.
Trường nào đào tạo ngành Luật quốc tế?
Luật quốc tế là một ngành khá mới và bao gồm nhiều lĩnh vực pháp lý khác nhau. Vì thế, số lượng cơ sở giảng dạy Luật quốc tế tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Cụ thể các trường đào tạo theo khu vực gồm:
Khu vực miền Bắc
- Học viện Ngoại giao
- Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Luật Hà Nội
- Đại học Quốc gia Hà Nội
Khu vực miền Trung
- Đại học Huế
Khu vực miền Nam
Liệu bạn có phù hợp với ngành Luật quốc tế?
Ngành Luật quốc tế là ngành nghiên cứu và áp dụng các quy phạm pháp luật quốc tế lẫn pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Để làm được điều này, bạn cần không ngừng rèn luyện và nâng cao năng lực bản thân. Nếu bạn muốn theo học ngành này, bạn cần có những phẩm chất sau:
- Thận trọng, tỉ mỉ
- Khả năng tư duy logic và suy luận sắc bén
- Khả năng giải quyết các tình huống, vấn đề bất ngờ
- Trí nhớ tốt
- Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục người khác
- Năng lực sử dụng ngoại ngữ
Học ngành Luật quốc tế cần giỏi những môn gì?
Có thể dễ dàng nhận thấy, môn Toán Học xuất hiện trong hầu hết các tổ hợp xét tuyển bởi vì ngành này yêu cầu rất nhiều về năng lực tư duy logic cũng như giải quyết vấn đề. Bạn cũng nên trau dồi các môn Ngữ Văn và Tiếng Anh để có thể đáp ứng được yêu cầu chuyên môn sau này. Ngoài ra, các bạn có thể thử sức với một hình thức xét tuyển khá thú vị: kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Tp.HCM tổ chức. Kỳ thi này gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm và thời gian thi kéo dài 150 phút. Mục đích của kỳ thi đánh giá năng lực này là để đánh giá khả năng tư duy và giải quyết vấn đề của bạn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cơ hội việc làm dành cho ngành Luật quốc tế như thế nào?
Có thể nhận định rằng, đây là một ngành mới ra đời cách đây không lâu nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các mối quan hệ ngoại giao và thương mại. Vì thế, nhu cầu nhân sự đối với ngành này vẫn còn khá cao và sẽ tăng mạnh trong tương lai, chứ chưa bị bão hòa như các ngành học lâu đời khác. Sau đây là một số vị trí công tác tham khảo mà các sinh viên có thể ứng tuyển:
- Quan chức chính phủ
- Cán bộ tòa án
- Giảng viên Luật kinh tế
- Luật sư
- Chuyên viên tư vấn pháp lý
Mức lương dành cho người làm ngành Luật quốc tế như thế nào?
Theo thông tin, sinh viên mới tốt nghiệp thường chỉ nhận mức lương 5 – 7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, con số này có thể tăng lên nhiều lần theo thời gian công tác và năng lực làm việc của bạn. Bạn có thể nâng cao thu nhập của mình bằng cách trau dồi các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm và đặc biệt là năng lực sử dụng ngoại ngữ. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho những người công tác trong ngành:
- Quan chức chính phủ: 12 triệu đồng/tháng
- Cán bộ tòa án: 12 triệu đồng/tháng
- Giảng viên Luật kinh tế: 12 triệu đồng/tháng
- Luật sư: 40 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên tư vấn pháp lý: 21 triệu đồng/tháng
Kết luận
Nhờ nhu cầu hội nhập và hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới, ngành Luật quốc tế đã ra đời và phát triển với tốc độ chóng mặt. Không thể phủ nhận ngành này đem lại nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình học tập và làm việc, tuy nhiên nó cũng bù đắp cho bạn nhiều cơ hội phát triển cùng với mức thu nhập “khủng”. Ngoài ra, nhu cầu nguồn lực của ngành này dự kiến sẽ còn tăng mạnh và có thể đạt đỉnh điểm trong vòng 5 đến 6 năm sắp tới. Nếu bạn có hứng thú với ngành này thì hãy đăng ký ngay để nắm bắt cơ hội “hiếm có khó tìm” này nhé.
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Nam Định (GDU) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Đông Á (DAU) mới nhất
khối D có thi được không?
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
được bạn nha
ra trường em sẽ làm ở vị trí nào?
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
Sau đây là một số vị trí công tác tham khảo mà các sinh viên có thể ứng tuyển:
Quan chức chính phủ
Cán bộ tòa án
Giảng viên Luật kinh tế
Luật sư
Chuyên viên tư vấn pháp lý
ở ĐN có trường nào tuyển chưa ạ?
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
có bạn nhé