Ngành Hộ sinh là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Hộ sinh là một trong những ngành nghề có bề dày lịch sử vĩ đại nhất bởi con người luôn phải đảm bảo sức khỏe, tính mạng của các sản phụ và của các thiên thần mới chào đời. Từ những năm 1940, ngành Hộ sinh đã chính thức được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng để xây dựng đội ngũ những nhân viên thật sự chuyên nghiệp. Vậy thì, ngành Hộ sinh là học gì? Cơ hội việc làm và thu nhập của người làm trong ngành này như thế nào? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên.

Ngành Hộ sinh là học gì?

Hầu hết mọi người đều biết nhân viên hộ sinh sẽ là người thực hiện các ca đỡ đẻ thường để giúp những thiên thần nhỏ chào đời an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, trách nhiệm của họ không chỉ dừng lại ở đó. Đội ngũ nhân viên chuyên ngành này cũng là người phụ trách theo dõi tình hình của các thai phụ trong suốt thai kỳ, chuẩn bị dụng cụ y tế cho các ca đỡ đẻ và đặc biệt là chăm sóc cho các sản phụ và em bé trong khoảng 1 tháng sau khi sinh. Theo đuổi ngành Hộ sinh, các học viên sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên ngành và kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc trên.

Các khối thi vào ngành Hộ sinh là gì?

Là một trong các chuyên ngành của ngành Y, ngành Hộ sinh thường xét tuyển bằng kết quả thi THPTQG của các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Sinh Học. Sau đây là một số khối thi thường xét tuyển trong ngành Hộ sinh:

Ngoài ra, nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh muốn theo đuổi ngành Hộ sinh nhưng không tự tin với môn Sinh Học, một số trường còn xét tuyển bằng khối A00 (Toán Học, Vật Lý, Hóa Học).

Điểm chuẩn thi vào ngành Hộ sinh là bao nhiêu?

Điểm chuẩn để theo học ngành Hộ sinh luôn thay đổi từng năm tùy theo chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo ngành này. Thông thường, các trường đào tạo ngành Hộ sinh yêu cầu thí sinh đạt từ 17.5 – 22.5 điểm đối với phương thức xét điểm thi THPTQG. Con số này khá cao so với các ngành khác. Tuy nhiên một số trường cũng áp dụng hình thức xét học bạ với điểm chuẩn dao động từ 8 – 18 điểm. Đây là một hình thức xét tuyển đáng để các thí sinh cân nhắc vì thí sinh có thể theo đuổi ngành học này mà không cần phải chịu áp lực của kỳ thi đại học.

Trường nào đào tạo ngành Hộ sinh?

Sau đây là danh sách các cơ sở đào tạo chuyên ngành này trên toàn quốc:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

Khu vực miền Nam

Liệu bạn có phù hợp với ngành Hộ sinh?

Nhân viên hộ sinh là những người thực hiện các ca đỡ đẻ, nên công việc của họ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của sản phụ và trẻ sơ sinh. Chính vì thế, ngành Hộ sinh có rất nhiều yêu cầu đối với người học. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành này, bạn sẽ cần có các tố chất sau:

  • Cẩn thận, chu đáo trong công việc
  • Có sức khỏe tốt
  • Bình tĩnh khi gặp sự cố
  • Có tinh thần trách nhiệm và lòng nhân hậu
  • Có khả năng chịu áp lực
  • Khả năng ứng biến linh hoạt, nhanh nhạy

Học ngành hộ sinh cần giỏi môn gì?

Ngành Hộ sinh là một bộ phận của ngành Y, vì thế Sinh Học là bộ môn quan trọng nhất trong số tất cả các môn. Mặc dù bạn có thể thi khối A00 hoặc xét tuyển học bạ, bạn vẫn cần học tốt môn Sinh. Hầu hết các môn chuyên ngành đều có liên quan đến Sinh Học nên bạn sẽ khó mà theo kịp chương trình học nếu không giỏi môn này. Ngoài ra, rất nhiều tài liệu chuyên ngành được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Vì vậy, bạn cũng nên đầu tư vào hai ngoại ngữ trên. Nếu bạn yêu thích ngành hộ sinh, hãy đầu tư vào Sinh Học và các môn ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Pháp) ngay từ bây giờ.

Cơ hội việc làm của ngành Hộ sinh như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Hộ sinh thường sẽ đảm nhiệm vị trí hộ sinh. Trách nhiệm của các nhân viên hộ sinh là chăm sóc sức khỏe và quan tâm tâm lý của các thai phụ từ khi mang thai cho đến lúc sinh con. Nhân viên hộ sinh sẽ hướng dẫn thai phụ trong quá trình thăm khám tại bệnh viện và báo cáo cho các bác sĩ nếu sức khỏe thai phụ có biểu hiện bất thường. Khi thai phụ chuyển dạ, nhân viên hộ sinh sẽ phụ trách đỡ đẻ các ca đẻ thường và hỗ trợ các bác sĩ trong các ca sinh mổ hoặc sinh khó. Thông thường, các nhân viên hộ sinh có thể lựa chọn công tác tại:

  • Bệnh viện tư
  • Bệnh viện công
  • Các trung tâm y tế vì cộng đồng
  • Các dịch vụ hộ sinh tại gia

Mức lương của người làm ngành Hộ sinh như thế nào?

Thu nhập của người làm trong lĩnh vực này phụ thuộc khá nhiều vào vị trí công tác. Một nhân viên hộ sinh tại bệnh viện công thường nhận mức lương khoảng 6 – 7 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, thu nhập của vị trí này tại các bệnh viện tư dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Ngoài ra nhân viên hộ sinh có thể cải thiện thu nhập bằng cách cung cấp các dịch vụ hộ sinh tại gia. Từ lâu, rất nhiều gia đình chi tiêu mạnh tay để thuê hộ sinh chăm sóc tại nhà khi con cái mới ra đời. Các hộ lý thường nhận 100,000 – 300,000 đồng cho một lần chăm sóc bé sơ sinh tại nhà.

Kết luận

Có thể nói hộ sinh là một trong những ngành nghề cao quý nhất bởi họ là những người đưa các thiên thần nhỏ đến với thế giới này. Nếu muốn theo đuổi con đường này, sinh viên cần có sự chuẩn bị sẵn sàng tâm lý vượt qua chương trình học nặng nề và điều kiện làm việc khắc nghiệt. Không chỉ vậy, người học và làm trong ngành này cũng cần miệt mài trau dồi kiến thức chuyên môn và năng lực làm việc để có thể làm việc lâu dài và thăng tiến trong lĩnh vực mình đã chọn lựa.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *