Ngành Chăn nuôi là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Chăn nuôi là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Hiện nay, nước ta đang dần phát triển theo nền công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nhưng ngành nông nghiệp và chăn nuôi là 2 ngành vẫn giữ vai trò quan trọng cho sự ổn định và phát triển của đất nước. Ngành chăn nuôi có vai trò tạo ra các sản phẩm nhằm đáp ứng, phục vụ nhu cầu sống của con người. Để có thêm hiểu biết, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này.

Ngành chăn nuôi là gì?

Ngành chăn nuôi là gì?
Tìm hiểu về ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi, hiểu một cách đơn giản là ngành nuôi lớn vật nuôi để sản xuất ra các sản phẩm như: thực phẩm, lông và sức lao động. Các sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người.

Hay nói cách khác, là ngành chuyên nghiên cứu về khoa học dinh dưỡng của các loài động vật, ứng dụng các công nghệ trong vào việc sản xuất thức ăn chăn nuôi, thiết kế chuồng trại, nuôi dưỡng và chăm sóc,… Ngoài ra, các kỹ sư chăn nuôi còn phối hợp với các bác sĩ thú y đảm nhiệm việc trợ giúp vật nuôi trong quá trình hồi phục sức khỏe, sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phân tích chất lượng, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi.

Theo học ngành này, các bạn được trang bị kiến thức từ kiến thức cơ bản đến chuyên sâu với các môn học như: Động vật học, Giải phẫu động vật, sinh lý động vật, di truyền động vật, thiết kế chuồng trại, bệnh truyền nhiễm thú ý, quản lý chất thải chăn nuôi,…

Ngành học này thi khối nào?

Nếu bạn yêu thích ngành chăn nuôi, bạn hãy lựa chọn cho mình khối thi phù hợp để theo học. Có rất nhiều tổ hợp khối thi cho các bạn lựa chọn như sau:

Ngành chăn nuôi lấy điểm chuẩn bao nhiêu?

Tiêu chí tuyển sinh các trường đại học  khác nhau nên mức điểm chuẩn cũng khác nhau. Những trường top đầu đào tạo sẽ có điểm chuẩn cao hơn các trường khác.

Theo số liệu thống kê thì điểm chuẩn năm 2020 ngành chăn nuôi tương đối thấp. Mức điểm chuẩn dao động từ 14 – 19 điểm. Cao nhất là trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh với 19 điểm.

Cơ hội để học tại các trường đại học không quá khó. Với năng lực thi dưới 20 điểm bạn “thừa sức” có thể theo học ngành này. Bạn hãy lựa chọn trường học phù hợp với năng lực cũng như nguyện vọng của bản thân nhé.

Các trường đào tạo ngành chăn nuôi

Các trường đào tạo ngành học này trải dài từ miền Nam đến miền Bắc. Do đó, bạn có thể lựa chọn môi trường học phù hợp với năng lực của mình. Cụ thể là:

Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Tân Trào
  • Đại học Tây Bắc
  • Đại học Hải Dương
  • Đại học Hùng Vương
  • Đại học Nông lâm Bắc Giang
  • Đại học Thái Nguyên phân hiệu Lào Cai
  • Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Vinh
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Nông lâm Huế

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Nông lâm TPHCM
  • Đại học Tây Đô
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Lâm nghiệp Việt Nam phân hiệu Đồng Nai
  • Đại học An Giang
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Bạc Liêu

Liệu bạn có phù hợp với ngành này?

Ngành chăn nuôi là gì?
Liệu bạn có phù hợp với ngành này?

Bên cạnh việc học tốt các môn trong tổ hợp khối thi bạn cần có những tố chất sau để có thể thành công hơn trong công việc:

  • Bạn là người yêu thích động vật, tiếp xúc với chúng hằng ngày là niềm vui, là động lực để bạn cố gắng.
  • Bạn là người luôn muốn tìm hiểu nắm vững những thói quen sinh hoạt, lối sống của các loài động vật, gia súc, gia cầm khác nhau như thế nào.
  • Có năng lực làm việc tốt, có khả năng tư duy sáng tạo, làm việc nhóm hiệu quả.
  • Lập kế hoạch cụ thể trong quá trình chăn nuôi để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Yêu thích các chương trình, thông tin truyền thông về thế giới tự nhiên.
  • Có trách nhiệm và tinh thần tự giác cao trong công việc. 

Cơ hội việc làm của ngành chăn nuôi như thế nào?

Sau khi hoàn thành xong chương trình học, sinh viên ra trường hoàn toàn có thể đảm nhận các công việc sau:

  • Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng.
  • Kỹ sư di truyền giống, vật nuôi làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước liên quan về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi.
  • Nghiên cứu, sản xuất ra những con giống, vật nuôi chất lượng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Tham gia nghiên cứu về chăn nuôi – thú y tại các học viện, các trường đại học.
  • Sản  xuất, kinh doanh, quản lý thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.
  • Làm kỹ sư tại các trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp của địa phương.
  • Tự quy mô, làm chủ trang trại chăn nuôi.
  • Làm tiếp thị về thức ăn chăn nuôi.

Mức lương cho người học ngành chăn nuôi là bao nhiêu?

Ngành chăn nuôi là gì?
Ngành chăn nuôi đem lại thu nhập hấp dẫn cho người lao động

Trong các nhóm ngành thuộc nông nghiệp, ngành chăn nuôi được đánh giá là ngành có mức thu nhập “hấp dẫn”. Mức lương cơ bản của sinh viên mới ra trường dao động trong khoảng 5 – 8 triệu đồng. Sau khi đã có nhiều kinh nghiệm, mức lương có thể lên 15 – 20 triệu đồng mỗi tháng. Nếu bạn tự mở trang trại chăn nuôi, dựa vào các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”  sau một thời gian chăn nuôi có kỹ thuật thì mức thu nhập của bạn có thể lên cao hơn nữa.

Kết luận

Trên đây là những thông tin tổng quan về ngành Chăn nuôi, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học này. Nếu bạn muốn theo học bạn hãy học tốt các môn thi và trang bị thêm cho những tố chất cần thiết. Chúc bạn có một kỳ thi thật tốt.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *