Khối A gồm những môn thi nào? Tổ hợp các môn thi khối A

Khối A

Hiện nay, khối A đã được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn để xét tuyển đại học. Khi lựa chọn khối này, các bạn trẻ có thể theo học rất nhiều ngành “hot” với cơ hội việc làm đa dạng và mức lương hấp dẫn. Bên cạnh đó, khối A hiện nay đã trở thành khối A00 vì có thêm nhiều khối A mới phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển sinh đại học và cao đẳng. Vậy thì, khối A gồm những môn thi nào? Tổ hợp các môn thi khối A ra sao? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên nhé.

Khối A gồm những môn nào?

Khối A thường xét tuyển các tổ hợp môn Khoa học tự nhiên. Cụ thể như sau:

  • Khối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học
  • Khối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh
  • Khối A02: Toán học, Vật lý, Sinh học
  • Khối A03: Toán học, Vật lý, Lịch sử
  • Khối A04: Toán học, Vật lý, Địa lý
  • Khối A05: Toán học, Hóa học, Lịch sử
  • Khối A06: Toán học, Hóa học, Địa lý
  • Khối A07: Toán học, Lịch sử, Địa lý
  • Khối A08: Toán học, Lịch sử, GDCD
  • Khối A09: Toán học, Địa lý, GDCD
  • Khối A10: Toán học, Vật lý, GDCD
  • Khối A11: Toán học, Hóa học, GDCD
  • Khối A12: Toán học, KHTN, KHXH
  • Khối A14: Toán học, KHTN, Địa lý
  • Khối A15: Toán học, KHTN, GDCD
  • Khối A16: Toán học, KHTN, Ngữ văn
  • Khối A17: Toán học, Vật lý, KHXH
  • Khối A18: Toán học, Hoá học, KHXH

Tiết lộ cách ôn thi đại học hiệu quả khối A – bứt phá về điểm số thi

  • Ôn thi đại học cũng giống như xây 1 ngôi nhà

Khi xây dựng một ngôi nhà, chúng ta cần phải tạo một lớp nền thật vững chãi, cẩn thận đắp từng viên gạch và cuối cùng là trang trí, hoàn thiện căn nhà. Quá trình ôn thi đại học cũng tương tự như vậy. Đầu tiên, các bạn thí sinh hãy nắm vững những lý thuyết và công thức cơ bản. Tiếp đó, chúng ta sẽ củng cố những kiến thức trên và bổ sung thêm một vài kiến thức nâng cao thông qua việc giải bài tập. Cuối cùng, các bạn thí sinh sẽ bắt đầu đi vào giai đoạn luyện giải đề thi đại học. Có thể nói đây là giai đoạn áp lực nhất.

  • Làm sao để ôn thi khối A hiệu quả trong giai đoạn “nước rút”?

Khi kỳ thi THPTQG đang cận kề, các bạn thí sinh không nên quá lo lắng hoặc sa đà vào việc dự đoán độ khó – dễ của đề thi năm nay. Thay vào đó, các bạn nên tận dụng khoảng thời gian còn lại để “tăng tốc” và “về đích” cùng với số điểm mong muốn của mình. Trong giai đoạn này, các bạn thí sinh hãy luyện giải đề thi đại học trong khoảng thời gian ít hơn từ 5 đến 10 phút so với đề thi thật. Điều này sẽ giúp bạn làm quen với áp lực trong phòng thi, rèn luyện kỹ năng xử lý vấn đề nhanh nhẹn và phân bổ thời gian một cách hợp lý.

Cách ôn thi đại học hiệu quả khối A theo từng môn học

Khối A có tổng cộng 18 tổ hợp với nhiều môn khác nhau nhưng nhìn chung các môn Toán, Lý, Hóa là các môn được nhiều thí sinh lựa chọn nhiều nhất. Sau đây là bí quyết ôn thi các môn học trên được tổng hợp từ các bạn sinh viên khối A qua các năm:

Luyện thi môn Toán

Nhiều thí sinh đánh giá môn Toán là môn khó nhất trong tổ hợp khối A. Để đạt điểm số mong muốn, bạn cần có chiến lược luyện thi đại học của riêng mình. Đầu tiên, bạn cần học thuộc các công thức, các dạng bài tập cơ bản và cách giải tương ứng. Sau khi nắm vững những điều trên, bạn cần tải đề thi thử, thi thật hoặc đề ôn thi từ các nguồn uy tín trên mạng và luyện giải bài tập. Khi đi thi, các bạn thí sinh nên lưu ý phân tích dạng bài tập trước khi làm và phân bổ thời gian hợp lý.

Luyện thi môn Lý

Tương tự như môn Toán, bạn cũng cần chăm giải bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi trọng đại sắp tới. Tuy nhiên, đối với các công thức môn Lý, bạn cần hiểu rõ bản chất của sự vật, hiện tượng trong công thức thay vì học vẹt. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng quá tải hoặc nhầm lẫn giữa các công thức.

Luyện thi môn Hóa

Môn Hóa bao gồm 2 phần lý thuyết và bài tập. Đối với phần lý thuyết, các bạn học sinh nên thường xuyên thực hiện cân bằng phương trình và trả lời các câu hỏi lý thuyết để nhớ kỹ kiến thức. Tìm hiểu hoặc thực hiện các thí nghiệm cũng là một cách để hiểu bài hơn. Đối với phần bài tập, các bạn học sinh cần học cách áp dụng công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải hệ phương trình, bảo toàn khối lượng, nguyên tố.

Điểm chuẩn các ngành khối A là bao nhiêu?

Hiện nay, các ngành xét tuyển khối A thường áp dụng 2 hình thức tuyển sinh: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ, điểm chuẩn thường dao động từ 10.5 đến 18 điểm. Đối với hình thức xét điểm thi THPTQG, điểm chuẩn thường dao động từ 13 đến 28 điểm. Bên cạnh đó, chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp. Thí sinh cũng nên lưu ý một số tiêu chí phụ như sau:

  • Thứ tự nguyện vọng ≤ 2
  • Điểm Toán ≥ 7.6
Khối A
Điểm chuẩn của các ngành khối A là bao nhiêu?

Cần chuẩn bị gì trước khi thi khối A

Rất nhiều bạn thí sinh đang trong tâm trạng lo lắng khi không biết khối A thi có khó không. Tuy nhiên, việc thi cử sẽ phụ thuộc rất lớn vào năng lực của mỗi cá nhân. Vì thế, bạn cần chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng cho cuộc chiến sắp tới:
  • Chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức thật vững vàng, nắm chắc kiến thức căn bản. Bên cạnh đó là một tư duy nhạy bén, logic vì các ngành nghề khối A chủ yếu thuộc tính toán và lý thuyết. Vì vật, bạn cần phải trang bị lượng kiến thức về công thức, định lý, khái niệm…nếu muốn đạt điểm mong muốn.
  • Tiếp theo là rèn luyện sự tự tin, khả năng tính toán nhạy bén để làm bài thật hiểu quả. Song song đó là cách phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài của bản thân.

Review các tổ hợp khối A

Như đã đề cập, khối A gồm 18 tổ hợp con và thường xét tuyển các môn Khoa học tự nhiên. Trong đó Toán, Lý, Hóa là 3 môn phổ biến nhất thuộc khối A. Khối A cũng có kết hợp xét tuyển một vài môn Khoa học xã hội hoặc Ngoại ngữ cho các bạn thí sinh có nhu cầu. Ngoài ra, các bạn thí sinh cần nắm vững các kiến thức cơ bản và tận dụng giai đoạn “nước rút” để đạt được điểm số như ý muốn. Chúc các bạn học sinh có chiến lược ôn thi phù hợp đối với từng môn thuộc khối A.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *