Ngành Giáo dục mầm non là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Giáo dục mầm non

Trẻ em chính là mầm non tương lai của đất nước. Công tác giáo dục trẻ từ nhỏ có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của các em. Chính vì vậy, Ngành Giáo dục mầm non là một trong những ngành học rất được chú trọng hiện nay. Thế nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể trở thành một giáo viên mầm non. Vậy ngành học này đòi hỏi những yếu tố gì? Bạn có thể học ngành này ở những trường đào tạo nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Ngành Giáo dục mầm non là học gì?

Ngành Giáo dục mầm non
Ngành Giáo dục mầm non là gì?

Ngành Giáo dục mầm non, hay còn gọi là Sư phạm mầm non, là ngành học trang bị các kiến thức về giảng dạy, đào tạo các kỹ năng chăm sóc, nuôi dạy và vui chơi cùng các trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Bên cạnh đào tạo các nghiệp vụ sư phạm, kiến thức giảng dạy cần thiết thì ngành này còn đào tạo cho sinh viên nhiều kỹ năng mềm khác nhau. Ngoài ra, ngành học này còn bồi dưỡng về đạo đức, các đức tính cần có cho người học để có thể trở thành một giáo viên tốt.

Các khối, tổ hợp xét tuyển vào ngành Giáo dục mầm non là gì?

Ngành Giáo dục mầm non có mã ngành là 7140201. Để theo học ngành này, các bạn sẽ thi vào khối M với tổ hợp môn như sau:

  • Đối với chuyên ngành Giáo dục mầm non: gồm 3 môn Toán, Văn, Năng khiếu.
  • Đối với chuyên ngành Giáo dục mầm non – Tiếng Anh: gồm tổ hợp môn Toán, Anh, Năng khiếu hoặc Văn, Anh, Năng khiếu.

3 môn Toán, Văn, Anh sẽ được lấy điểm dựa trên kết quả của Kỳ thi THPT Quốc gia. Riêng môn năng khiếu sẽ có lịch thi riêng tùy theo từng trường. Vì vậy, bạn cần đăng ký lịch để dự thi môn năng khiếu trước đó. Môn thi năng khiếu gồm các phần như hát, múa, kể chuyện, thẩm âm tiết tấu, đọc diễn cảm,… Nếu bạn có được những năng khiếu trên thì sẽ là một điểm cộng rất lớn cho phần thi của mình. Còn nếu vẫn chưa tự tin lắm với năng khiếu của mình thì tập luyện từ bây giờ cũng chưa muộn đâu nhé.

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Giáo dục mầm non là bao nhiêu?

Tùy theo cách tính điểm và yêu cầu của từng trường mà điểm chuẩn có sự chênh lệch với nhau. Năm 2020, điểm chuẩn ngành Giáo dục mầm non dao động từ 16,5 – 25 điểm. Có một số trường tính theo thang điểm 40 và cũng có những trường có yêu cầu về điểm năng khiếu phải đạt trên mức yêu cầu. Riêng trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng, năm 2020 có áp dụng hình thức xét tuyển học bạ.

Trường nào đào tạo ngành Giáo dục mầm non?

Ngành Giáo dục mầm non có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ. Đây là một trong những ngành được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ưu tiên chú trọng. Vì thế hiện nay có rất nhiều trường cao đẳng, đại học đào tạo chuyên ngành này. Tiêu biểu phải kể đến các trường sau:

Khu vực miền Bắc

  • Đại Học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Đại học Thủ Đô Hà Nội
  • Đại Học Sư Phạm Hà Nội
  • Đại học Hoa Lư
  • Đại Học Sư Phạm – Đại Học Thái Nguyên
  • Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
  • Đại Học Tân Trào
  • Đại Học Tây Bắc
  • Đại Học Hùng Vương
  • Đại Học Hải Phòng

Khu vực miền Trung

  • Đại học Vinh
  • Đại học Đông Á
  • Đại học Phú Yên 
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Hà Tĩnh
  • Đại học Quảng Nam
  • Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng
  • Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa
  • Đại Học Hồng Đức

Khu vực miền Nam

  • Đại học An Giang
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Bạc Liêu
  • Đại học Đồng Nai
  • Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Hùng Vương – TPHCM
  • Đại Học Tây Nguyên
  • Đại Học Thủ Dầu Một
  • Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng

Cơ hội việc làm của ngành Giáo dục mầm non ra sao?

Ngành Giáo dục mầm non là ngành chưa bao giờ hết hot từ trước đến nay. Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp là rộng mở đối với tất cả các bạn sinh viên. Tất nhiên công việc chủ yếu của ngành này chính là dạy trẻ. Vậy bạn có thể làm việc ở đâu, công việc cụ thể thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu sau đây:

Ngành Giáo dục mầm non
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành GDMN ra sao?
  • Giáo viên mầm non dạy trẻ tại các trường mầm non công lập, dân lập hoặc tư thục
  • Cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục mầm non
  • Nếu có đủ điều kiện về tài chính có thể tự mở cơ sở giáo dục mầm non
  • Làm việc tại các tổ chức giáo dục trong nước và quốc tế, các viện nghiên cứu giáo dục

Liệu bạn có phù hợp với ngành học?

Như đã đề cập từ đầu, không phải bất cứ ai cũng có thể trở thành một giáo viên mầm non. Muốn theo học ngành này, bạn cần đáp ứng những tố chất cần thiết về đạo đức và kiến thức. Một giáo viên vừa có đức vừa có tài cần hội tụ các tố chất sau đây:

Ngành Giáo dục mầm non
Ngành học này có thực sự dành cho bạn?
  • Yêu thương trẻ con, có tấm lòng vị tha, bao dung và kiên nhẫn
  • Tính cách nhẹ nhàng, ân cần, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh.
  • Nắm bắt được tâm lý của trẻ
  • Trang bị đầy đủ các kiến thức về toán, tiếng việt,… để dạy trẻ
  • Biết xây dựng một môi trường học tập vui vẻ, truyền đạt kiến thức thông qua các trò chơi vui nhộn để tạo hứng thú cho trẻ con
  • Khéo tay, có năng khiếu về âm nhạc, hội họa mỹ thuật
  • Giọng nói ấm áp, nhẹ nhàng và truyền cảm
  • Chịu được áp lực của công việc

Mức lương của người làm ngành Giáo dục mầm non là bao nhiêu?

Mức lương của giáo viên mầm non dao động từ 5 – 8 triệu. Đây là mức lương không quá cao, tuy nhiên tùy vào cơ sở làm việc mà mức lương có thể thay đổi. Ngoài mức lương cơ bản, giáo viên có thể được hưởng một số loại phụ cấp nhất định. Nếu làm việc tại các trường mầm non quốc tế thì mức lương sẽ cao hơn nhiều, có thể lên đến 20 triệu một tháng. Tuy nhiên, đầu vào của các trường mầm non quốc tế sẽ yêu cầu cao hơn và cường độ làm việc nhiều hơn. So với các trường mầm non công lập thì trường quốc tế sẽ đem lại cho giáo viên mức lương ổn định, chế độ thưởng và đãi ngộ cũng tốt hơn.

Hoạt động chính khi học xong ngành Giáo dục mầm non?

Khi tìm hiểu về ngành giáo dục mầm non, chúng ta cũng cần phải nắm được những hoạt động chủ đạo của giáo viên. Hay nói cách khác là tìm hiểu các công việc thường ngày của một giáo viên mầm non là gì? Cụ thể như sau:
  • Đón các bé từ tay bố mẹ vào mỗi buổi sáng đến lớp với thái độ vui tươi, thân thiện nhằm hình thành cảm giác an toàn, tin tưởng đổi với trẻ. Vì trẻ em ở lứa tuổi này, xa cha mẹ dù chỉ một ngày cũng là một sự thiếu thốn. Các giáo viên mầm non sẽ thay ba mẹ của các bé để thực hiện điều này.
  • Thực hiện công tác giảng dạy trẻ theo chương trình của trường
  • Thực hiện các công việc tại lớp học như lau dọn, trang trí lớp học. Ngoài ra còn hướng dẫn và phân chia các công việc cho trẻ để trẻ hình thành một nề nếp sinh hoạt tập thể ngay tại lớp
  • Trang bị hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng cần thiết.
  • Vào cuối ngày, giáo viên mầm non thực hiện công tác giao trẻ trở lại cho cha mẹ của bé.

Kết luận

Nghề giáo là một trong những nghề cao quý nhất. Một giáo viên luôn nhận được sự kính trọng và thương yêu của tất cả mọi người. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu hơn về những đặc trưng của ngành Giáo dục mầm non. Nếu bạn đang có ý định theo học ngành này thì hãy trao dồi bản thân thật nhiều nhé. Nhà nước luôn cần đến các bạn – những người ươm mầm xanh cho tương lai của đất nước. Hãy trở thành một nhà giáo yêu nghề, có tâm và cống hiến cho đời. Sự trưởng thành của trẻ chính là quả ngọt mà bạn xứng đáng nhận được.

3/5 - (3 bình chọn)
    • Liên đã trả lời:

      Mức lương của giáo viên mầm non dao động từ 5 – 8 triệu. Đây là mức lương không quá cao, tuy nhiên tùy vào cơ sở làm việc mà mức lương có thể thay đổi. Ngoài mức lương cơ bản, giáo viên có thể được hưởng một số loại phụ cấp nhất định. Nếu làm việc tại các trường mầm non quốc tế thì mức lương sẽ cao hơn nhiều, có thể lên đến 20 triệu một tháng. Tuy nhiên, đầu vào của các trường mầm non quốc tế sẽ yêu cầu cao hơn và cường độ làm việc nhiều hơn. So với các trường mầm non công lập thì trường quốc tế sẽ đem lại cho giáo viên mức lương ổn định, chế độ thưởng và đãi ngộ cũng tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *