Ngành Khoa học vật liệu là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Khoa học vật liệu

Ngày nay, thật dễ dàng để chỉ ra đâu là nguyên liệu tạo nên một tòa nhà, một cây cầu hay thậm chí là cả một chiếc máy tính để bàn. Tuy nhiên, đằng sau nó là cả một ngành khoa học vật liệu (KHVL) mà ít ai biết tới. Bài viết sau xin chia sẻ một số thông tin bổ ích xoay quanh ngành khoa học này.

Ngành Khoa học vật liệu là gì?

Khoa học vật liệu (tiếng Anh: Materials Science) là một môn khoa học liên ngành, nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc, công nghệ chế tạo, thành phần xử lý cùng tính chất của các vật liệu. Các ngành khoa học tham gia vào việc nghiên cứu này chủ yếu là vật lý, hóa học và toán học. Đối tượng nghiên cứu thông thường chính là vật liệu ở thể rắn, sau đó mới đến thể lỏng, thể khí. Những khía cạnh được nghiên cứu là tính chất điện, từ, nhiệt, quang, cơ, cấu trúc hoặc tổ hợp của các tính chất đó với mục đích là tạo ra các vật liệu để đáp ứng nhiều nhu cầu trong kỹ thuật.

Ngành Khoa học vật liệu
Ngành học này bao gồm những gì?5

Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học các kiến thức cơ bản về hoá học, toán học, tin học và vật lý. Cùng với đó chính là khoa học và công nghệ vật liệu, vật liệu điện tử nano (vật liệu từ, vật liệu bán dẫn). Đồng thời, các thông tin về khoa học công nghệ, vật liệu tiên tiến như hợp kim đặc chủng, vật liệu tổ hợp, các vật liệu quang điện tử sử dụng trong nhiều lĩnh vực như sợi cáp quang, laser… cũng được giảng dạy ở chuyên ngành này. Những vật liệu nêu trên chính là nền tảng cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật của thế kỷ 21. Chương trình đào tạo chuyên ngành này bao gồm: Vật liệu và linh kiện màng mỏng, Vật liệu Polymer và Composite; Vật liệu từ và y sinh.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành Khoa học vật liệu là gì?

Theo thông tin tìm hiểu, ngành KHVL có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A02: Toán – Vật lý – Sinh học
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
  • C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học

Điểm chuẩn ngành Khoa học vật liệu là bao nhiêu? 

Năm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15 – 21.8 điểm. Điểm này được tính theo phương thức xét tuyển điểm thi THPTQG.

Các trường nào đào tạo ngành khoa học vật liệu?

Hiện ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Khoa học vật liệu, chỉ có 04 cơ sở đào tạo ở 2 khu vực Bắc – Nam như sau:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Khu vực miền Nam

  • Đại Học Quy Nhơn
  • Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM

Như vậy, có thể thấy, ở 2 đầu Bắc – Nam đều sẽ có hai cơ sở đào tạo. Nó giúp bạn giải quyết tốt hơn vấn đề chọn trường để theo đuổi ngành này phù hợp với vị trí địa lý ở nơi mình sinh sống.

Liệu bạn có phù hợp với ngành Khoa học vật liệu?

Để có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này, các sĩ tử có thể tham khảo một số tiêu chí sau:

Ngành Khoa học vật liệu
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Đam mê với ngành học
  • Thận trọng trong công việc
  • Khả năng tập trung cao
  • Kiến thức về khoa học, kỹ thuật và công nghệ
  • Khả năng tìm hiểu vấn đề, đặt vấn đề và ứng dụng khoa học kỹ thuật để tìm giải pháp
  • Khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
  • Tinh thần học tập nghiêm túc
  • Sử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ
  • Thông minh, nhạy bén

Học ngành Khoa học vật liệu cần học giỏi môn gì?

Rất dễ dàng để nhận biết được chuyên ngành KHVL cần học giỏi 03 môn là Vật lý, Toán và tiếng Anh. Lý do cụ thể vì:

  • Tiếng Anh: Sinh viên cần sử dụng ngôn ngữ này như một công cụ đắc lực trong việc nghiên cứu, học tập và trao đổi thông tin.
  • Vật lý: Môn học chiếm 90% kiến thức của chuyên ngành này. Ví dụ như: Vật lý màng mỏng, vật lý chất rắn, vật lý linh kiện bán dẫn…
  • Toán: Sẽ rất khó khăn cho những ai học không tốt môn này. Lý do: gần như mỗi kỳ học đều có ít nhất 03 môn học liên quan tới môn này. Do đó, đây là một môn không thể bỏ qua.

Cơ hội việc làm dành cho ngành Khoa học vật liệu như thế nào?

Sinh viên ngành KHVL có thể lựa chọn cho mình một trong những đơn vị công tác sau:

Ngành Khoa học vật liệu
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành này ra sao?
  • Công ty sản xuất, gia công vật liệu. Ví dụ như các công ty nhựa, cao su, luyện cán kim loại, gốm sứ…
  • Công ty chế tạo vật tư và thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp như công ty cơ khí, gốm sứ, nhựa…
  • Công ty cơ khí sản xuất phụ tùng thay cho các thiết bị công nông ngư nghiệp.
  • Công ty sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất.
  • Công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu: gốm, nhựa, kim loại…
  • Công ty, hãng sản xuất, kinh doanh vật liệu của nước ngoài có chi nhánh, VP đại diện tại Việt Nam.
  • Cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học như trường, viện về lĩnh vực liên quan.
  • Cơ quan, viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ, cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng…

Mức lương dành cho người làm ngành Khoa học vật liệu là bao nhiêu?

Ngành Khoa học vật liệu được xếp vào nhóm ngành có mức lương cao và áp lực công việc ít. Mức lương trung bình năm của những nhà Khoa học vật liệu vào khoảng 50.000 USD. Đây quả thực là một con số đáng mơ ước khi xét trên nhiều phương diện, khía cạnh chung.

Kết luận

Ngành khoa học vật liệu đã và đang đóng góp vai trò to lớn của mình vào lĩnh vực vật liệu cũng như tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội làm việc ở trong ngành này, xử lý được vấn đề thiếu hụt việc làm trong thị trường lao động nói chung. Có thể nhận định rằng, các kỹ sư ngành khoa học vật liệu không khó để tìm cho bản thân một công việc phù hợp với chuyên môn được học, kinh nghiệm tích lũy được mà không phải lo lắng bất cứ điều gì như vấn đề doanh số, doanh thu.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *