Ngành Sinh học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Cứ mỗi mùa tuyển sinh đến gần, các thí sinh lại loay hoay trong việc chọn ngành sao cho phù hợp với bản thân cùng với một mức lương ổn định. Để giải quyết thắc mắc này, bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn một sự lựa chọn. Đó là ngành Sinh học. Và nếu bạn quan tâm đến ngành học này, hãy cùng tìm hiểu về những thông tin tổng quan về ngành học qua bài viết này nhé!

Ngành Sinh học là gì?

Ngành Sinh học tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó nghiên cứu vai trò của các cơ thể sống, chức năng và đặc điểm của chúng. Ngành Sinh học gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, cụ thể: Sinh hóa học, Thực vật học, Sinh học tế bào, Sinh thái học, Di truyền học (di truyền Sinh học tiến hóa, Sinh học phân tử, Sinh lý học, Động vật học).

Ngành Sinh học
Ngành Sinh học là gì?

Trong chuyên ngành này, sinh viên sử dụng cách tiếp cận tích hợp, kết hợp thời gian trong trên lớp với thời gian trong phòng thí nghiệm. Sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ có được một nền tảng vững chắc về sinh học giúp họ chuẩn bị cho nhiều chương trình cấp độ sau đại học hoặc sự nghiệp trong các lĩnh vực như sức khỏe và môi trường.

Các khối thi vào ngành Sinh học là gì?

Để theo học ngành Sinh học, các sĩ tử tham gia thi THPT quốc gia có nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:

  • Khối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học
  • Khối A02: Toán học, Sinh học, Vật lý
  • Khối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học
  • Khối B08: Toán học, Sinh học, Tiếng Anh
  • Khối C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh học
  • Khối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành Sinh học là bao nhiêu?

Theo cập nhật của năm 2022 tại các trường đại học, điểm dao động từ 16 điểm đến 24,2 điểm (thang điểm 30). Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi theo từng năm tùy thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển của trường vào mỗi năm.

Các trường nào đào tạo ngành Sinh học?

Đây là một ngành quan trọng và có tính ứng dụng vào đời sống cao. Vì vậy, các cơ sở giáo dục rất chú trọng đào tạo ngành này. Do đó, ở cả 3 miền đều có các trường đào tạo ngành sinh học. Để giúp các bạn đưa ra lựa chọn phù hợp với trình độ và khu vực mình sống, các bạn có thể quan sát danh sách sau đây:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

Khu vực miền Trung

  • Đại học Đà Lạt
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Khoa học – Đại học Huế

Khu vực miền Nam

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Cần Thơ

Liệu bạn có phù hợp với ngành Sinh học?

Nếu bạn muốn theo đuổi đam mê với lĩnh vực này, bạn cần có những tố chất, kỹ năng dưới đây:

Ngành Sinh học
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Có niềm đam mê với Sinh học.

Đây là môn học có tính chất phức tạp, đòi hỏi người học phải có niềm đam mê và cả sự tâm huyết đối với việc học thì mới có thể có được hiệu quả lâu dài.

  • Yêu thích sự khám phá và sáng tạo.

Chuyên ngành này đi sâu vào nghiên cứu thế giới động thực vật và môi trường sống xung quanh con người. Do đó, niềm đam mê nghiên cứu và sáng tạo luôn luôn cần thiết để đưa các bạn đi xa hơn trên bước đường thành công.

  • Tư duy logic, cẩn thận, tỉ mỉ.

Ngoài năng lực và trình độ, tư duy logic và tính cẩn thận là một điều kiện cần của những ai theo đuổi ngành này. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có xảy ra để học tập và công việc diễn ra một cách thuận lợi.

  • Có trình độ ngoại ngữ tốt.

Để trở thành một người thực sự thành công trong ngành thì ngoại ngữ là một yếu tố không thể thiếu. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình không chỉ trong nước mà còn cả ở môi trường làm việc quốc tế.

Cơ hội việc làm ngành Sinh học như thế nào?

Cử nhân Sinh học sau khi tốt nghiệp có đủ khả năng đảm nhận các công việc phù hợp với chuyên môn tại các vị trí sau:

Ngành Sinh học
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này như thế nào?
  • Nghiên cứu viên tại các trung tâm và viện nghiên cứu.
  • Phân tích viên sinh học tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm sinh học.
  • Cán bộ giảng dạy cho các trường hoặc cán bộ làm việc tại các sở ban ngành.
  • Nhân viên kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Nhân viên sản xuất tại các công ty thực phẩm, dược phẩm, nông nghiệp, công nghiệp, y tế.
  • Nhân viên hỗ trợ, tư vấn tại các công ty; nhân viên ứng dụng sản phẩm.
  • Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại các công ty, trung tâm đo lường, kiểm chuẩn.
  • Kỹ thuật viên xét nghiệm tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm xét nghiệm.

Mức lương dành trong ngành Sinh học là bao nhiêu?

Mức lương của ngành Sinh học được đánh giá là cao và ổn định. Cụ thể, mức lương cơ bản của ngành ở mức từ 7 – 10 triệu đồng. Nếu bạn là sinh viên vừa tốt nghiệp và đi làm ngay, thu nhập của các bạn sẽ đạt được từ 5 – 6 triệu đồng. Ngoài ra, mức lương của nghiên cứu viên cũng dao động trong khoảng từ 10 – 12 triệu đồng. Còn với những kỹ thuật viên Sinh học có năng lực chuyên môn cao, mức thu nhập có thể lên đến 20 triệu đồng.

Kết luận

Theo học ngành sinh học, bạn sẽ được trang bị những kiến thức đại cương và chuyên sâu. Từ các kiến thức chuyên ngành cơ bản như di truyền, tiến hóa, sinh thái, động vật có xương sống,… cho đến các môn có ứng dụng chuyên sâu như sinh lí thực vật, di truyền học, hóa sinh học. Chính vì tính đa dạng trong chương trình đào tạo và ứng dụng như vậy mà người học sẽ có cơ hội làm việc rất rộng mở và tiềm năng phát triển lớn.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *