Ngành Thú y hiện đang là ngành lấy được sự quan tâm rất lớn đối với học sinh và phụ huynh. Đồng thời, nó còn là ngành thuộc top dễ xin việc nhất. Ngành Thú y cũng đặc biệt được quan tâm vì cơ hội việc làm trong tương lai rất rộng mở. Để tìm hiểu chi tiết hơn về ngành này, bài biết dưới đây, ReviewEdu.net sẽ tổng quan thông tin về ngành học đến với các bạn.
Ngành Thú y là gì?
Ngành Thú y (Veterinary Medicine) là ngành học đào tạo bác sĩ thú y chuyên chăm sóc và chữa bệnh cho thú nuôi. Ngành này đào tạo kỹ năng chuyên môn về thú y, chẩn đoán, phòng trị bệnh, các thao tác trong thí nghiệm về vật nuôi. Giúp người học biết sử dụng các loại thuốc, hóa chất, dược phẩm, vắc xin để phòng bệnh cho chúng. Đây là ngành học rất đặc biệt. Bởi khi bạn đảm bảo được quy trình chăm sóc thú nuôi tốt thì đó cũng chính là cách bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng mình.
Theo học ngành Thú y, bạn sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng chẩn đoán bệnh, thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm thông thường. Bên cạnh đó, bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vacxin phòng trị bệnh cho động vật. Có kỹ năng tổ chức các chương trình vui nhộn cho thú cưng. Hơn nữa, bạn sẽ được tìm hiểu về thị trường thú y, luật thú y. Các kiến thức về tiếp thị, giao tiếp sẽ được đào tạo và nâng cao. Đồng thời, có một số ngành liên quan đến công việc cũng được biết đến và tiếp nhận kiến thức quan trọng.
Các khối thi vào ngành Thú y là gì?
Mã ngành: 7640101
Ngành Thú y có khá nhiều trường đào tạo nên số lượng các khối bạn có thể lựa chọn để xét tuyển vào ngành học này lại rất đa dạng. Dưới đây là những tổ hợp môn các thí sinh có thể tham khảo xét tuyển:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- B00: Toán – Hóa – Sinh học
- C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- D08: Toán – Sinh học- Tiếng Anh
- D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành Thú y là bao nhiêu?
Điểm chuẩn ngành Thú y tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo. Dưới đây là điểm chuẩn được cập nhật mới nhất vào năm 2020. Các bạn thí sinh tham gia kỳ thi THPT QG có thể tham khảo mức điểm để đưa ra lựa chọn phù hợp.
- Đối với các trường ở khu vực miền Bắc thì mức điểm chuẩn dao động từ 15 – 17 điểm
- Đối với các trường ở khu vực miền Nam thì mức điểm chuẩn dao động từ 15 – 18 điểm. Riêng 2 trường Đại học Cần Thơ và Đại học Nông Lâm TP.HCM thì mức điểm chuẩn lần lượt là 22,25 – 24,5 điểm.
Các trường nào đào tạo ngành Thú y?
Ở nước ta hiện có khá nhiều trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Thú y, nếu bạn có mong muốn trở thành Bác sĩ Thú y thì có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
Khu vực miền Bắc:
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Hùng Vương
- Đại học Lâm Nghiệp
- Đại học Lương Thế Vinh
- Đại học Nông lâm Bắc Giang
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
Khu vực miền Trung:
- Phân hiệu Đại học Nông lâm TP.HCM tại Gia Lai
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
- Đại học Kinh tế Nghệ An
- Đại học Hà Tĩnh
Khu vực miền Nam:
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Sư Phạm kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Lâm nghiệp phân hiệu Đồng Nai
- Phân hiệu Đại học Nông lâm TP.HCM tại Ninh Thuận
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Tây Đô
Liệu bạn có phù hợp với ngành Thú y?
Để có thể theo học ngành Thú y, người học cần có một số tố chất sau:
- Có niềm yêu thích với động vật, thiên nhiên và môi trường;
- Thích chăm sóc vật nuôi;
- Thích xem các thông tin, chương trình về thế giới động vật:
- Học khá tốt các môn thuộc khoa học tự nhiên;
- Có trí thông minh và khả năng tư duy logic;
- Có sự ham học hỏi và luôn thử thách tìm tòi những cái mới;
- Luôn quyết đoán trong khám, điều trị và xử lý vật nuôi bị bệnh.
Học ngành này cần giỏi những môn gì?
Để trả lời câu hỏi trên, ta cần xem xét các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Thú y. Có thể thấy dù là tổ hợp môn nào cũng không thể thiếu sự xuất hiện của môn Toán. Do đó, để học tốt Thú y, bạn cần có kiến thức nền tảng vững chắc về môn Toán. Nó không chỉ giúp bạn xét tuyển thành công mà còn hỗ trợ bạn ở các môn học liên quan. Đồng thời, bạn không thể bỏ qua các môn Lý, Hóa và Sinh. Các môn này sẽ giúp bạn hiểu biết sâu hơn về động vật. Và bổ trợ cách dùng thuốc đối với từng thú nuôi bị bệnh. Bên cạnh đó, Ngoại ngữ cũng là môn học rất cần thiết. Nó phục vụ cho tìm hiểu và nghiên cứu về các loại thuốc, bệnh của động vật. Các môn học này chính là những bước nền tảng vững chắc để chào đón bạn vào ngành Thú y.
Cơ hội việc làm của ngành Thú y ra sao?
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Thú y, sinh viên đã được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn. Vì vậy, khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhận các công việc tại các đơn vị sau:
- Bác sĩ Thú y tại các bệnh xá, phòng khám thú nuôi;
- Bác sĩ thú y tại các Viện thú y, Viện chăn nuôi…;
- Bác sĩ chuyên chăm sóc sức khỏe động vật tại vườn thú, trung tâm giải trí;
- Chuyên viên, trợ lý hỗ trợ những công ty thuốc, phòng khám, phòng xét nghiệm, các cơ sở hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y;
- Giảng viên nghiên cứu và đào tạo sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng. Hoặc các trung tâm bảo vệ động vật, viện chuyên ngành;
- Chuyên viên tại các công ty quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu. Đảm nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái…
- Tự mở phòng khám thú y hoặc cơ sở kinh doanh về thuốc chữa bệnh cho thú nuôi.
Mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?
Mức lương khởi điểm của một bác sĩ hoặc kỹ sư thú y mới ra trường là 6 – 8 triệu đồng/tháng, và sẽ tăng lên theo kinh nghiệm cũng như kỹ năng. Còn mức lương ở mức phổ biến là 3 – 5 triệu/tháng. Điều này cho thấy, mức lương cho công việc này là khá ổn định. Với nhu cầu cần nhân lực chất lượng cao mà nhân viên lại khan hiếm. Hiện nay, nhiều công ty, doanh nghiệp ngành thú y sẵn sàng trả mức lương trên 20 triệu đồng/tháng cho vị trí kỹ sư thú y.
Những ai nên theo học ngành Thú y ?
- Muốn theo đuổi ngành Thú y, các bạn phải là người thực sự yêu thương động vật, kiên trì theo đuiổi ngành.
- Hiểu hơn về đời sống vật nuôi, sự liên kết giữa vật nuôi và con người.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành Thú y mà ReviewEdu.net đã cung cấp cho các bạn. Ngành Thú y là ngành tiềm năng phát triển nhiều trong tương lai. Vì thế, nhân lực cho vị trí này cũng càng ngày càng được chú trọng và tăng lên. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các khía cạnh của ngành Thú y. Và các thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn định hướng được công việc và chinh phục được ước mơ của mình.
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học An Giang (AGU) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Cửu Long (MKU) mới nhất
Điểm chuẩn đầu vào ngành này là bao nhiêu ạ?
Đối với các trường ở khu vực miền Bắc thì mức điểm chuẩn dao động từ 15 – 17 điểm
Đối với các trường ở khu vực miền Nam thì mức điểm chuẩn dao động từ 15 – 18 điểm. Riêng 2 trường Đại học Cần Thơ và Đại học Nông Lâm TP.HCM thì mức điểm chuẩn lần lượt là 22,25 – 24,5 điểm.
Điểm chuẩn đầu vào ngành này là bao nhiêu ạ?
Đối với các trường ở khu vực miền Bắc thì mức điểm chuẩn dao động từ 15 – 17 điểm
Đối với các trường ở khu vực miền Nam thì mức điểm chuẩn dao động từ 15 – 18 điểm. Riêng 2 trường Đại học Cần Thơ và Đại học Nông Lâm TP.HCM thì mức điểm chuẩn lần lượt là 22,25 – 24,5 điểm.
Mức lương khi ra trường cho các bạn trẻ là bao nhiêu ạ?
Mức lương khởi điểm của một bác sĩ hoặc kỹ sư thú y mới ra trường là 6 – 8 triệu đồng/tháng, và sẽ tăng lên theo kinh nghiệm cũng như kỹ năng. Còn mức lương ở mức phổ biến là 3 – 5 triệu/tháng. Điều này cho thấy, mức lương cho công việc này là khá ổn định. Với nhu cầu cần nhân lực chất lượng cao mà nhân viên lại khan hiếm. Hiện nay, nhiều công ty, doanh nghiệp ngành thú y sẵn sàng trả mức lương trên 20 triệu đồng/tháng cho vị trí kỹ sư thú y.
Ngành này sau ra trường sẽ làm được những gì ạ?
Bác sĩ Thú y tại các bệnh xá, phòng khám thú nuôi;
Bác sĩ thú y tại các Viện thú y, Viện chăn nuôi…;
Bác sĩ chuyên chăm sóc sức khỏe động vật tại vườn thú, trung tâm giải trí;
Chuyên viên, trợ lý hỗ trợ những công ty thuốc, phòng khám, phòng xét nghiệm, các cơ sở hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y;
Giảng viên nghiên cứu và đào tạo sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng. Hoặc các trung tâm bảo vệ động vật, viện chuyên ngành;
Chuyên viên tại các công ty quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu. Đảm nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái…
Tự mở phòng khám thú y hoặc cơ sở kinh doanh về thuốc chữa bệnh cho thú nuôi.