Ngành Luật là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Luật

Ngành Luật đang là ngành học thu hút rất nhiều bạn trẻ đăng ký theo học. Đây là ngành học được dự đoán là tiềm năng và sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Một mùa tuyển sinh nữa lại đến, chắc hẳn có rất nhiều bậc phụ huynh cũng như các sĩ tử còn mông lung, chưa hiểu rõ về ngành học này. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một vài thông tin hữu ích giúp bạn đọc giải tỏa thắc mắc về ngành Luật.

Ngành Luật là gì?

Luật (tiếng Anh: Law) hay Luật học, là một thuật ngữ dùng để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Ở cấp chung nhất, Luật là ngành học gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành như: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động…

Ngành Luật
Ngành Luật là gì?

Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức bao quát về Luật trên mọi lĩnh vực, các kiến thức về luật hôn nhân gia đình, tranh chấp tài sản, khiếu nại, tố cáo, điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân…

Khối thi vào ngành Luật là những khối nào?

Để theo học ngành học này, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có khá nhiều sự lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:

Ngành Luật lấy điểm chuẩn bao nhiêu?

Điểm trúng tuyển vào ngành Luật sẽ phụ thuộc vào từng cơ sở đào tạo khác nhau, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn cũng như chỉ tiêu xét tuyển của từng trường. Do đó sẽ không có một con số cố định về điểm chuẩn của ngành này. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, điểm chuẩn dựa trên kết quả thi THPTQG của ngành này thường dao động từ 14 – 25 điểm. Bên cạnh đó, mức điểm trúng tuyển theo phương thức xét học bạ THPT của các trường là từ 18 – 23 điểm. Ngoài ra, một số trường còn đưa ra tiêu chí phụ dành cho các thí sinh như:

  • Với thang điểm 40, tiếng Anh nhân hệ số 2

Các trường đại học nào đào tạo ngành Luật?

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay thì việc tìm một ngôi trường đào tạo ngành Luật là không hề khó. Tuy nhiên đối với các bạn học sinh để có thể lựa chọn cho mình một môi trường chất lượng giảng dạy tốt và phù hợp với bản thân thì lại không hề dễ dàng. Dưới đây sẽ đề cập một số trường đại học đào tạo ngành học này giúp bạn đọc dễ dàng tham khảo:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

Khu vực miền Nam

Các chuyên ngành nào thuộc ngành Luật?

Luật là một ngành khá rộng, tên gọi của nó mang tính bao quát. Do đó để xác định được kế hoạch cũng như ngành nghề trong tương lai cho bản thân, sinh viên cần nắm được những chuyên ngành cơ bản của ngành Luật bao gồm:

Ngành Luật
Chuyên ngành của ngành Luật gồm những gì?
  • Luật dân sự: sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về hợp đồng dân sự, luật hôn nhân gia đình. Bên cạnh đó, các bạn trẻ còn được học hỏi kỹ năng soạn thảo văn bản luật.
  • Luật hình sự: chương trình đào tạo của chuyên ngành này sẽ đào tạo sinh viên các lĩnh vực như tư pháp hình sự, khoa học tố tụng hình sự, trình tự thi hành các biện pháp hình sự.
  • Luật hành chính: sinh viên được bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về Lý luận và Pháp lý nhà nước, cơ cấu bộ máy nhà nước, thanh tra, giải quyết khiếu nại.
  • Luật kinh tế: đây là lĩnh vực chuyên về các mảng kinh tế, hợp đồng, nắm vững các luật pháp về nền kinh tế nước nhà.
  • Luật quốc tế: mở rộng hiểu biết thông qua các luật pháp kinh doanh giữa các nước…

Những tố chất cần có nào để theo đuổi ngành Luật?

Việc xác định những yếu tố cần thiết khi theo học ngành này chính là vấn đề then chốt để biết rằng bản thân có phù hợp với ngành nghề này hay không? Để có thể thành công với ngành Luật, bạn cần có những tố chất sau:

  • Đam mê là yếu tố quyết định để bạn có thể theo đuổi và gắn bó với nghề
  • Phải là người công bằng, trung thực, khách quan
  • Phải có bản lĩnh vững vàng, khả năng diễn đạt lưu loát
  • Am hiểu nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội,…
  • Chăm chỉ, kiên trì, nhẫn nại
  • Khả năng lắng nghe cùng với năng lực đàm phán tốt

Cơ hội việc làm của ngành Luật như thế nào?

Cơ hội việc làm của ngành Luật vô cùng rộng mở cho các bạn trẻ sau khi ra trường. Sinh viên có thể đảm nhận các vị trí cụ thể như sau:

Ngành Luật
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này ra sao?
  • Chuyên viên pháp lý tham gia làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp
  • Điều tra viên: công tác trong cơ quan công an
  • Thẩm tra viên: làm việc tại các cơ quan tòa án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu các hồ sơ vụ án, đề xuất với lãnh đạo xem xét các bản án…
  • Thư ký tòa án: giúp đỡ các xử lý các công việc của thẩm phán
  • Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng
  • Luật sư làm việc tại các công ty Luật

Mức lương của ngành Luật là bao nhiêu?

Mức lương của ngành Luật có thể chia ra các mức như sau:

  • Với vị trí Luật sư, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được hưởng mức thù lao do văn phòng luật sư trả và tùy thuộc vào sự cống hiến cá nhân, nhưng không thấp hơn mức lương cơ bản của Nhà nước.
  • Với vị trí Kiểm sát viên có mức thu nhập như công chức, hành chính nhà nước, cách tính là: hệ số nhân lương tối thiểu + phụ cấp.
  • Tại các văn phòng luật sư, với các bạn mới ra trường sẽ có mức thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng/tháng; trên 3 – 5 năm kinh nghiệm thì mức lương dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.

Kỹ năng có được sau khi tốt nghiệp ngành Luật

  • Kỹ năng giao tiếp: đặc tính ngành luật đặc thù phải thường xuyên giao tiếp tương tác với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng thì kỹ năng giao tiếp là mắc xích quan trọng hơn cả. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho đối phương hiểu vấn đề mà bạn đề cập đến.
  • Kỹ năng tra cứu văn bản, tiếp cận và tư duy logic: là một ngành gắn liền với các văn bản pháp lý bộ luật, nghị định,..nên sinh viên cần phải có kỹ năng tra cứu văn bản luật.
  • Kỹ năng phân tích, xử lí thông tin, tình huống: Khi thu thập và xử lý thông tin cần phải đòi hỏi sự tập trung và khả năng phân tích nhạy bén để cho người hành nghề có thể hiểu đúng và vận dụng chúng một cách tốt nhất.
  • Tư duy tranh luận và phản biện: đối với người theo học ngành Luật thì  tư duy phản biện là điều kiện tiên quyết để hành nghề. Bởi vậy, nếu tư duy phản biện cần thiết cho con người trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống thì nghề Luật là một nghề đặc thù bởi nó đòi hỏi ở mức cao nhất năng lực tư duy phản biện sắc sảo

Kết luận

Hiện nay, ngành Luật đang được chú trọng đầu tư về chất lượng giáo dục. Trong thời đại hội nhập và phát triển kinh tế ngày nay, ngành học này sẽ luôn mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên. Trên đây là những thông tin hữu ích về ngành học, hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp được những thắc mắn để có thể lựa chọn ngành học phù hợp cho bản thân.

Đánh giá bài viết
  1. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Công Đoàn (TUU) mới nhất

  2. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội mới nhất

  3. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Văn Lang (VLU) mới nhất

  4. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Khoa học Thái Nguyên (TNUS) mới nhất

  5. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Kiên Giang (KGU) mới nhất

  6. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Kinh Bắc (UKB) mới nhất

  7. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Kinh tế (UEF) mới nhất

  8. Pingback: Điểm chuẩn của trường HLU đối với các ngành đào tạo như thể nào?

  9. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Phan Thiết (UPT) mới nhất

  10. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Quy Nhơn (QNU) mới nhất

  11. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Thủ Dầu Một (TDMU) mới nhất

  12. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu (BVU) mới nhất

  13. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Học Viện Cán bộ TP HCM mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *