Ngành Y khoa là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Y khoa

Bác sĩ là một trong những nghề “đức cao vọng trọng” của xã hội. Từ xưa đến nay, vai trò chữa bệnh cứu người của y bác sĩ luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Do đó, ngành Y khoa (hay Y đa khoa) luôn nhận được sự quan tâm lớn từ phụ huynh và các bạn học sinh. Tuy nhiên không phải ai cũng thật sự hiểu biết tường tận về ngành học này. Nếu bạn quan tâm đến ngành Y khoa thì hãy đọc hết bài viết này để tích lũy thêm những kiến thức cần thiết cho bản thân.

Ngành Y khoa là gì?

Ngành Y khoa (hay Y đa khoa) hoạt động với sứ mệnh đào tạo ra đội ngũ y bác sĩ có đạo đức, có kiến thức y học, tay nghề chẩn đoán và phẫu thuật tốt để tham gia vào sự nghiệp phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sinh viên ngành Y khoa có chương trình học kéo dài từ 6 – 7 năm. Sau khi hoàn thành các học phần trong chương trình, sinh viên có thể lựa chọn học tiếp để nâng cao trình độ chuyên môn hoặc tham gia thi cấp chứng chỉ hành nghề để bắt đầu công tác.

Ngành Y khoa
Ngành Y khoa là gì?

Về chương trình đào tạo, bên cạnh những học phần lý luận chính trị và ngoại ngữ – tin học bắt buộc như: Đường lối của Đảng CSVN, Tiếng Anh, Tin học cơ sở…, ngành Y khoa còn cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về giải phẫu, ký sinh trùng, ngoại bệnh lý, răng – hàm – mặt, da liễu, phụ sản, ung thư… Vì chương trình học trải rộng trên nhiều khía cạnh của y học nên đòi hỏi sinh viên phải tự giác, chủ động nghiên cứu thêm tài liệu sau giờ học để đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được trau dồi các kỹ năng mềm như: thuyết trình, làm việc nhóm, tổ chức – quản lý… để phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn thể chất.

Các khối thi vào ngành Y khoa là gì?

Hiện nay, ngành Y khoa ở các trường Đại học lớn thường chỉ xét tuyển một khối thi quen thuộc là B00 bao gồm ba môn: Toán, Hóa học, Sinh học. Bên cạnh đó, vẫn có một số cơ sở đào tạo chấp nhận các khối thi mở rộng như:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học.
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.
  • B08: Toán, Sinh học, tiếng Anh.
  • A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn.
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.
  • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.

Điểm chuẩn ngành Y khoa là bao nhiêu?

Trong tư duy của nhiều bậc phụ huynh và các bạn học sinh, để đậu vào ngành Y khoa thì phải thi được điểm cao. Tuy nhiên, tùy số lượng thí sinh đăng ký vào từng cơ sở đào tạo mà điểm đầu vào của ngành học này có sự chênh lệch đáng kể từ 18,5 – 28,9 điểm. Một số trường có thể yêu cầu thêm tiêu chí phụ để xét tuyển, ví dụ như:

  • Điểm môn Sinh học ≥ 8,25 và Toán ≥ 7.
  • Thí sinh có hộ khẩu ở TPHCM (Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch).
  • TTNV<=1 (Đại học Y Hà Nội).

Các trường nào đào tạo ngành Y khoa?

Vì đây là ngành hot, luôn dẫn đầu về số lượng thí sinh nộp đơn xét tuyển nên số lượng cơ sở giáo dục giảng dạy chuyên ngành Y khoa trên cả nước vô cùng phong phú. Cụ thể như sau:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
  • Khoa Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
  • Đại học Y Hà Nội.
  • Đại học Y Dược Thái Bình.
  • Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên.
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
  • Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
  • Đại học Y Dược Hải Phòng.

Khu vực miền Trung

  • Đại học Y Dược – Đại học Huế.
  • Đại học Phan Châu Trinh.
  • Đại học Dân lập Duy Tân.
  • Đại học Y khoa Vinh.
  • Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng.
  • Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng.
  • Đại học Tây Nguyên.
  • Đại học Buôn Ma Thuột.

Khu vực miền Nam

  • Đại học Trà Vinh.
  • Khoa Y – Đại học Quốc gia TP. HCM.
  • Đại học Y Dược TP. HCM.
  • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
  • Đại học Nguyễn Tất Thành.
  • Đại học Y Dược Cần Thơ.
  • Đại học Nam Cần Thơ.
  • Đại học Tân Tạo.
  • Đại học Võ Trường Toản.
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Liệu bạn có phù hợp với ngành Y khoa?

Cũng giống như các ngành khác thuộc lĩnh vực Y tế, ngành Y khoa đòi hỏi sinh viên khá nhiều yếu tố để có thể học tập tốt và gắn bó lâu dài với nghề. Một số yêu cầu đặc thù có thể kể đến như:

Ngành Y khoa
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Cẩn thận, tỉ mỉ.
  • Chăm chỉ, cố gắng trong mọi hoàn cảnh.
  • Có nền tảng chuyên môn tốt.
  • Có khả năng giao tiếp tốt.
  • Đọc, viết thành thạo ít nhất một ngoại ngữ.
  • Có tinh thần trách nhiệm cao.
  • Sẵn sàng công tác trong mọi hoàn cảnh.
  • Có sức khỏe tốt, chịu được cường độ làm việc cao.
  • Thấu hiểu, đồng cảm với người bệnh.

Học ngành Y khoa cần học giỏi môn gì?

Về cơ bản, ba môn nền tảng của ngành Y khoa gồm Toán học, Sinh học và Hóa học là những môn mà bạn bắt buộc phải học tốt để có vốn kiến thức cơ bản phục vụ cho quá trình học tập ở bậc Đại học. Bạn gần như không có lựa chọn nào khác vậy nên hãy tập trung thật nhiều thời gian, công sức cho ba môn này để gặt hái được kết quả như ý!

Cơ hội việc làm của ngành Y khoa như thế nào?

Ngành Y Khoa có cơ hội công việc hết sức phong phú. Bạn có thể tham khảo một số vị trí dưới đây để đặt ra định hướng thích hợp với mong muốn của bản thân ngay từ những ngày đầu theo học.

Ngành Y khoa
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này ra sao?
  • Làm bác sĩ tại các cơ quan, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.
  • Làm việc tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng.
  • Tham gia vào công tác thiện nguyện như: cứu chữa người bệnh, thăm khám trẻ em ở các vùng sâu vùng xa, chăm sóc bệnh nhân ở trung tâm bảo trợ xã hội…
  • Tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ sức khỏe.
  • Mở phòng khám đa khoa riêng.
  • Giảng dạy tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Y đa khoa.

Mức lương dành cho người làm ngành Y khoa là bao nhiêu?

Mức lương trung bình của một điều dưỡng viên hoặc bác sĩ tốt nghiệp ngành Y khoa thường dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Nếu bạn công tác tại các cơ sở khám, chữa bệnh do tư nhân điều hành, quản lý thì thu nhập chắc chắn sẽ cao hơn, có thể lên đến 10 triệu đồng/tháng cho người chưa có nhiều kinh nghiệm và hàng chục triệu đồng/tháng cho những vị trí cao cấp, đòi hỏi thâm niên, tay nghề cao.

Kết luận

Dù là hiện tại hay tương lai, Y khoa chắc chắn là ngành nói không với hai từ “thất nghiệp”. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người sẽ không bao giờ dừng lại. Vậy nên, nếu bạn có đam mê theo đuổi ngành học này thì hãy đăng ký xét tuyển ngay vào kỳ thi sắp tới. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn!

4.9/5 - (15 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *