Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông

Trong thời đại 4.0 hiện nay, ngành công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông đang trở thành một ngành hot. Ngành này được rất nhiều các bạn trẻ tìm hiểu và theo học. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Nó phát triển không ngừng và được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống của xã hội. Để hiểu thêm về ngành học này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông là gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo
Thông tin cơ bản về ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông

Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại của thời đại 4.0. Sự phát triển của ngành công nghệ này đem lại nhiều hữu ích trong hoạt động của con người. Cụ thể, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực như sáng tạo, nghiên cứu, lĩnh vực âm thanh hình ảnh, lĩnh vực điện tử, lĩnh vực mạng viễn thông…

Các khối thi vào ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông là gì?

Mã ngành là: 75100302.

Để theo học ngành này, bạn có thể lựa chọn thi một trong các tổ hợp môn sau:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Khối C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • Khối C02 (Ngữ văn, Hóa học, Sinh học)
  • Khối C04 (Toán, Ngữ văn, Địa lý)
  • Khối D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

Điểm chuẩn ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông là bao nhiêu?

Điểm chuẩn ngành học này tại các trường đại học như sau:

  • Xét tuyển theo học bạ năm 2020: dao động trong khoảng 16.00 – 26 điểm
  • Xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2020: từ 14 – 22 điểm

Các trường nào đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông?

Ở nước ta hiện có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành học này. Đó là:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Học viện Kỹ thuật mật mã
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Bắc)
  • Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)
  • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  • Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Hàng hải
  • Đại học Sao Đỏ
  • Đại học Dân lập Phương Đông
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
  • Đại học Kinh Bắc

Khu vực miền Trung

  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  • Đại học Vinh
  • Đại học Khoa học – Đại học Huế

Khu vực miền Nam

  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Lạc Hồng
  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Nam)
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Giao thông Vận tải ( Cơ sở Phía Nam)
  • Đại học Văn Hiến
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn
  • Học viện Hàng không Việt Nam

Liệu bạn có phù hợp với ngành này?

Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông
Học ngành này cần tố chất gì để thành công?

Để học tập và làm việc trong ngành này, các bạn cần có một trong các tố chất sau:

  • Thông minh, năng động. Sự thông minh sẽ giúp bạn tìm ra cách xử lý các vấn đề một cách nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian.
  • Có niềm đam mê với ngành điện tử viễn thông. Bởi phải có đam mê thì bạn mới có động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
  • Học giỏi ngoại ngữ. Những thông tin, tín hiệu, những tài liệu thường được viết bằng Tiếng Anh. 
  • Kiên trì và nhẫn nại. Khi bị ảnh hưởng của những tác động bên ngoài nếu bạn không kiên trì, nhẫn nại tìm ra nguyên nhân thì bạn khó có thể tìm ra cách giải quyết.
  • Khả năng làm việc theo nhóm. Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông là một ngành công nghệ cao, làm việc theo hệ thống dây chuyền, hiện đại và phức tạp. Mỗi người sẽ đảm nhận một công việc khác nhau. Vì thế nếu không có khả năng làm việc nhóm, công việc sẽ không được hoàn thành tốt.
  • Kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp cho việc trao đổi công việc giữa các thành viên được thuận lợi hơn.
  • Có sự đam mê và yêu thích ngành điện tử – viễn thông. Đây là ngành được đánh giá là một ngành học khó, rộng và tỷ lệ cạnh tranh cao. Vì thế mà rất nhiều các ứng viên đã phải bỏ nghề vì không đáp ứng được yêu cầu công việc. Do vậy, đây là yếu tố đóng vai trò then chốt trong ngành nghề này.

Cơ hội việc làm cho người học ngành này như thế nào?

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo
Thầy giáo hướng dẫn sinh viện thực hiện thí nghiệm

Bạn có thể đảm nhiệm công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Kỹ sư thiết kế mạng, quản lý và vận hành hệ thống mạng viễn thông.
  • Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho máy tính, thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô.
  • Kỹ sư thiết kế vi mạch kiểm thử vi mạch, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cũng như các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.
  • Kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống điện, hệ thống đa phương tiện.
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình,…
  • Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông, doanh nghiệp tư nhân về điện tử – viễn thông.
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, công ty sản xuất phần mềm.

Mức lương cho người làm ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông là bao nhiêu?

Đây là ngành có mức lương khá hấp dẫn. Mức lương khởi điểm đối với sinh viên mới ra trường là từ 7 – 15 triệu đồng/tháng. Còn đối với những người làm lâu năm, vị trí cao trong nghề thì mức lương có thể lên đến 2000 USD/tháng tương đương với 45 triệu VNĐ.

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông được học gì?

Mỗi trường đại học sẽ có những khung đào tạo chương trình riêng. Tuy nhiên, cơ bản sẽ bao gồm các phân môn về đại cương và chuyên ngành. Cụ thể:
  • Thời gian mới vào trường, các bạn sẽ tiếp cận với những môn đại cương như: Văn Hóa, Chính Trị – Xã Hội,…
  • Đến với những năm tiếp theo, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức nền tảng về trường điện tử, kỹ thuật lập trình, điện tử số, nguyên lý truyền thông, vi mạch, thông tin điện tử, xử lý tín hiệu…
Sau khi hoàn tất các lý thuyết, sinh viên được thực hành bảo trì, sửa chữa, nâng cấp thiết bị, hệ thống,…trong thực tế và cuộc sống. Ngoài ra, còn có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu, phát triển thêm hơn nữa trong nghề nghiệp và trình độ học vấn của bản thân trong tương lai.

Kết luận

Với những thông tin chia sẻ trên giúp các bạn sinh viên, những người đang muốn tìm hiểu về ngành công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông có thêm kiến thức. Bài viết đưa ra những câu trả lời thỏa đáng nhất cho những gì bạn đang thắc mắc về ngành học này. Hy vọng, qua bài này bạn sẽ có những lựa chọn tốt nhất cho ngành nghề của mình.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *