Ngành Sư phạm Hóa học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Sư phạm Hóa học

Khi nhắc đến ngành Sư phạm Hóa học có lẽ đa số chúng ta thường nhầm nhầm tưởng rằng những sinh viên tốt nghiệp ngành này chỉ có thể đi dạy sau khi hoàn thành việc học. Tuy nhiên, ngành học này hiện nay đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi cơ hội nghề nghiệp đa dạng, không chỉ dạy học mà còn có thể làm nhiều công việc khác có liên quan đến lĩnh vực Hóa học nói chung. Hãy cùng bài viết sau đây giải đáp những thắc mắc cũng như cung cấp những thông tin cơ bản khác về ngành học này nhé.

Ngành Sư phạm Hóa học là học gì?

Ngành Sư phạm Hóa học
Ngành Sư phạm Hóa học là gì?

Ngành Sư phạm Hóa học (Chemistry Teacher Education) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Hóa học có đủ phẩm chất và năng lực để tham gia hoạt động giáo dục và giảng dạy hóa học bậc THPT, các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; tham gia công tác nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản tại các viện, trung tâm nghiên cứu.

Các khối thi vào ngành Sư phạm Hóa học là gì?

Ngành Sư phạm Hóa học xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành Sư phạm Hóa học là bao nhiêu?

Tùy vào từng trường mà mức điểm chuẩn ngành học này sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mức điểm chuẩn trong các kỳ tuyển sinh của các trường qua các năm thường dao động trong khoảng từ 17 – 30 điểm.

Trường nào đào tạo ngành Sư phạm Hóa học?

Để tạo cơ hội cho các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Hiện ở nước ta các trường đào tạo ngành học này trải dài trên cả nước. Cụ thể là:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)
  • Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)

Khu vực miền Trung

  • Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)
  • Đại học Sư phạm (Đại học Huế)
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Vinh
  • Đại học Hà Tĩnh
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Phú Yên

Khu vực miền Nam

  • Đại học Sư phạm TP. HCM
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Đồng Tháp
  • Đại học Đồng Nai
  • Đại học An Giang

Liệu bạn có phù hợp với ngành Sư phạm  Hóa học?

Tương tự những ngành nghề khác, những tố chất bạn sở hữu sẽ quyết định bạn có thể đi bao lâu và bao xa trong ngành. Một số tố chất mà bạn cần phải có để theo đuổi và học tốt ngành học này là:

Ngành Sư phạm Hóa học
Ngành học này có thực sự dành cho bạn?
  • Có tinh thần trách nhiệm, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi;
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
  • Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao;
  • Có lòng bao dung, độ lượng và trái tim nhân hậu;
  • Có khả năng học tốt các môn Khoa học Tự nhiên;
  • Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
  • Nhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý con người;
  • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;
  • Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe.

Học ngành Sư phạm Hóa học cần giỏi môn gì?

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Hóa học cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Hóa học, phục vụ cho việc giảng dạy phổ thông, đại học. Vậy nên, việc nắm vững kiến thức nền tảng môn Hóa học khi còn trên ghế nhà trường không chỉ giúp bạn xét tuyển vào ngành học này mà còn giúp bạn trở thành một giáo viên Hóa tài giỏi trong tương lai. Bên cạnh đó, bạn có thể học hỏi thêm những kiến thức và kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ để có thể “dấn thân” vào những vị trí khác ngoài giảng dạy. Ngoài ra, nếu bạn không có sở trường là môn Hóa học, bạn có thể lựa chọn các khối thi khác, phù hợp với điểm mạnh của bạn để tăng cơ hội trúng tuyển.

Cơ hội việc làm dành cho ngành Sư phạm Hóa học như thế nào?

Sau khi ra trường, sinh viên ngành này có thể lựa chọn những vị trí việc làm như sau:

Ngành Sư phạm Hóa học
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp dành cho sinh viên như thế nào?
  • Làm việc tại các công ty liên quan đến hóa chất;
  • Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, đặc biệt về lĩnh vực Hóa học, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn này;
  • Làm công tác giảng dạy Hóa học tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học, hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học tại các trường phổ thông;

Vị trí việc làm cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học

Sinh viên sau khi ra trường sẽ làm ở nhiều vị trí khác nhau, tùy định hướng của mỗi người. Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm giảng viên, giáo viên tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm nghề,..Ngoài ra còn có thể làm chuyên viên nghiên cứu và tìm hiểu các hóa chất, chuyên viên và cán bộ quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục,..

Mức lương dành cho ngành Sư phạm Hóa học như thế nào?

Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định. Còn đối với những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm sẽ từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí, năng lực, kinh nghiệm làm việc và đơn vị làm việc mà mức lương có thể khác nhau.

Kết luận

Không có thành công nào mang tên may mắn bởi bất kỳ thành công nào cũng cần sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, luôn rèn luyện và phát triển đến từ mỗi cá nhân. Nếu bạn có sở trường mạnh về môn Hóa hoặc chỉ đơn thuần yêu thích nó thì bạn hoàn toàn có thể xem xét lựa chọn học ngành học này.

Đánh giá bài viết
  1. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Sài Gòn (SGU) mới nhất

  2. Pingback: Điểm chuẩn năm 2024 của Trường Đại học Sư Phạm Huế (HUCE) mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *