Ngành hệ thống thông tin là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành hệ thống thông tin

Trong thời thời đại kỷ nguyên số – sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin toàn cầu là điều kiện để hệ thống thông tin ngày càng được nâng cấp và phố rộng để phục vụ cuộc sống. Do đó những ngành học về thông tin như công nghệ phần mềm, phần cứng đặc biệt là hệ thống thông tin đã thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Bằng việc nắm bắt được nhu cầu đó, ngành Hệ thống thông tin đã được đưa vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục. Vậy ngành Hệ thống thông tin là học gì? Sau khi tốt nghiệp những công việc sinh viên có thể theo đuổi là gì? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc cũng như cung cấp những thông tin cơ bản khác về ngành học này nhé.

Ngành Hệ thống thông tin là học gì?

Ngành Hệ thống thông tin là ngành đào tạo ra những cử nhân xây dựng và khai thác Hệ thống thông tin, đặc biệt tập trung vào phần mềm cho các tổ chức, doanh nghiệp. Người học sau khi tốt nghiệp nắm vững kiến thức và thông thạo kỹ năng, có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau, đáp ứng tốt nhu cầu thực tế phát triển HTTT và CNTT nói chung ở Việt Nam.

Ngành hệ thống thông tin
Ngành hệ thống thông tin là gì?

Theo học ngành này, sinh viên có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng, quản trị và kiểm soát các hệ thống thông tin quản lý… nhằm cung cấp các căn cứ khoa học, đề xuất các phương án tối ưu trong công tác quản lý kinh tế xã hội và quản trị kinh doanh. Tổ chức và xây dựng ứng dụng Công nghệ thông tin vào thực tiễn quản trị tổ chức, doanh nghiệp; khai phá dữ liệu, bảo mật dữ liệu và nâng cao tính an toàn của hệ thống, thống kê dự báo… và hỗ trợ ra quyết định trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất, đầu tư, Marketing…

Các khối thi vào ngành Hệ thống thông tin là gì?

Các tử sĩ có thể lựa chọn tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực do đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh tổ chức hoặc nộp hồ sơ vào các cơ sở đào tạo. Ngành này có xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán – Lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A16: Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • D10: Toán – Địa lý – Tiếng Anh
  • D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
  • D96: Toán – Khoa học xã hội – Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành này là bao nhiêu?

Ngành HTTT áp dụng 2 phương thức tuyển sinh: xét điểm thi THPTQG và xét điểm thi Đánh giá năng lực. Đối với phương thức xét điểm thi THPTQG, các trường thường yêu cầu thí sinh có số điểm dao động trong khoảng 16 – 22 điểm. 

Trường nào đào tạo ngành Hệ thống thông tin?

Hiện ở nước ta các trường đào tạo ngành học này số lượng còn hạn chế. Sau đây là tên 3 trường đại học đào tạo ngành:

  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Quảng Bình

Liệu bạn có phù hợp với ngành Hệ thống thông tin?

Mức độ phù hợp giữa ngành nghề và sở thích hoặc năng lực bản thân luôn là một trong những chìa khóa giúp bạn đi nhanh và xa trong mỗi ngành. Tương tự, khi muốn theo đuổi ngành học này, bạn sẽ cần có những yếu tố sau đây:

Ngành hệ thống thông tin
Liệu bạn có phù hợp với ngành HTTT?
  • Đam mê với công nghệ, phần mềm
  • Nhanh nhẹn, nhạy bén và có khả năng tư duy tốt
  • Chính xác và thận trọng trong công việc
  • Chịu được áp lực công việc tốt
  • Có trí thông minh và khả năng sáng tạo
  • Ham học hỏi và cập nhật kiến thức mới
  • Có khả năng ngoại ngữ tốt
  • Có khả năng làm việc nhóm

Học ngành này cần giỏi môn gì?

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết các khối thi để xét tuyển vào ngành này đều có môn Toán. Do đó muốn nâng cao khả năng trúng tuyển, các tử sĩ nên đầu tư chú trọng nhiều hơn vào môn học này. Ngoài ra, ngành HTTT có rất nhiều tài liệu thông tin cũng như các phần mềm được viết bằng tiếng Anh, nên tiếng Anh cũng là một công cụ cần thiết giúp sinh viên học tốt ngành này cũng như có cơ hội tham gia vào các môi trường đa quốc gia.

Cơ hội việc làm dành cho ngành Hệ thống thông tin như thế nào?

Đây là một ngành mới và non trẻ, vì thế nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng về ngành này luôn trong tình trạng khan hiếm. Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn có thể đảm nhận những vị trí công việc dưới đây:

Ngành hệ thống thông tin
Cơ hội việc làm dành cho ngành này như thế nào?
  • Thiết kế và quản lý một hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho các hoạt động quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh
  • Chuyên viên phân tích hệ thống, tích hợp hệ thống
  • Quản trị viên hệ thống thông tin 
  • Nhân viên đào tạo và hướng dẫn nhân viên ở các bộ phận quản lý dự án
  • Chuyên viên quản trị và bảo mật cơ sở dữ liệu của hệ thống
  • Quản trị viên hệ thống thông tin, tích hợp hệ thống
  • Chuyên gia tư vấn, xây dựng và nâng cấp các hệ thống thông tin
  • Cán bộ quản lý dự án trong lĩnh vực giáo dục điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, thanh toán điện tử, các hệ thống thông tin địa lý
  • Giảng viên giảng dạy một số học phần thuộc lĩnh vực hệ thống thông tin, máy tính và công nghệ thông tin cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…

Mức lương dành cho ngành này như thế nào?

Như các ngành liên quan đến công nghệ khác, mức thu nhập của người làm trong lĩnh vực này khá “hấp dẫn” với các bạn trẻ. Mức lương phổ biến thường nằm trong khoảng 8 – 15 triệu.

Ngành hệ thống thông tin có vai trò gì?

Hệ thống thông tin là một hệ thống đóng vai trò trung gian giữa các công ty, doanh nghiệp với môi trường và xã hội. Đây chính là một hệ thống nằm ở trung tâm của doanh nghiệp, giúp cho quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin một cách thuận lợi nhất. Khi học ngành này, các bạn sẽ biết được kết cấu hoạt động thu thập và đưa thông tin từ trong DN ra bên ngoài như thế nào. Các loại thông tin được thu thập và cung cấp ra bên ngoài bao gồm thông tin về giá cả, thị hiếu của người tiêu dùng,…
Sinh viên của ngành này sẽ được trang bị kiến thức về thiết kế, phương pháp quản trị, vận hành hệ thống thông tin. Bên cạnh đó, sinh viên được tiếp cận phương pháp phân tích dữ liệu chính xác, kết nối trực tiếp giữa các bên liên quan

Kết luận

Hiện nay, ngành Hệ thống thông tin là một trong những ngành hấp dẫn nhiều học sinh sinh viên. Bởi nó sở hữu mức thu nhập hấp dẫn với nhiều cơ hội việc làm trong kỷ nguyên số. Nếu bạn đam mê ngành này hoặc muốn thử sức mình với một ngành học nhiều tiềm năng và hấp dẫn thì hãy theo đuổi ngành này nhé!

Đánh giá bài viết
    • Linh đã trả lời:

      Đây là một ngành mới và non trẻ, vì thế nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng về ngành này luôn trong tình trạng khan hiếm. Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn có thể đảm nhận những vị trí công việc dưới đây:

      Cơ hội việc làm dành cho ngành này như thế nào?
      Thiết kế và quản lý một hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho các hoạt động quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh
      Chuyên viên phân tích hệ thống, tích hợp hệ thống
      Quản trị viên hệ thống thông tin 
      Nhân viên đào tạo và hướng dẫn nhân viên ở các bộ phận quản lý dự án
      Chuyên viên quản trị và bảo mật cơ sở dữ liệu của hệ thống
      Quản trị viên hệ thống thông tin, tích hợp hệ thống
      Chuyên gia tư vấn, xây dựng và nâng cấp các hệ thống thông tin
      Cán bộ quản lý dự án trong lĩnh vực giáo dục điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, thanh toán điện tử, các hệ thống thông tin địa lý
      Giảng viên giảng dạy một số học phần thuộc lĩnh vực hệ thống thông tin, máy tính và công nghệ thông tin cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…

    • Ngân Khánh đã trả lời:

      Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn có thể đảm nhận những vị trí công việc dưới đây:
      Thiết kế và quản lý một hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho các hoạt động quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh
      Chuyên viên phân tích hệ thống, tích hợp hệ thống
      Quản trị viên hệ thống thông tin
      Nhân viên đào tạo và hướng dẫn nhân viên ở các bộ phận quản lý dự án
      Chuyên viên quản trị và bảo mật cơ sở dữ liệu của hệ thống
      Quản trị viên hệ thống thông tin, tích hợp hệ thống
      Chuyên gia tư vấn, xây dựng và nâng cấp các hệ thống thông tin
      Cán bộ quản lý dự án trong lĩnh vực giáo dục điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, thanh toán điện tử, các hệ thống thông tin địa lý
      Giảng viên giảng dạy một số học phần thuộc lĩnh vực hệ thống thông tin, máy tính và công nghệ thông tin cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *