Việt Nam là nước có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc các dân tộc, thế nên ngành Quản lý văn hóa ra đời chủ yếu nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy nền văn hóa đất nước. Ngành quản lý văn hóa là ngành đào tạo những cử nhân văn hóa, đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực về tổ chức, về quản lý văn hóa. Để hiểu biết thêm về ngành học này, bài viết sau đây sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng về ngành quản lý văn hóa.
Ngành quản lý văn hóa là gì?
Các khối thi vào ngành quản lý văn hóa là gì?
Để thi vào ngành quản lý văn hóa, các sĩ tử có thể tham khảo các khối xét tuyển sau:
- A00: Toán, Vật Lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch Sử, Địa Lý
- C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
- D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
- N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2
- N05: Ngữ văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu
- H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật
- R00: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí
Điểm chuẩn ngành quản lý văn hóa là bao nhiêu?
Mục điểm chuẩn chắc hẳn khá thu hút sự tâm của nhiều thí sinh cũng như quý bậc phụ huynh. Điểm chuẩn ngành quản lý văn hóa năm 2020 dao động từ 14 – 24 điểm áp dụng cho các khối và tổ hợp C và D. Riêng các tổ hợp N00, N05, H00, R00 là 28 điểm.
Các trường nào đào tạo ngành Quản lý văn hoá?
Trong năm 2020 có tổng cộng 10 trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành này. Cụ thể:
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Đại học Nội vụ Hà Nội
- Đại học văn hóa Hà Nội
- Đại học Tân Trào
- Đại học Hạ Long
- Cao Đẳng văn hóa nghệ thuật & du lịch Nam Định
- Đại học Vinh
- Đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa
- Đại học Nội vụ phân hiệu Quảng Nam
- Đại học văn hóa TP.HCM
- Đại học Đồng Tháp
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Mỗi ngành học không chỉ đòi hỏi về trình độ kiến thức mà còn đòi hỏi về tố chất để phù hợp, thích nghi với nó. Để học tập và thành công trong lĩnh vực Quản lý văn hóa đòi hỏi bạn cần có những tố chất sau:
- Đam mê Văn hóa và muốn tìm hiểu Văn hóa các dân tộc
- Cần cù, chịu khó
- Trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ di sản
- Có vốn hiểu biết nhất định về văn hóa
- Trân trọng các di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại
- Giao tiếp tốt, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc
- Có tính sáng tạo, có lập trường, bản lĩnh tự tin
- Chịu được áp lực cao trong công việc
- Chủ động thích nghi với môi trường làm việc đa dạng
- Nhanh nhẹn, linh hoạt trong việc phát hiện và xử lý vấn đề
- Tôn trọng pháp luật, tuân thủ quy định nơi công tác
Học ngành quản lý văn hóa cần giỏi môn gì?
Đây có lẽ là câu hỏi gây trăn trở nhất của nhiều thí sinh. Nhìn chung, tất cả các tổ hợp xét tuyển đều có sự góp mặt của môn Ngữ Văn. Cho thấy đây là một thế lực quan trọng góp phần cho sự thành công của bạn khi tham gia học ngành quản lý văn hóa. Khi bạn có kiến thức về môn Ngữ Văn, nó sẽ tạo cho bạn lợi thế khi nghiên cứu, phân tích về văn hóa Việt Nam. Thêm vào đó, giỏi văn còn giúp cho bạn làm tốt hơn những kỹ năng như thuyết trình, phỏng vấn thực tế, tranh luận, viết luận,…
Học Quản lý văn hoá ra làm gì?
Sau khi hoàn thành chương trình học, các bạn có thể đảm nhiệm một trong số các vị trí sau:
- Cán bộ Nhà nước công tác tại các Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Trung tâm Văn hóa, Sở, Nhà văn hóa địa phương, quản lý lễ hội văn hóa, di tích lịch sử,…
- Quản lý tại các công ty chuyên về mảng tổ chức sự kiện, công ty về truyền thông, du lịch, các đơn vị, cơ quan có hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, hay bộ phận Marketing quảng cáo và quan hệ công chúng của các doanh nghiệp.
- Giảng dạy chuyên ngành này tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề, trường THPT…
- Tự mở công ty về triển lãm tranh, du lịch, tổ chức sự kiện về văn hóa, nghệ thuật cho công ty, doanh nghiệp.
- Sinh viên tốt nghiệp có thể học tiếp chương trình đào tạo Thạc sỹ và Tiến sĩ về ngành QLVH ở nước Anh, Úc, Pháp, Mỹ, Singapore.
Mức lương của ngành quản lý văn hóa là bao nhiêu?
Tùy vào vị trí công tác sẽ có những mức lương phù hợp. Ngành quản lý văn hóa hiện đang là ngành khát nhân lực, chính vì vậy môi trường làm việc cũng vô cùng phong phú. Những cá nhân làm việc tại cơ quan Nhà nước sẽ được hưởng mức lương theo quy định. Đối với những cá nhân công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp tư nhân, mức lương cơ bản sẽ nằm trong khoảng 6 – 9 triệu đồng hoặc có thể cao hơn tùy vào vị trí công tác và kinh nghiệm làm việc.
Kết luận
Chắc hẳn bạn đã có thêm cho mình những kiến thức về ngành QLVH. Sắp bước vào kì thi đại học quan trọng và có trong mình niềm đam mê tìm hiểu ngôn ngữ, đảm mê trải nghiệm để hiểu sâu về một văn hóa của một nước thì bạn hãy nhanh chóng chọn trường mình yêu thích. Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin cần thiết về ngành QLVH để các bạn tham khảo.
Pingback: Học phí 2024 Đại học Văn hoá Thể thao và Du lịch Thanh Hoá (TUCST) là bao nhiêu
cơ hội việc làm cao không ạ?
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
Đối với một người có năng lực thật sự thì việc tìm kiếm việc làm sẽ không quá khó khăn so với họ. Vậy nên các bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức tốt nhất nhé
có trường nào ở HN xét tuyeenrkhoong?
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
Trong năm 2020 có tổng cộng 10 trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành này. Cụ thể:
Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Đại học Nội vụ Hà Nội
Đại học văn hóa Hà Nội
Đại học Tân Trào
Đại học Hạ Long
Cao Đẳng văn hóa nghệ thuật & du lịch Nam Định
Đại học Vinh
Đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa
hIện có Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Đại học Nội vụ Hà Nội
Đại học văn hóa Hà Nội bạn nha
ra trường sẽ làm công việc gì ạ?
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
Cán bộ Nhà nước công tác tại các Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Trung tâm Văn hóa, Sở, Nhà văn hóa địa phương, quản lý lễ hội văn hóa, di tích lịch sử,…
Quản lý tại các công ty chuyên về mảng tổ chức sự kiện, công ty về truyền thông, du lịch, các đơn vị, cơ quan có hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, hay bộ phận Marketing quảng cáo và quan hệ công chúng của các doanh nghiệp.
Giảng dạy chuyên ngành này tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề, trường THPT…
Tự mở công ty về triển lãm tranh, du lịch, tổ chức sự kiện về văn hóa, nghệ thuật cho công ty, doanh nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp có thể học tiếp chương trình đào tạo Thạc sỹ và Tiến sĩ về ngành QLVH ở nước Anh, Úc, Pháp, Mỹ, Singapore.
Bài viết này rất hay, giới thiệu một cách tổng quan nhất về ngành Quản lý văn hóa. Hiện nay, tại Khoa Văn hóa – Du lịch và Công tác xã hội thuộc Trường Đại học Đồng Tháp (trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo) vẫn đang thực hiện đào tạo ngành Quản lý văn hóa và mỗi năm tuyển sinh trên 50 chỉ tiêu, kết quả khảo sát sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm luôn đạt trên 90%. Chương trình đào tạo luôn chú trọng đến các học phần thực hành – rèn luyện kỹ năng và luôn được cập nhật, phát triển để đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời, cơ sở đào tạo đã ký kết với nhiều đối tác (cơ quan nhà nước, công ty, doanh nghiệp) để cùng nhau tổ chức “học tập – thực hành – thực tập – việc làm” cho sinh viên ngành Quản lý văn hóa.
Cảm ơn nhận xét của bạn rất nhiều. Đội ngũ ReviewEdu sẽ cố gắng cải thiện nội dung tốt nhất có thể ạ.