Ngành Quản trị nhân lực là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Quản trị nhân lực

Quản trị nhân lực là ngành học được đề cao trong thời đại kinh tế số hiện nay. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động tốt cũng đều cần có nguồn nhân lực chất lượng, do đó cơ hội việc làm luôn rộng mở cho các bạn trẻ. Một mùa tuyển sinh nữa lại đến, chắc hẳn còn rất nhiều bậc phụ huynh cũng như các sĩ tử đang mông lung, chưa hiểu rõ về ngành Quản trị nhân lực. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một vài thông tin hữu ích đến bạn đọc về ngành học này.

Ngành Quản trị nhân lực là gì?

Quản trị nhân lực (Human Resource Management) là việc khai thác, quản lý nguồn nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp một cách hợp lý, giúp người lao động phát huy tối đa năng lực chuyên môn của bản thân. Quản trị nhân lực là những chính sách, quyết định quản lý, có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp.

Ngành Quản trị nhân lực
Ngành Quản trị nhân lực là gì?

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các kiến thức về kinh doanh, quản trị và vận hành doanh nghiệp, quản trị văn phòng, quản trị bán hàng… Các kiến thức này sẽ giúp sinh viên có đủ năng lực để nắm bắt và thực hành công việc, biết cách đánh giá và quản lý nguồn nhân sự hợp lý.

Các khối thi vào ngành Quản trị nhân lực là gì?

Để theo học Quản trị nhân lực, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có khá nhiều sự lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:

Điểm chuẩn của ngành học này là bao nhiêu?

Điểm trúng tuyển vào ngành Quản trị nhân lực còn tùy thuộc vào từng trường đại học, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn cũng như chỉ tiêu xét tuyển của mỗi trường. Do đó sẽ không thể có một con số chính xác về điểm chuẩn. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây điểm trúng tuyển dựa trên kết quả thi THPTQG thường dao động từ 14 – 22 điểm. Mặt khác, một số trường còn tuyển sinh theo phương thức xét học bạ với mức điểm từ 18 – 24 điểm. Dựa vào mức điểm trên, các sĩ tử có thể tham khảo để lựa chọn trường và ngành học phù hợp với bản thân.

Các trường đại học nào đào tạo ngành Quản trị nhân lực?

Hiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Quản trị nhân lực trên cả nước. Dưới đây sẽ liệt kê danh sách các trường để giúp phụ huynh cũng như các bạn học sinh dễ dàng lựa chọn cho mình một ngôi trường yêu thích và phù hợp:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

Khu vực miền Nam

Các chuyên ngành nào thuộc ngành Quản trị nhân lực?

Để xác định được kế hoạch cũng như nghề nghiệp trong tương lai, các thí sinh cần phải hiểu rõ các chuyên ngành của Quản trị nhân lực. Theo học này, sinh viên sẽ được định hướng theo các chuyên ngành gồm:

  • Đào tạo và phát triển: học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức về nguồn nhân lực, cách xử lý tình huống, nắm bắt mối quan hệ giữa người và người, triển khai công tác điều hành, quản lý hành chính, nhân sự. Bên cạnh đó, các bạn còn được mở rộng hiểu biết với các chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp.
  • Tuyển dụng: đây là lĩnh vực liên quan đến kỹ năng chọn lọc, phỏng vấn ứng viên, mối quan hệ tương tác giữa người và người thông qua hệ thống các môn học đầy hấp dẫn như: Quản trị nhân sự, Quản trị lương, Luật nhân sự…

Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?

Việc xác định những yếu tố cần thiết khi theo học ngành này chính là vấn đề then chốt để biết rằng bản thân có phù hợp với ngành nghề này hay không? Để có thể thành công với ngành Quản trị nhân lực, bạn cần có những tố chất sau:

Ngành Quản trị nhân lực
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Đam mê là yếu tố cơ bản để bạn có thể làm việc và gắn bó lâu dài với nghề
  • Có tầm nhìn chiến lược, không ngừng tìm tòi, khám phá cái mới
  • Đánh giá và định hướng đúng năng lực nhân sự để biết cách đào tạo, phát huy điểm mạnh của nhân viên
  • Biết cách lắng nghe, thông cảm, đặt mình vào vị trí của người lao động
  • Luôn tận tâm với công việc, cống hiến hết mình, không ngại khó khăn

Cơ hội việc làm của ngành Quản trị nhân lực như thế nào?

Khi theo đuổi bất kỳ ngành học nào thì nỗi lo lớn nhất của người học là ra trường có việc làm hay không. Với số lượng lớn các doanh nghiệp như hiện nay thì nhu cầu nguồn nhân lực với ngành là không hề thấp. Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực có thể đảm nhận các vị trí như:

Ngành Quản trị nhân lực
Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành này ra sao?
  • Hành chính nhân sự: làm nhân viên văn phòng, lễ tân cho các công ty hoặc doanh nghiệp
  • Quản lý đào tạo: làm quản lý đào tạo cho các công ty nhân sự, tư vấn và định hướng để nhân viên mới có thể phát huy hết năng lực bản thân
  • Chuyên viên tuyển dụng: các vấn đề liên quan đến tuyển dụng nhân sự, phỏng vấn, sắp xếp công việc
  • Chuyên viên truyền thông: xử lý các vấn đề nội bộ, tiếp nhận khâu truyền thông, hình ảnh của doanh nghiệp

Mức lương của ngành Quản trị nhân lực là bao nhiêu?

Mức lương của ngành sẽ tùy vào kinh nghiệm làm việc cũng như thâm niên trong nghề. Đối với những bạn mới ra trường sẽ hưởng mức lương khởi điểm từ 6 – 8 triệu. Mặt khác, với cấp trưởng phòng có thâm niên từ 3 -5 năm làm việc có mức thu nhập lên đến 1000 USD/tháng. Thậm chí ở những tập đoàn lớn ở vị trí quản lý nhân sự sẽ được hưởng mức thu nhập từ 2500 – 4000 USD/tháng.

Các tiêu chí chọn trường ngành Quản trị nhân lực

Việc lựa chọn trường Đại học là một vấn đề nan giải đối với các bạn thí sinh. Trường Đại học là nơi mà bạn sẽ gắn bó suốt 4 năm liền, là nơi định hình bạn là ai trong tương lai. Vậy nên việc chọn trường là một việc vô cùng quan trọng và cần cân nhắc kỹ lưỡng. Một số tiêu chí chọn trường như sau:

  • Xếp hạng thứ bậc của trường
  • Chi phí học tập
  • Môi trường học tập
  • Đội ngũ giảng viên của trường ( xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc tế, xấp hạng theo tiêu chuẩn Việt Nam, đánh giá từ các sinh viên,..)
  • Có chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy chuẩn quốc tế và liên tục được cập nhập, đổi mới
  • Cơ sở vật chất đạt chuẩn
  • GIá trị được công nhận của bằng cấp
  • Hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp

Kết luận

Hiện nay, ngành Quản trị nhân lực đang được chú trọng đầu tư về chất lượng giáo dục. Trong thời đại hội nhập và phát triển kinh tế ngày nay, ngành học này sẽ luôn mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên. Trên đây là những thông tin hữu ích về ngành học, hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp được những thắc mắc để có thể lựa chọn ngành học phù hợp cho bản thân.

Đánh giá bài viết
  1. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Kinh tế Huế (HCE) mới nhất

  2. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUi) mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *