Ngành Bệnh học thủy sản là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Bệnh học thủy sản

Hiện nay, bệnh học thủy sản là một ngành cần nhu cầu nhân lực lớn, cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Theo thông tin tìm hiểu, thủy sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam khi giá trị xuất khẩu đạt gần 9 tỷ USD/năm, chiếm hơn 20% tổng giá trị xuất khẩu.

Có lẽ nhiều bạn đang tìm hiểu về ngành bệnh học thủy sản (BHTS) trước thềm kỳ thi THPTQG nhưng còn nhiều bỡ ngỡ, lo lắng về ngành học này. Do vậy, bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó giúp bạn.

Ngành Bệnh học thủy sản là gì?

Ngành Bệnh học thủy sản
Ngành học này là gì?

Bệnh học thủy sản (Aquatic Pathobiology) được hiểu là trạng thái bất thường về cấu trúc, chức năng của cơ thể sinh vật, dưới tác động gián tiếp hoặc trực tiếp của các nhân tố khác nhau. Sự rối loạn của cơ thể khi có nguyên nhân tác động là dấu hiệu cơ thể sinh vật bị bệnh. Lúc này, cơ thể sinh vật mất đi trạng thái cân bằng, giảm khả năng thích nghi với môi trường và biểu hiện triệu chứng bệnh. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà động vật thủy sản bị nhiều bệnh, chủ yếu là do môi trường và sự phản ứng của cơ thể với môi trường xung quanh.

Ngành học này được ra đời với mục đích đào tạo những sinh viên có trình độ, năng lực chuyên môn trong công tác chẩn đoán, phòng trị bệnh trên động vật thủy sản và có kiến thức thực tế về bệnh học thủy sản để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực này cũng như tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

Các khối thi vào ngành Bệnh học thủy sản là gì?

Mã ngành : 7620302  

Tổ hợp xét tuyển của ngành Bệnh học thủy sản bao gồm:

Điểm chuẩn ngành Bệnh học thủy sản là bao nhiêu?

Tùy vào mỗi trường mà các năm có mức điểm chuẩn khác nhau. Theo thông tin tìm hiểu, điểm chuẩn của ngành BHTS dao động trong khoảng 15 điểm. Mức điểm này tùy thuộc vào hình thức xét tuyển của từng trường. Để biết thêm thông tin chi tiết, thí sinh có thể theo dõi tại các trang tuyển sinh của các trường.

Các trường nào đào tạo ngành Bệnh học thủy sản?

Hiện tại, trên cả nước có 03 trường xét tuyển ngành BHTS, cụ thể:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956. Học viện có đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi chuyên môn, tâm huyết. Sinh viên sẽ được học tập trong môi trường năng động, đầy đủ trang thiết bị, đảm bảo phục vụ chương trình học tốt nhất trong quá trình theo học tại trường.

Đại học Cần Thơ

Được đánh giá là một trong những trường đào tạo ngành Bệnh học thủy sản chất lượng trên cả nước. Với đội ngũ giảng viên ưu tú, dày dặn chuyên môn chắc chắn sẽ giúp sinh viên nắm bắt được kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu về ngành học.

Đại học Nông lâm- Đại học Huế

Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế được xác định là cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng cao về Nông, Lâm, Ngư nghiệp. Sau 12 năm đào tạo với gần 600 kỹ sư ngành BHTS với tỷ lệ có việc làm sau khi ra trường đạt 100%, nhà trường vẫn đang tiếp tục đào tạo cho thị trường lao động những kỹ sư thực sự có chất lượng, chuẩn về kiến thức – kỹ năng.

Liệu bạn có phù hợp với ngành Bệnh học thủy sản?

Để biết được câu trả lời, các bạn có thể tham khảo một số tiêu chí dưới đây:

Ngành Bệnh học thủy sản
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Có kiến thức tổng quát về động vật thủy sản
  • Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực cao trong công việc
  • Có khả năng xét nghiệm/chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh phổ biến trên các đối tượng nuôi thủy sản
  • Nhận biết, phân loại được một số đối tượng nuôi thủy sản 
  • Vận dụng được những kiến thức về BHTS để nhận diện được quy luật phát sinh, phát triển của một số bệnh thủy sản phổ biến.
  • Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản

Học ngành Bệnh học thủy sản cần học giỏi môn gì?

Theo trương trình đào tạo, sinh viên cần trau dồi những môn học chính như: Toán học, Ngoại ngữ và Sinh học,…

  • Toán học: Giỏi môn này giúp sinh viên có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực BHTS
  • Ngoại ngữ: Có kỹ năng ngoại ngữ, người học có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu chuyên ngành trong lĩnh vực này. Do đó, đây là môn học nên được đầu tư bài bản.
  • Sinh học: Giúp sinh viên có khả năng nghiên cứu và chuyển giao các hoạt động về bệnh học thủy sản, quản lý dịch bệnh thủy sản.

Cơ hội việc làm của ngành Bệnh học thủy sản như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có thể làm việc tại một số vị trí như:

Ngành Bệnh học thủy sản
Cơ hội việc làm của sinh viên chuyên ngành này ra sao?
  • Chi cục nuôi trồng thủy sản
  • Chi cục thú y, thủy sản
  • Trường đại học, cao đẳng, trung cấp,… đào tạo về thủy sản
  • Tự tổ chức sản xuất và kinh doanh thủy sản.
  • Phòng kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh thủy sản
  • Các công ty sản xuất và kinh doanh giống, thức ăn, thuốc thú ý thủy sản
  • Kỹ sư chuyên về xét nghiệm/chẩn đoán bệnh thủy sản
  • Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng và quản lý dịch bệnh thủy sản – Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư.
  • Làm chủ doanh nghiệp về kinh doanh, tư vấn và quản lý bệnh thủy sản
  • Cửa hàng thuốc và hóa chất nuôi trồng thủy sản
  • Phòng thí nghiệm chuyên sâu về nghiên cứu BHTS

Mức lương dành cho người làm ngành Bệnh học thủy sản là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà mức lương của những người công tác trong ngành BHTS cũng khác nhau, dao động trong khoảng từ 7 – 15 triệu VNĐ tùy vào từng vị trí công việc.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến ngành bệnh học thủy sản. Nếu bạn là một người năng động, quan tâm tới các loài động vật thủy sinh thì ngành Bệnh học thủy sản sẽ là một gợi ý đáng cân nhắc. Chúc các bạn có một kỳ thi THPTQG đạt được kết quả cao.

Đánh giá bài viết
  1. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Cần Thơ (CTU) mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *