Hiện nay, xu hướng mua – bán hàng online ngày càng được cả người bán lẫn người mua ưa chuộng hơn vì những lợi ích mà nó mang lại. Để thúc đẩy quá trình bán hàng trên các trang web hoặc ứng dụng mua hàng online, các công ty rất cần một đội ngũ chuyên viên Thương mại điện tử được đào tạo một cách bài bản. Nắm bắt được nhu cầu đó, ngành Thương mại điện tử đã chính thức được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng. Vậy thì, ngành Thương mại điện tử là học gì? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên nhé.
Ngành Thương mại điện tử là học gì?
Thương mại điện tử là hoạt động mua và bán các sản phẩm và dịch vụ trên những nền tảng giao dịch điện tử như mạng Internet hoặc các mạng máy tính khác.
Tại các cơ sở đào tạo, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức về hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh trên nền tảng điện tử nói riêng. Bên cạnh đó, các trường cũng đào tạo sinh viên một số kỹ năng cần thiết như kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, v.v.
Các khối thi vào ngành Thương mại điện tử là gì?
Các cơ sở đào tạo Thương mại điện tử thường xét tuyển những khối thi sau:
- Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
- Khối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh
- Khối A09: Toán Học, Địa Lý, GDCD
- Khối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học
- Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
- Khối C04: Ngữ Văn, Toán Học, Địa Lý
- Khối C15: Toán Học, Ngữ Văn, KHXH
- Khối C20: Ngữ Văn, Địa Lý, GDCD
- Khối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh
- Khối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh
- Khối D90: Toán Học, KHTN, Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành Thương mại điện tử là bao nhiêu?
Ngành Thương mại điện tử thường áp dụng 3 phương thức tuyển sinh: xét điểm thi THPTQG, xét học bạ THPT và xét điểm thi Đánh giá năng lực. Đối với phương thức xét điểm thi THPTQG, các trường thường yêu cầu thí sinh đạt từ 15 đến 27.5 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn cho phương thức xét học bạ THPT thường dao động từ 6 đến 24.5 điểm. Nếu các thí sinh muốn xét điểm thi Đánh giá năng lực để vào ngành Thương mại điện tử, thí sinh cần đạt từ 550 đến 880 điểm. Ngoài ra, một số cơ sở đào tạo còn yêu cầu thêm một hoặc vài tiêu chí phụ. Sau đây là những tiêu chí phụ thường gặp:
- Thứ tự nguyện vọng ≤ 3
- Thứ tự nguyện vọng = 1
Trường nào đào tạo ngành Thương mại điện tử?
Sau đây là danh sách các trường đào tạo ngành Thương mại điện tử trên toàn quốc:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Điện lực
- Đại Học Thương Mại
- Đại Học Mở Hà Nội
- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
- Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên
Khu vực miền Trung
- Đại Học Kinh Tế – Đại Học Huế
- Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng
- Đại Học Phạm Văn Đồng
- Đại Học Vinh
Khu vực miền Nam
- Đại học Trà Vinh
- Đại Học Kinh Tế -Tài Chính TPHCM
- Đại học Công Nghệ TPHCM
- Đại Học Công Nghiệp TPHCM
- Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
- Đại học Kinh Tế – Luật – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Đại Học Công Nghệ Thông Tin – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Đại Học Văn Hiến
- Đại Học Nguyễn Tất Thành
Các chuyên ngành thuộc ngành Thương mại điện tử là gì?
Ngành Thương mại điện tử thường được chia thành hai chuyên ngành sau đây:
- Kinh doanh trực tuyến
Kinh doanh trực tuyến là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ diễn ra hoàn toàn trên nền tảng điện tử. Chương trình học của chuyên ngành này luôn được xây dựng dựa trên tình hình thực tiễn tại các công ty, đảm bảo cung cấp đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên.
- Marketing trực tuyến
Marketing trực tuyến là toàn bộ quá trình quảng bá và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng điện tử. Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học các môn như Hệ thống thông tin quản lý, Truyền thông Marketing tích hợp, Quản trị Marketing dịch vụ, v.v.
Liệu bạn có phù hợp với ngành Thương mại điện tử?
Khi lựa chọn chuyên ngành, một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là mức độ phù hợp với sở thích hoặc năng lực bản thân. Tương tự, khi muốn theo đuổi ngành TMĐT, bạn sẽ cần đến rất nhiều yếu tố để đạt được thành công. Nếu bạn muốn hoạt động trong lĩnh vực Thương mại điện tử, bạn sẽ cần có các tố chất sau đây:
- Năng động, có óc sáng tạo
- Tinh thần ham học hỏi, cầu tiến
- Khả năng hoạch định chiến lược
- Khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, đặc biệt là giới trẻ
- Tinh thần trách nhiệm
- Khả năng chịu áp lực cao
- Năng lực sử dụng ngoại ngữ
- Thận trọng, tỉ mỉ trong công việc
- Có sự am hiểu nhất định về công nghệ và các nền tảng trực tuyến
Học ngành Thương mại điện tử cần giỏi môn gì?
Đây cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các học sinh khối lớp 12, đặc biệt là các bạn có hứng thú với ngành TMĐT. Có thể thấy, hầu hết các khối thi để xét tuyển vào ngành này đều có môn Toán và các môn KHTN. Vì thế, các thí sinh yêu thích Thương mại điện tử nên đầu tư nhiều hơn vào những môn học này. Ngoài ra, ngàn học này có rất nhiều nguồn tài liệu được viết bằng tiếng Anh, nên đây cũng là một môn học quan trọng cần được đầu tư kĩ càng.
Cơ hội việc làm dành cho ngành Thương mại điện tử như thế nào?
Ngành Thương mại chỉ mới được đưa vào giảng dạy những năm gần đây, vì thế đội ngũ nhân sự Thương mại điện tử luôn trong tình trạng khan hiếm. Thị trường việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp Thương mại điện tử rất phong phú và có nhiều đãi ngộ hấp dẫn. Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể lựa chọn công tác tại một trong các vị trí sau:
- Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống kinh doanh trực tuyến
- Tư vấn viên
- Chuyên viên phân tích sự phát triển của thương mại điện tử
- Chuyên viên quản lý hiệu suất hoạt động của thương mại điện tử
- Giảng viên chuyên ngành TMĐT
- Nhân viên chăm sóc khách hàng online
Mức lương dành cho ngành Thương mại điện tử như thế nào?
Đội ngũ nhân sự trong lĩnh vực này luôn được các công ty săn đón, nên mức lương và các đãi ngộ dành cho người làm ngành này cũng rất hấp dẫn. Nếu bạn có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc từ 3 đến 4 năm cùng với năng lực sử dụng tiếng Anh ở mức khá – giỏi, thu nhập của bạn có thể lên đến 30 triệu đồng/tháng. Sau đây là mức lương tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành Thương mại điện tử:
- Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống kinh doanh trực tuyến – 20 triệu đồng/tháng
- Tư vấn viên – 15 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên phân tích sự phát triển của TMĐT – 12 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên quản lý hiệu suất hoạt động của TMĐT – 20 triệu đồng/tháng
- Giảng viên ngành TMĐT – 12 triệu đồng/tháng
- Nhân viên chăm sóc khách hàng online – 15 triệu đồng/tháng
Sinh viên Ngành thương mại điện tử được học những gì?
- Bộ môn Quản trị doanh nghiệp: Sau khi học xong, người học có thể tổ chức, điều hành và quản trị được hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn một số môn căn bản bạn sẽ được học bao gồm Tổng quan thương mại điện tử, Quản trị dự án đầu tư, Quản trị quan hệ khách hàng,…
- Chuyên ngành Thương mại điện tử 4.0 nhằm giúp bạn có thể tổ chức, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trên Internet. Ngoài ra, bạn sẽ được học về cách Xây dựng và triển khai ứng dụng thương mại điện tử; tìm kiếm tập khách hàng tiềm năng, xây dựng các kênh marketing,…
Kết luận
Hiện nay, ngành Thương mại điện tử là một trong những ngành hấp dẫn nhất bởi nhu cầu mua sắm online đang tăng lên chóng mặt và không có nhu cầu dừng lại. Có thể nói đây là ngành học yêu thích của đại bộ phận giới trẻ bởi chương trình học lý thú, môi trường làm việc trẻ trung năng động, đặc biệt là mức thu nhập hấp dẫn. Nếu bạn đam mê với kinh doanh online hoặc muốn thử sức mình với một ngành học nhiều tiềm năng, TMĐT sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho bạn.
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Nam Định (GDU) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Kinh tế (UEF) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Công Nghệ Thông Tin TP HCM (UIT) mới nhất