Ngành Nông nghiệp là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Nông nghiệp

Ngành Nông nghiệp được biết đến là ngành có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở nước ta. Ngành nông nghiệp không chỉ tạo ra các sản phẩm chất lượng mà còn đem lại cơ hội việc làm hấp dẫn. Tuy ngành Nông nghiệp không nổi trội như một số ngành khối kinh tế, ngành y nhưng ngành Nông nghiệp vẫn được nhiều thí sinh quan tâm. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin tổng quan về ngành nông nghiệp.

Ngành Nông nghiệp là gì?

Ngành Nông nghiệp là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo
Hệ thống phát triển của ngành nông nghiệp

Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp các yếu phẩm cho sự sống của con người. Nó bao gồm: chăn nuôi, trồng trọt và sơ chế nông sản. Nông nghiệp là chúng ta sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm nguyên liệu để tạo ra lương thực thực phẩm. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của loài người. Nông nghiệp được xem là cột mốc đánh dấu sự phát triển của cộng đồng loài người. Từ đó hình thành nên đất nước, quốc gia và hình thành các mối quan hệ giữa con người với con người.

Một số những sản phẩm của nông nghiệp như: thịt, trứng, sữa, rau, củ, quả,…được sản xuất từ sản phẩm của nông nghiệp.

Ngành Nông nghiệp đào tạo sinh viên những kiến thức cơ bản về sản xuất và quản lý sản xuất nông nghiệp. Sau đó đào tạo các kiến thức và kỹ năng chuyên môn như: công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vi sinh, công nghệ chế biến và bảo quản,.. Sau khi tốt nghiệp các bạn có khả năng quản lý sản xuất chăn nuôi và trồng trọt, biết ứng dụng chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào thực tiễn trồng trọt và chăn nuôi.

Các khối thi vào ngành Nông nghiệp là gì?

Mã ngành là: 7620101. Để có thể học ngành này bạn có thể lựa chọn các tổ hợp môn sau:

  • Khối A00: Toán học, Vật Lý, Hóa học
  • Khối A02: Toán học, Vật Lý, Sinh học
  • Khối A11: Toán Học, Hóa học, GDCD
  • Khối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học
  • Khối B04: Toán học, Sinh học, GDCD
  • Khối B08: Toán học, Sinh học, Tiếng Anh
  • Khối D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh
  • Khối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh
  • Khối D08: Toán học, Sinh học, Tiếng Anh
  • Khối D90: Toán học, KHTN, Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành Nông nghiệp là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào tiêu chí xét tuyển của từng trường mà sẽ có mức điểm chuẩn khác nhau. Giữa các trường đào tạo ngành Nông nghiệp thuộc top đầu sẽ cao hơn hẳn so với các trường khác. Mức điểm chuẩn dao động trong khoảng 14 – 21 điểm. Cụ thể năm 2020, mức điểm chuẩn trường Đại học Đông Á là 14 điểm, trường Đại học Nông lâm –  Đại học Thái nguyên là 21 điểm.

Các trường nào đào tạo ngành Nông nghiệp?

Hiện nay, ngành Nông nghiệp được đào tạo ở một số trường đại học sau:

  • Đại học Đông Á
  • Đại học Trà Vinh
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Hà Nội
  • Đại học Nông lâm – Đại học Thái nguyên
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Huế

Các chuyên ngành thuộc ngành Nông nghiệp là gì?

Ngành Nông nghiệp được chia làm 2 chuyên ngành chính. Đó là:

  • Chuyên ngành Nông học: Đây là ngành công nghệ thực phẩm chuyên nghiên cứu các loại thực vật thành thực phẩm nhằm phục vụ nhu cầu sống và gia tăng sản xuất. Ngành nông học giúp cho ngành nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế hơn.
  • Chuyên ngành Khuyến nông: Đây là một ngành hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho người nông dân. Việc đào tạo này nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

Liệu bạn có phù hợp với ngành Nông nghiệp?

Ngành Nông nghiệp là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo
Thu hoạch trong nông nghiệp

Để có thể học tốt và thành công trong công việc, bạn cần trang bị cho mình những tiêu chí sau:

  • Là người hòa hợp, yêu thích thiên nhiên và môi trường.
  • Là người có đam mê, yêu thích tìm tòi khám phá về cây trồng và vật nuôi.
  • Có khả năng ghi nhớ tốt để có thể nhớ tên và phân loại các loài động, thực vật.
  • Sự nhiệt huyết và lòng đam mê sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn trong công việc.
  • Học tốt các môn học tự nhiên như hóa, sinh, địa để có thể thành công hơn trong việc nghiên cứu.

Những điều cần quan tâm khi theo đuổi ngành nông nghiệp

Việt Nam từ lâu đã là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời. Ngành nông nghiệp thiên về môi trường, trồng trọt cây xanh, chăn nuôi, thủy sản. Nếu bạn đang lo lắng về tương lai của ngành thì đừng lo ngại vì dù VN đang trong quá trình công nghiệp hóa nhưng thế mạnh nhất vẫn là ngành Nông nghiệp.

Cơ hội việc làm của ngành Nông nghiệp như thế nào?

Ngành Nông nghiệp là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo
Nông nghiệp cung cấp các sản phẩm phục vụ đời sống

Ngành Nông nghiệp không chỉ là ngành sản xuất, cung cấp nguồn lương thực mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người lao động. Không chỉ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động mà những nhà nghiên cứu, các nhà tri thức về lĩnh vực này cũng được đánh giá cao hơn. Đối với các bạn sinh viên sau khi được trang bị kiến thức và kỹ năng bạn có thể đảm nhận các công việc sau:

  • Làm công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp: các phòng ban nông nghiệp của xã, phường; các sở nông nghiệp, trạm khuyến nông,…
  • Làm việc cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất nông nghiệp như kinh doanh về cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…
  • Làm việc trong các công ty giống cây trồng, các trang trại, công ty hóa chất nông nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Làm việc trong sở nghiên cứu nông – lâm – ngư nghiệp từ các cấp xã, phường; các công ty hóa chất nông nghiệp.
  • Bạn có thể tự lập trang trại, kinh doanh các giống cây trồng.
  • Nghiên cứu và đưa ra các giống cây năng suất đạt hiệu quả cao trong nông nghiệp.

Mức lương dành cho người làm ngành Nông nghiệp là bao nhiêu?

Đối với một kỹ sư nông nghiệp mới ra trường mức lương dao động từ 5 – 8 triệu đồng. Đây được đánh giá là mức thu nhập ổn định so với mặt bằng chung các ngành nghề khác. Bạn có cơ hội làm việc và hoạt động tại các công ty nước ngoài. Tham gia các chương trình thực tập sinh, thực tập nghề tại Nhật Bản, Mỹ,… sẽ là cơ hội để bạn có được mức thu nhập cao hơn.

Ví dụ ở Israel, các thực tập sinh Việt Nam làm việc trong các trang trại, đồn điền có thể nhận được mức lương lên đến 1000 USD/tháng. Sinh viên tốt nghiệp ở Nhật Bản sẽ nhận được mức lương 40 triệu đồng/tháng.

Kết luận

Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn có thể tích lũy được cho mình kiến thức về ngành Nông nghiệp cho bản thân. Cơ hội không chờ đợi bất kỳ một ai. Vì thế bạn hãy đưa ra những lựa chọn đúng để nắm bắt được cơ hội tốt nhất.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *