Ngành Công nghệ sinh học Y dược là gì? Thi khối gì? Có dễ xin việc không?

Ngành Công nghệ sinh học Y dược

Công nghệ sinh học Y dược là một ngành học mới. Tuy nhiên ngành này đang được đầu tư mạnh về cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo. Nhằm đảm bảo tính ứng dụng của công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế. Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu về ngành Công nghệ sinh học Y dược trong bài viết dưới đây nhé!

Ngành Công nghệ sinh học Y dược là gì?

Ngành Công nghệ sinh học Y dược (Mã ngành: 7420205) là một lĩnh vực đa ngành liên quan đến ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế, từ nghiên cứu, phát triển đến sản xuất và sử dụng các sản phẩm sinh học trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. 

Ngành Công nghệ sinh học Y dược kết hợp giữa các kiến thức cơ bản của sinh học, y học, hóa học và công nghệ vật liệu. Nhằm tạo ra các sản phẩm y tế mới và cải tiến sản phẩm hiện có. Đồng thời giải quyết những vấn đề sức khỏe công cộng phức tạp. Các sản phẩm y sinh học bao gồm thuốc, vaccine, kit chẩn đoán, thiết bị y tế, vật liệu y tế và nhiều loại sản phẩm khác.

Các khối thi vào ngành Công nghệ sinh học Y dược là gì?

Muốn theo học ngành Công nghệ sinh học y dược, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển theo một trong các khối như sau:

  • Khối A00: Toán, Vật lý, Hoá học.
  • Khối B00: Toán, Sinh học, Hoá học.
  • Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.
  • Khối A02: Toán, Vật lý, Sinh học.
  • Khối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh.
  • Khối D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Công nghệ sinh học Y dược dao động từ 17 tới 22 điểm. Điểm trúng tuyển này còn tùy thuộc vào các trường, các khối thi và tuỳ vào từng đợt xét tuyển. Vì vậy, để biết được điểm chuẩn chính xác nhất của từng trường và từng năm học, bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường đại học bạn muốn hoặc tham khảo các thông tin trên website của Bộ GD&ĐT hoặc của từng trường Đại học. 

Trường nào đào tạo ngành Công nghệ sinh học Y dược?

Công nghệ Sinh học Y dược là một ngành học còn khá mới, nên trên toàn quốc chỉ có rất ít trường đại học đào tạo ngành này. Hiện nay, chỉ có 3 trường đại học đều tại TP.Hồ Chí Minh tổ chức xét tuyển và đào tạo ngành Công nghệ Sinh học Y dược:

Liệu bạn có phù hợp với ngành Công nghệ sinh học Y dược hay không?

Để theo học ngành Công nghệ sinh học Y dược, bạn cần đáp ứng các yếu tố sau đây:

  • Đam mê lớn với lĩnh vực khoa học sức khỏe.
  • Đam mê học hỏi, khám phá và áp dụng các công nghệ mới để bảo vệ sức khỏe con người.
  • Yêu thích việc nghiên cứu và sản xuất ra các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe con người như thực phẩm chức năng, thuốc sinh học, kit xét nghiệm, mỹ phẩm.
  • Tự rèn luyện, sẵn sàng tìm hiểu và khám phá kiến thức mới.
  • Tính tỉ mỉ, cẩn thận, sáng tạo trong tư duy.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?

Ngành Công nghệ sinh học Y dược đang có nhiều cơ hội việc làm trong thời gian tới. Việc sử dụng công nghệ sinh học trong y tế đang ngày càng được phổ biến, cần nhiều chuyên gia có kiến thức về kỹ thuật và ứng dụng của công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược.

Các cơ hội việc làm cho ngành Công nghệ sinh học Y dược bao gồm:

  • Làm việc tại các bệnh viện, phòng thí nghiệm y tế, trung tâm nghiên cứu y tế, công ty dược phẩm, các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm y tế.
  • Làm việc trong các lĩnh vực chuyên biệt như nghiên cứu và phát triển sản phẩm y tế, kiểm định sản phẩm, đánh giá tác dụng của thuốc, nghiên cứu và phát triển chẩn đoán hình ảnh,…
  • Làm việc trong lĩnh vực giảng dạy và đào tạo, tư vấn và quản lý dịch vụ y tế.

Tuy nhiên, để tìm được việc làm trong ngành này cần có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn tốt, khả năng sáng tạo, năng động và sẵn sàng học hỏi các kỹ năng mới.

Mức lương ngành Công nghệ sinh học Y dược là bao nhiêu? 

Mức lương của ngành Công nghệ sinh học Y dược tùy thuộc vào vị trí và kinh nghiệm của từng cá nhân. Theo bảng lương của Cục Quản lý lao động. Mức lương trung bình cho các vị trí trong ngành này khoảng từ 7-15 triệu đồng/tháng đối với nhân viên chưa có kinh nghiệm. Và từ 15-30 triệu đồng/tháng đối với nhân viên có kinh nghiệm. 

Tuy nhiên, với các chuyên gia, giảng viên, hoặc những vị trí quản lý cao hơn, mức lương có thể cao hơn rất nhiều.

Kết luận 

Hy vọng rằng qua bài viết trên thì các bạn đã có thông tin về ngành Công nghệ sinh học Y dược. Nếu bạn yêu thích ngành học này, ReviewEdu chúc bạn ôn luyện chăm chỉ và có một kỳ thi thật tốt!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *