Biến đổi khí hậu hiện là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm và tác động của nó đối với đời sống kinh tế – xã hội và môi trường ngày càng phức tạp, khó lường. Ngành học Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững giúp người học có khả năng nhận diện vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Đưa ra các giải pháp mang tính liên ngành và tổ chức thực hiện những vấn đề hoạch định. Xây dựng chính sách ứng phó với các thiên tai và phát triển bền vững. Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu về ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững trong bài viết dưới đây nhé!
Ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững là gì?
Biến đổi khí hậu được coi là một trong những thách thức lớn nhất đối với con người trong thế kỷ 21. Ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, tài nguyên và cuộc sống của con người. Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hiện nay, các cấp Bộ, ngành đang tích cực triển khai các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong lĩnh vực Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững hiện nay ở Việt Nam đang thiếu;; chưa được đào tạo bài bản theo đúng chuyên ngành. Do đó, chương trình đào tạo Cử nhân ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững ra đời. Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu, giảng dạy, triển khai các chiến lược, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong và ngoài nước.
Ngành học Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững (mã ngành: 7440298) trang bị các kiến thức; kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; quản lý rủi ro do thiên tai và biến đổi khí hậu trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư; xây dựng chiến lược, kế hoạch và thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế xanh ở các cấp. Vì vậy, đây là một ngành học quan trọng và được dự báo là một trong những ngành học “hot” nhất trong những năm tới.
Ngành Biến đổi khí hậu và Phát học khối gì?
Muốn theo học ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển theo một trong các khối sau:
- Khối A00: Toán, Vật lý, Hoá học
- Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- Khối B02: Toán, Sinh học, Địa lý
- Khối D01: Văn, Toán, Tiếng Anh
Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững dao động từ 20 tới 24 điểm. Điểm trúng tuyển này còn tùy thuộc vào các trường, các khối thi và tuỳ vào từng đợt xét tuyển. Vì vậy, để biết được điểm chuẩn chính xác nhất của từng trường và từng năm học, bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường đại học bạn muốn hoặc tham khảo các thông tin trên website của Bộ GD&ĐT hoặc của từng trường Đại học.
Hiện nay ở nước ta chỉ có duy nhất hai trường tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững:
Liệu bạn có phù hợp với ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững hay không?
Để theo học và làm việc trong ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững, bạn cần có những yếu tố sau đây:
- Tính nhiệt tình, đam mê trong công việc
- Yêu thiên nhiên, môi trường và mong muốn cống hiến cho cộng đồng
- Tính sáng tạo
- Khả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin hiệu quả
- Khả năng ứng phó linh hoạt với các tình huống khác nhau
- Tinh thần làm việc nhóm
- Khả năng lập kế hoạch và tổ chức công việc
Cơ hội việc làm của ngành sau khi tốt nghiệp như thế nào?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững có thể làm việc tại:
- Các cơ quan nhà nước như các Bộ, Sở, Phòng: Khoa học Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ cấp Trung ương đến các tỉnh, thành phố, huyện và các Viện nghiên cứu.
- Giảng dạy các ngành có liên quan về Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững cho các trường đại học, cao đẳng hoặc phục vụ trong các ngành kinh tế, xã hội và quốc phòng.
Thêm vào đó, sinh viên tốt nghiệp cũng có nhiều cơ hội để làm việc trong môi trường năng động của các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ trong nhiều vị trí việc làm như chuyên gia Biến đổi khí hậu, điều phối viên, truyền thông viên và kỹ thuật viên trong các dự án quốc tế về ứng phó Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững.
Ngoài ra, đây là một ngành được nhiều tổ chức quốc tế, các trường đại học và các viện nghiên cứu trên thế giới quan tâm và đầu tư thông qua các chương trình hợp tác và hỗ trợ học bổng cho nghiên cứu và đào tạo. Vì vậy, lựa chọn ngành học này là một quyết định đúng đắn trong bối cảnh hiện nay.
Mức lương ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững là bao nhiêu?
Mức lương của ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm, trình độ học vấn, và địa điểm làm việc. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Tài chính Việt Nam, mức lương trung bình của nhân viên văn phòng trong ngành môi trường đạt khoảng trên 10 triệu đồng/tháng, còn các chuyên gia thường được trả mức lương cao hơn.
Ngoài ra, các chuyên gia đào tạo và giảng dạy cũng có thể có thu nhập khá ổn định. Nếu làm việc tại các tổ chức quốc tế hay các tổ chức Phi chính phủ, các chuyên gia có thể nhận được mức lương và phúc lợi hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, mức lương cụ thể của ngành này có thể khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể, và việc xác định mức lương cũng cần phải xem xét nhiều yếu tố.
Kết luận
Hy vọng rằng qua bài viết trên thì các bạn đã có thông tin về ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững. Nếu bạn yêu thích ngành học này, ReviewEdu chúc bạn ôn luyện chăm chỉ và có một kỳ thi thật tốt!