Từ trước đến nay, con người không thể tồn tại nếu thiếu những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở. Chính vì thế, các ngành học về dệt may, thời trang đã ra đời. Ngành Công nghệ dệt, may còn được coi là ngành mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Bài viết dưới đây, ReviewEdu.net xin chia sẻ những thông tin cần thiết về ngành học này cho các bạn.
Ngành Công nghệ dệt, may là gì?
Ngành Công nghệ dệt may (Công nghệ may) hiểu đơn giản là ngành chuyên sâu về may mặc nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu thời trang của con người. Với những nguyên vật liệu rất đa dạng, phong phú được thực hiện qua các quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại. Từ đó, ngành Công nghệ dệt, may đã cho ra mắt những sản phẩm đảm bảo từ chất lượng đến thẩm mỹ.
Người theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên môn trong lĩnh vực này. Các khối kiến thức về nguyên lý kỹ thuật, kỹ năng thực hành, thiết kế đồ họa và tổ chức triển khai sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học cách may thành thạo từ cơ bản đến nâng cao. Ngoài ra, sinh viên theo học sẽ có khả năng nhận biết, phân loại, bảo quản và áp dụng nguyên phụ liệu may vào quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Các khối thi vào ngành Công nghệ dệt, may là gì?
Mã ngành: 7540204
Để theo học ngành Công nghệ dệt, may, các thí sinh tham gia thi THPT QG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:
- A00: Toán – Lý – Hóa
- A01: Toán – Lý – Anh
- B00: Toán – Hóa – Sinh
- C01: Toán – Văn – Vật Lý
- D01: Toán – Văn – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa – Tiếng Anh
- D90: Toán – Tiếng Anh – Khoa học tự nhiên
Điểm chuẩn ngành Công nghệ dệt, may là bao nhiêu?
Điểm chuẩn ngành Công nghệ dệt, may tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo. Nhưng thường dao động trong khoảng 15 – 24 điểm theo phương thức xét điểm thi THPT QG và 18 – 22 điểm theo phương thức xét học bạ. Trong đó, trường Đại học Bách khoa Hà Nội xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT QG đưa ra mức điểm chuẩn là 23,4 điểm (môn chính Toán). Và mức điểm chuẩn là 19,16 điểm (môn chính Kiểm tra tư duy). Riêng với phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, điểm trúng tuyển thường rơi vào khoảng 650 – 702 điểm.
Ngoài những mức điểm chuẩn trên, thí sinh cần đảm bảo một số tiêu chí khác để có đủ điều kiện trúng tuyển ngành Công nghệ dệt, may thuộc một số trường. Chẳng hạn như:
- Mức điểm chuẩn này chỉ áp dụng với thí sinh thuộc khu vực 3
- Thí sinh cần có kết quả môn Toán kỳ thi THPTQG >=6
- Thứ tự nguyện vọng <=3
Các trường nào đào tạo ngành Công nghệ dệt, may?
Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ dệt, may theo từng khu vực:
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Sao Đỏ
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Khu vực miền Nam:
- Đại học Công nghệ TP. HCM
- Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành Công nghệ dệt, may?
Người phù hợp với ngành Công nghệ dệt, may là người có những tố chất sau:
- Có khả năng sáng tạo, tư duy logic, thẩm mỹ
Đây là tố chất rất quan trọng với bất cứ ai theo học ngành dệt, may. Trong lĩnh vực này, bạn phải có cảm nhận tốt về tỷ lệ và sự cân xứng với những đường nét, kiểu dáng, màu sắc của vải. Có đầu óc tư duy logic, tính toán khoa học để thiết kế ra những sản phẩm may mặc.
- Tìm tòi, học hỏi và trau dồi kiến thức
Ngành Công nghệ dệt may đòi hỏi bạn phải liên tục học hỏi, trau dồi kiến thức để bắt kịp tiến bộ khoa học. Những kiến thức mới ấy sẽ giúp bạn theo kịp xu hướng công nghệ và thành công trong ngành dệt, may.
- Có khả năng làm việc theo nhóm
Làm việc theo nhóm giúp bạn giảm bớt gánh nặng công việc và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Từ đó, công việc sẽ được hoàn thành nhanh hơn và hiệu quả hơn.
- Khéo léo, kiên trì và chịu được áp lực công việc
Ngành Công nghệ dệt, may luôn cần đến bàn tay khéo léo, tính tình bền bỉ và kiên trì. Nếu bạn bảo không cẩn thận, bảo thủ thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động của các bộ phận. Vì thế, bạn cần biết cầu tiến, tiếp thu những ý kiến, quan điểm, xu hướng và thẩm mỹ. Có như vậy, ngành thời trang mới có bước tiến nhanh hơn trong tương lai.
Học ngành này cần giỏi những môn gì?
Để trả lời cho câu hỏi trên, ta cần xem xét các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Công nghệ dệt, may. Có thể thấy, môn Toán là môn học có mặt trong tất cả các khối thi. Chính vì thế, bạn cần nắm được các kiến thức cơ bản về môn Toán. Bạn cũng không thể bỏ qua các môn học tự nhiên như sinh học, hóa học. Bởi vì các môn học rất sát với các chuyên ngành. Khảo sát về điểm thi thì mức điểm chuẩn qua các năm của các trường dao động không quá cao. Nhưng không vì thế mà các bạn ít chú tâm đến việc ôn tập của mình. Hãy chuẩn bị một hành trang thật tốt để có thể chinh phục được đam mê của mình.
Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ dệt, may ra sao?
Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ dệt, may, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí sau:
- Nhà thiết kế, thợ may làm việc ở phòng kỹ thuật, phòng thiết kế;
- Quản lý chất lượng sản phẩm, đơn hàng, thương hiệu thời trang;
- Chỉ đạo kỹ thuật, công tác giám sát quy trình sản xuất;
- Thực hiện điều hành sản xuất kinh doanh;
- Chuyên viên kiểm định, đánh giá chất lượng, lập kế hoạch sản xuất;
- Nhân viên định mức giá cho đơn hàng xuất nhập khẩu;
- Mở tiệm may và xây dựng thương hiệu riêng cho bản thân.
Mức lương dành cho người làm trong ngành này là bao nhiêu?
Mức lương của công nhân may phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm lâu năm. Cụ thể như sau:
- Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương trung bình sẽ dao động khoảng từ 5 – 8 triệu đồng/tháng.
- Đối với người đã có kinh nghiệm, quản lý, tổ trưởng thì mức lương có thể lên đến 8 triệu đến 12 triệu đồng/tháng.
Tương lai của ngành dệt may Việt Nam
Với tình hình kinh tế hiện tại, theo số liệu thống kê, xuất khẩu dệt may còn nhiều khó khăn gì hai thị trường lớn là Hoa Kỹ và Châu Âu đã giảm mạnh lượng nhập khẩu hàng dệt may từ VIệt Nam. Cùng với đó, sự gia tăng rào cản thương mại từ các nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài cũng làm tăng sự cạnh tranh về nguồn lực và kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Kết luận
Trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ dệt, may hiện nay. Việc đào tạo ngành học này luôn đảm bảo cho sinh viên theo kịp yêu cầu công việc cũng như tạo điều kiện cho các bạn được thực nghiệm tại cơ sở kinh doanh. Nhờ đó, ngành học này giúp các bạn có được lợi thế khi bước chân vào thị trường lao động. Và cơ hội thăng tiến của các bạn sẽ ngày càng rộng mở hơn nữa. Hi vọng những chia sẻ trên của ReviewEdu.net sẽ giúp các bạn cho những thông tin bổ ích và chính xác nhất. Góp phần tạo nên cơ sở để các bạn có thể lựa chọn ngành học phù hợp với khả năng của bản thân.