Ngành Kỹ thuật phần mềm là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành kỹ thuật phần mềm

Với sự đột phá của cuộc cách mạng công nghệ kỷ nguyên 4.0, ngành kỹ thuật phần mềm đã và đang thu hút được một lượng lớn sự quan tâm đông đảo của mọi người trong xã hội bởi khả năng đáp ứng nhu cầu, tính ứng dụng cao và tính linh hoạt của nó. Bài viết sau đây xin phép chia sẻ một vài thông tin hữu ích nhằm giúp quý độc giả có cái nhìn bao quát hơn đối với ngành kỹ thuật phần mềm.

Kỹ thuật phần mềm là gì?

Ngành kỹ thuật phần mềm
Ngành kỹ thuật phần mềm là gì?

Kỹ thuật phần mềm (Tiếng Anh: Software Engineering) là việc sử dụng một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật, và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm. Ngành học kỹ thuật phần mềm bao trùm kiến thức, các công cụ, các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, thực hiện các tác vụ xây dựng, thiết kế, bảo trì, kiểm thử phần mềm. Ngoài ra, kỹ thuật phần mềm còn sử dụng thông tin dữ liệu của các lĩnh vực như kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm (software ergonomics) và kỹ sư hệ thống (systems engineering).

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành Kỹ thuật phần mềm là gì?

Các bạn học sinh có thể tìm thấy cơ hội học tập trong ngành KTPM bằng các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A16: Toán – Ngữ Văn – KHTN
  • B00: Toán – Hóa – Sinh học
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D03: Toán – Ngữ Văn – Tiếng Pháp
  • D07: Toán – Hóa – Tiếng Anh
  • D10: Toán – Địa lý – Tiếng Anh
  • D90: Toán – Tiếng Anh – KHTN
  • C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
  • C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
  • C14: Ngữ Văn – Toán – GDCD

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật phần mềm và các trường đào tạo

Đối với phương thức xét điểm thi THPTQG, điểm chuẩn ngành KTPM 2020 ở khoảng 16 – 19 điểm. Đối với phương thức xét học bạ THPT nằm ở mức 20 – 24 điểm.

Hiện nay trên cả nước có tất cả 14 trường đại học tuyển sinh sinh viên ngành KTPM, cụ thể:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Công nghệ Thông tin và truyền thông – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Văn Lang

Khu vực miền Trung

  • Đại học Duy Tân
  • Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế
  • Đại Học Vinh
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học Quy Nhơn

Khu vực miền Nam

  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Quốc tế Miền Đông
  • Đại học An Giang
  • Đại học Công nghệ thông tin
  • Đại Học Gia Định
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại Học Kinh Tế TPHCM
  • Đại Học Công Nghệ và Quản Lý Hữu Nghị

Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật phần mềm?

Để có thể theo học ngành kỹ thuật phần mềm, bạn cần có một số tố chất sau đây:

Ngành kỹ thuật phần mềm
Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật phần mềm?
  • Đam mê với công nghệ, phần mềm
  • Khả năng sáng tạo, trí thông minh
  • Linh hoạt và có khả năng tư duy tốt
  • Chính xác và thận trọng trong công việc
  • Tinh thần học hỏi và chú trọng cập nhật kiến thức mới
  • Có khả năng ngoại ngữ tốt
  • Có khả năng làm việc nhóm
  • Chịu được áp lực công việc tốt

Học ngành kỹ thuật phần mềm cần học giỏi môn gì?

Để có thể học tốt ngành KTPM, đầu tiên sinh viên cần trang bị cho mình môn Toán học. Do bởi các bạn phải hiểu rõ và áp dụng toán để giải quyết các vấn đề một cách chính xác và triệt để. Hơn thế nữa, khả năng tiếng Anh cũng đóng vai trò quan trọng không kém các môn khoa học tự nhiên khác để đảm bảo mình có thể theo kịp các khối kiến thức chuyên ngành, phục vụ cho khả năng tự tìm tòi học hỏi bằng các tài liệu nước ngoài. Bên cạnh đó, sở hữu lượng lớn kiến thức về tin học cũng chính là một điểm cộng lớn khi học ngành KTPM. Chính môn Tin học sẽ giúp bạn không còn cảm thấy xa lạ khi mới làm quen với chuyên ngành này cùng các ứng dụng hiện có trong môi trường học tập mới.

Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật phần mềm như thế nào?

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc sau:

Ngành kỹ thuật phần mềm
Cơ hội việc làm dành cho ngành KTPM như thế nào?
  • Công ty phát triển, gia công phần mềm; bộ phận vận hành và phát triển CNTT tại các nhà máy, trường học… 
  • Chuyên viên phân tích, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính trong các cơ quan, công ty, trường học…
  • Làm việc ở bộ phận CNTT, các đơn vị có nhu cầu (hành chính, ngân hàng, viễn thông, hàng không,…).
  • Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm ở nhiều mảng. Làm việc tại công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin
  • Có thể tự phát hành các sản phẩm games, ứng dụng trên thiết bị di động.
  • Đảm nhận một số vị trí như: kỹ sư phát triển phần mềm, xây dựng giải pháp và dịch vụ CNTT-TT…

Có thể thấy rằng, ngành này mang lại cho sinh viên rất nhiều cơ hội làm việc cả trong và ngoài nước.

Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật phần mềm là bao nhiêu?

Trên thế giới, mức lương trung bình của một nhân viên phát triển phần mềm ở Hoa Kỳ ở mức 106.816 USD. Các nhân viên có ít hơn 1 năm kinh nghiệm được trả 101.178 USD, trong khi mức lương trung bình của các kỹ sư cấp cao có 6 – 9 năm kinh nghiệm là 118.898 USD.

Tại Việt Nam, trung bình một kỹ sư mới ra trường làm tại một công ty thường có xuất phát điểm ở 300 USD một tháng, nhưng có thể đạt đến 1.000 USD tùy vào các lợi thế vốn có khác như ngoại ngữ, ngôn ngữ lập trình, kinh nghiệm khi còn học đại học, hiệu quả công việc, có kiến thức lập trình,… có thể sở hữu mức lương lên đến 2000 USD.

Nhìn chung, mức lương của kỹ sư KTPM luôn ở trong top cao nhất trong ngành công nghệ thông tin.

Kết luận

Hiện nay, ngành kỹ thuật phần mềm được xem là một trong năm ngành nghề thu hút nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, đây sẽ là một trong những lĩnh vực mang lại đầy sự hứa hẹn và thử thách cho những ai muốn trở thành kỹ sư phần mềm trong tương lai. Tuy nhiên, ngành học này yêu cầu bản thân người học phải luôn luôn cố gắng xây dựng, củng cố các kiến thức vốn có cùng các kỹ năng mềm của bản thân như: Khả năng thay đổi, thích ứng, khả năng sáng tạo, làm việc nhóm… để phát huy tất cả các thế mạnh của cá nhân đó trong công việc.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *