Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang áp dụng 12 khối thi chính bao gồm: khối A, khối B, khối C, khối D, khối H, khối K, khối M, khối N, khối R, khối S, khối T, khối V. Mỗi khối thi kể trên lại được chia ra thành các khối nhỏ tương ứng. Tuy nhiên, nhiều bạn thí sinh vẫn chưa hiểu hết về các khối thi đại học mới phát sinh, cũng như chưa nắm rõ thi khối này thì sẽ học ngành nào. Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên nhé.
Khối A và các ngành khối A
Khối A gồm những môn nào?
Khối A được chia thành 18 khối nhỏ và thường xét tuyển các môn Khoa học tự nhiên. Cụ thể như sau:
- Khối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học
- Khối A01: Toán học, Vật lý , Tiếng Anh
- Khối A02: Toán học, Vật lý, Sinh học
- Khối A03: Toán học, Vật lý, Lịch sử
- Khối A04: Toán học, Vật lý, Địa lý
- Khối A05: Toán học, Hóa học, Lịch sử
- Khối A06: Toán học, Hóa học, Địa lý
- Khối A07: Toán học, Lịch sử, Địa lý
- Khối A08: Toán học, Lịch sử, GDCD
- Khối A09: Toán học, Địa lý, GDCD
- Khối A10: Toán học, Vật lý, GDCD
- Khối A11: Toán học, Hóa học, GDCD
- Khối A12: Toán học, KHTN, KHXH
- Khối A14: Toán học, KHTN, Địa lý
- Khối A15: Toán học, KHTN, GDCD
- Khối A16: Toán học, KHTN, Ngữ văn
- Khối A17: Toán học, Vật lý, KHXH
- Khối A18: Toán học, Hoá học, KHXH
Những ngành nào xét tuyển khối A?
Có rất nhiều ngành xét tuyển bằng các tổ hợp Khoa học tự nhiên, từ Quân đội – Công an, Công nghệ thông tin cho đến các ngành Kinh tế. Bạn nên cân nhắc khối A vì khối này giúp bạn lựa chọn nhiều ngành hơn. Sau đây là danh sách các ngành xét tuyển khối A:
Khối ngành Khoa học tự nhiên |
Khối ngành Quân đội – Công an |
Khối ngành Khoa học cơ bản |
Khối ngành Kỹ thuật |
Khối ngành Nông lâm thủy sản |
Khối ngành Sư phạm |
Khối ngành Kinh tế |
Khối ngành Luật |
Khối B và các ngành khối B
Khối B gồm những môn nào?
Khối B được chia thành 7 tổ hợp khác nhau. Mỗi tổ hợp bao gồm Toán học, Sinh học và 1 môn khác. Cụ thể như sau:
- Khối B00: Toán học, Hóa Học, Sinh học
- Khối B01: Toán học, Sinh học, Lịch sử
- Khối B02: Toán học, Sinh học, Địa lý
- Khối B03: Toán học, Sinh học, Ngữ Văn
- Khối B04: Toán học, Sinh học, GDCD
- Khối B05: Toán học, Sinh học, KHXH
- Khối B08: Toán học, Sinh học, Tiếng Anh
Những ngành nào xét tuyển khối B?
Khối B thường được gắn liền với các ngành như Sức khỏe hoặc Y – Dược. Tuy nhiên, liệu bạn có biết rất nhiều nhóm ngành khác như Kinh doanh, Kỹ thuật cũng xét tuyển bằng khối B?
Nhóm ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên |
Nhóm ngành Sức khỏe |
Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý |
Nhóm ngành Khoa học và Sự sống |
Nhóm ngành Nhân văn |
Nhóm ngành Kỹ thuật |
Nhóm ngành Kiến trúc và Xây dựng |
Nhóm ngành Công nghệ Kỹ thuật |
Nhóm ngành Môi trường và Bảo vệ môi trường |
Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin |
Nhóm ngành Luật |
Nhóm ngành Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và Dịch vụ cá nhân |
Nhóm ngành Nông, Lâm và Thủy sản |
Nhóm ngành Sản Xuất và Chế Biến |
Nhóm ngành Khoa học tự nhiên |
Nhóm ngành Toán và Thống Kê |
Nhóm ngành Khoa học xã hội và Hành vi |
Khối C và các ngành khối C
Khối C gồm những môn nào?
Khối C thường xét tuyển các môn Khoa học xã hội và rất phù hợp với các bạn yêu thích văn học và viết lách. Sau đây là danh sách 19 tổ hợp thuộc khối C:
- Khối C00: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý
- Khối C01: Ngữ văn, Toán Học, Vật lý
- Khối C02: Ngữ văn, Toán Học, Hóa học
- Khối C03: Ngữ văn, Toán Học, Lịch sử
- Khối C04: Ngữ văn, Toán Học, Địa lý
- Khối C05: Ngữ văn, Vật lý, Hóa học
- Khối C06: Ngữ văn, Vật lý, Sinh học
- Khối C07: Ngữ văn, Vật lý, Lịch sử
- Khối C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh học
- Khối C09: Ngữ văn, Vật lý, Địa lý
- Khối C10: Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử
- Khối C12: Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử
- Khối C13: Ngữ văn, Sinh học, Địa lý
- Khối C14: Ngữ văn, Toán Học, GDCD
- Khối C15: Ngữ văn, Toán Học, KHXH
- Khối C16: Ngữ văn, Vật lý, GDCD
- Khối C17: Ngữ văn, Hóa học, GDCD
- Khối C19: Ngữ văn, Lịch sử, GDCD
- Khối C20: Ngữ văn, Địa lý, GDCD
Những ngành nào xét tuyển khối C?
Các ngành thuộc khối C bao gồm Khoa học xã hội, Kinh tế, Báo chí và truyền thông, v.v. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên khối C thường công tác tại các vị trí như phóng viên, biên tập viên, chuyên viên kinh doanh. Sau đây là các ngành học mà thí sinh khối C có thể lựa chọn:
Nhóm ngành Kinh doanh và quản lý |
Nhóm ngành Pháp luật |
Nhóm ngành Báo chí và Thông tin |
Nhóm ngành Dịch vụ xã hội |
Nhóm ngành An ninh Quốc phòng |
Khối D và các ngành khối D
Khối D gồm những môn nào?
Khối D là khối có nhiều tổ hợp con nhất hiện nay với 80 tổ hợp xét tuyển khác nhau. Tất cả các tổ hợp khối D đều xét tuyển Ngữ Văn kết hợp với 1 môn Ngoại ngữ và 1 bộ môn khác. Cụ thể như sau:
- D00: Ngữ văn, Toán học, Ngoại ngữ.
- D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh.
- D02: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Nga.
- D03: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Pháp.
- D04: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Trung.
- D05: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Đức.
- D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật.
- D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh.
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.
- D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh.
- D10: Toán, Địa lí, Tiếng Anh.
- D11: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh.
- D12: Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh.
- D13: Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh.
- D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh.
- D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh.
- D16: Toán, Địa lí, Tiếng Đức.
- D17: Toán, Địa lí, Tiếng Nga.
- D18: Toán, Địa lí, Tiếng Nhật.
- D19: Toán, Địa lí, Tiếng Pháp.
- D20: Toán, Địa lý, Tiếng Trung.
- D21: Toán, Hóa học, Tiếng Đức.
- D22: Toán, Hóa học, Tiếng Nga.
- D23: Toán, Hóa học, Tiếng Nhật.
- D24: Toán, Hóa học, Tiếng Pháp.
- D25: Toán, Hóa học, Tiếng Trung.
- D26: Toán, Vật lí, Tiếng Đức.
- D27: Toán, Vật lí, Tiếng Nga.
- D28: Toán, Vật lí, Tiếng Nhật.
- D29: Toán, Vật lí, Tiếng Pháp.
- D30: Toán, Vật lí, Tiếng Trung.
- D31: Toán, Sinh học, Tiếng Đức.
- D32: Toán, Sinh học, Tiếng Nga.
- D33: Toán, Sinh học, Tiếng Nhật.
- D34: Toán, Sinh học, Tiếng Pháp.
- D35: Toán, Sinh học, Tiếng Trung.
- D41: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Đức.
- D42: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nga.
- D43: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nhật.
- D44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp.
- D45: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Trung.
- D52: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Nga.
- D54: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Pháp.
- D55: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Trung.
- D61: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Đức.
- D62: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nga.
- D63: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nhật.
- D64: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Pháp.
- D65: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Trung.
- D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh.
- D68: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga.
- D69: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật.
- D70: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp.
- D72: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.
- D73: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức.
- D74: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga.
- D75: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật.
- D76: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp.
- D77: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung.
- D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh.
- D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức.
- D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga.
- D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật.
- D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp.
- D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung.
- D84: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh.
- D85: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Đức.
- D86: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nga.
- D87: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp.
- D88: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật.
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.
- D91: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp.
- D92: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức.
- D93: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga.
- D94: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật.
- D95: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung.
- D96: Toán, Khoa học xã hội, Anh.
- D97: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp.
- D98: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Đức.
- D99: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Nga.
Những ngành nào xét tuyển khối D?
Không chỉ có nhiều tổ hợp con, khối D còn là khối thi mang lại cho thí sinh nhiều ngành học đa dạng và cơ hội việc làm phong phú. Hiện nay, các ngành như Quản trị kinh doanh, Môi trường, Kỹ thuật, v.v thường xét tuyển bằng khối D. Cụ thể như sau:
Khối ngành Nhân văn |
Khối ngành kinh doanh và quản lý |
Khối ngành Khoa học sự sống |
Khối ngành Kỹ thuật |
Khối ngành công nghệ kỹ thuật |
Khối ngành xây dựng |
Khối ngành môi trường và bảo vệ môi trường |
Khối ngành toán và thống kê |
Khối ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên |
Khối ngành Nông, Lâm Nghiệp và Thủy Sản |
Khối ngành dịch vụ vận tải |
Khối ngành sản xuất và chế biến |
Khối ngành thú y |
Khối ngành khoa học tự nhiên |
Khối ngành báo chí và thông tin |
Khối ngành sức khỏe |
Khối ngành Kiến Trúc và Xây Dựng |
Khối ngành máy tính và công nghệ thông tin |
Khối ngành nghệ thuật, mỹ thuật |
Khối ngành khoa học xã hội và hành vi |
Khối ngành dịch vụ xã hội |
Khối ngành pháp luật |
Khối ngành du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân |
Khối ngành an ninh – quốc phòng |
Khối H và các ngành khối H
Khối H gồm những môn nào?
Khối H là một trong những khối mới xuất hiện gần đây và dành cho các bạn thí sinh yêu thích nghệ thuật và hội họa. Sau đây là danh sách các môn thuộc khối H:
- Khối H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1 (Hình họa), Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2 (Bố cục màu)
- Khối H01: Toán học, Ngữ văn, Vẽ Khối
- Khối H02: Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu
- Khối H03: Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ Năng khiếu
- Khối H04: Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu
- Khối H05: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ Năng khiếu
- Khối H06: Ngữ văn, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật
- Khối H07: Toán, Hình họa, Trang trí
- Khối H08: Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật
Những ngành nào xét tuyển khối H?
Hiện nay, khối H được sử dụng để xét tuyển các ngành Kiến trúc và Mỹ thuật. Các bạn sinh viên học khối H có thể lựa chọn công tác tại các vị trí như kiến trúc sư, giáo viên, giảng viên mỹ thuật, chuyên viên thiết kế các lĩnh vực thời trang và đồ họa. Sau đây là danh sách các ngành xét tuyển khối H:
Thiết kế công nghiệp |
Thiết kế thời trang |
Thiết kế đồ họa |
Thiết kế nội thất |
Sư phạm mỹ thuật |
Điêu khắc |
Kiến trúc |
Hội họa |
Công nghệ điện ảnh – truyền hình |
Gốm |
Quản lý văn hóa |
Khối K và các ngành khối K
Khối K gồm những môn nào?
Khối K là một khối thi khá đặc biệt vì nó dành cho các bạn thí sinh đã tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng muốn học liên thông lên đại học. Khối K cũng là khối thi duy nhất không được chia thành các tổ hợp con như những khối khác. Các môn thi khối K bao gồm Toán học, Vật lý và Môn chuyên ngành đã được học ở trường trung cấp hoặc cao đẳng.
Những ngành nào xét tuyển khối K?
Các ngành thuộc khối K khá đa dạng vì đây là khối thi phục vụ cho nhu cầu học liên thông từ Trung cấp, Cao đẳng lên đại học. Hiện nay có khoảng 20 ngành đang xét tuyển bằng khối K:
Tài chính – Ngân hàng |
Quản trị kinh doanh |
Kế toán |
Công nghệ dệt may |
Công nghệ Kỹ thuật điện tử, viễn thông |
Tin học ứng dụng |
Công nghệ Thông tin |
Công nghệ Kỹ thuật ô tô |
Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử |
Kỹ thuật điện |
Công nghệ chế tạo máy |
Điêu khắc |
Kinh tế gia đình |
Mỹ thuật Công nghiệp |
Nhiếp ảnh quảng cáo |
Thiết kế thời trang |
Sư phạm Mỹ thuật |
Mỹ thuật |
Thiết kế Đồ họa |
Hội hoạ |
Khối M và các ngành khối M
Khối M gồm những môn nào?
Khối M là một trong những khối thi năng khiếu hiện nay. Khối này thường xét tuyển kết hợp giữa các môn văn hóa với các môn năng khiếu. Sau đây là danh sách 21 tổ hợp con của khối M:
- Khối M00: Ngữ văn, Toán học, Đọc diễn cảm, Hát
- Khối M01: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu
- Khối M02: Toán, Năng khiếu 1 (hát, kể chuyện), Năng khiếu 2 (đọc diễn cảm)
- Khối M03: Ngữ văn, Năng khiếu 1 (hát, kể chuyện), Năng khiếu 2 (đọc diễn cảm)
- Khối M04: Toán, Năng khiếu 2 (đọc diễn cảm), Hát Múa
- Khối M09: Toán, Năng khiếu mầm non 1 (hát, kể chuyện ), Năng khiếu mầm non 2 (đọc diễn cảm)
- Khối M10: Toán, Tiếng Anh, Năng khiếu 1 (hát, kể chuyện)
- Khối M11: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh
- Khối M13: Toán học, Sinh học, Năng khiếu
- Khối M14: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán học
- Khối M15: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh
- Khối M16: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Vật lý
- Khối M17: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Lịch sử
- Khối M18: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán học
- Khối M19: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Tiếng Anh
- Khối M20: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Vật lý
- Khối M21: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Lịch sử
- Khối M22: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Toán
- Khối M23: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Tiếng Anh
- Khối M24: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Vật lý
- Khối M25: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Lịch sử
Những ngành nào xét tuyển khối M?
Khối M chỉ mới xuất hiện cách đây vài năm, vì vậy nhiều bạn thí sinh vẫn chưa nắm rõ về các ngành thuộc khối này. Hiện nay, khối M thường được áp dụng cho các ngành giáo dục và âm nhạc, cụ thể như sau:
Giáo dục mầm non |
Giáo dục tiểu học |
Kiến trúc |
Âm nhạc học |
Giáo dục thể chất |
Khối N và các ngành khối N
Khối N gồm những môn nào?
Khối N nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn thí sinh yêu thích âm nhạc vì thường xét tuyển kết hợp môn Ngữ Văn với 2 môn năng khiếu âm nhạc. Cụ thể như sau:
- Khối N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1 (Hát, xướng âm), Năng khiếu Âm nhạc 2 (Thẩm âm, tiết tấu)
- Khối N01: Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật
- Khối N02: Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ
- Khối N03: Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn
- Khối N04: Ngữ Văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu
- Khối N05: Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu
- Khối N06: Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn
- Khối N07: Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn
- Khối N08: Ngữ văn, Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ
- Khối N09: Ngữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề – chỉ huy tại chỗ
Những ngành nào xét tuyển khối N?
Hiện nay, các tổ hợp khối N mang đến khá nhiều sự lựa chọn cho các bạn trẻ. Thông thường, các ngành xét tuyển khối N là các ngành liên quan đến âm nhạc, điện ảnh và các lĩnh vực liên quan. Cụ thể như sau:
Khối R và các ngành khối R
Khối R gồm những môn nào?
Khối R là khối chuyên về lĩnh vực năng khiếu và báo chí. Cũng như các khối năng khiếu kể trên, khối này kết hợp xét tuyển môn văn hóa với môn năng khiếu (nghệ thuật, báo chí, nhiếp ảnh, v.v.). Hiện nay, khối R được chia thành 25 tổ hợp con sau đây:
- Khối R00: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu nghệ thuật
- Khối R01: Ngữ văn, Địa lý, Năng khiếu nghệ thuật
- Khối R02: Ngữ văn, Toán học, Năng khiếu nghệ thuật
- Khối R03: Ngữ văn, Tiếng Anh, Năng khiếu nghệ thuật
- Khối R04: Ngữ văn, Biểu diễn nghệ thuật, Năng khiếu văn hóa nghệ thuật
- Khối R05: Ngữ văn, Tiếng Anh, Năng khiếu báo chí
- Khối R06: Ngữ văn, KHTN, Năng khiếu báo chí
- Khối R07: Ngữ văn, Toán học, Năng khiếu ảnh báo chí
- Khối R08: Ngữ văn, Tiếng Anh, Năng khiếu ảnh báo chí
- Khối R09: Ngữ văn, KHTN, Năng khiếu ảnh báo chí
- Khối R11: Ngữ văn, Toán học, Năng khiếu quay phim truyền hình
- Khối R12: Ngữ văn, Tiếng Anh, Năng khiếu quay phim truyền hình
- Khối R13: Ngữ văn, KHTN, Năng khiếu quay phim truyền hình
- Khối R15: Ngữ văn, Toán học, Năng khiếu báo chí
- Khối R16: Ngữ văn, KHXH, Năng khiếu báo chí
- Khối R17: Ngữ văn, KHXH, Năng khiếu ảnh báo chí
- Khối R18: Ngữ văn, KHXH, Năng khiếu quay phim truyền hình
- Khối R19: Ngữ văn, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh, Năng khiếu báo chí
- Khối R20: Ngữ văn, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh, Năng khiếu ảnh báo chí
- Khối R21: Ngữ văn, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh, NK quay phim truyền hình
- Khối R22: Ngữ văn, Toán, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
- Khối R23: Ngữ văn, Lịch sử, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
- Khối R24: Ngữ văn, Toán học, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
- Khối R25: Ngữ văn, KHTN, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
- Khối R26: Ngữ văn, KHXH, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
Những ngành nào xét tuyển khối R?
Khối R là một trong những khối năng khiếu và thường được xét tuyển trong các lĩnh vực báo chí và văn hóa. Cụ thể như sau:
Quản lý văn hóa |
Báo phát thanh |
Báo truyền hình |
Báo mạng điện tử |
Ảnh báo chí |
Quay phim truyền hình |
Chuyên ngành Tổ chức, dàn dựng chương trình Văn hóa nghệ thuật |
Khối S và các ngành khối S
Khối S gồm những môn nào?
Khối S là khối thi được sinh ra nhằm đáp ứng nhu cầu thi tuyển của các thí sinh đam mê nghệ thuật điện ảnh. Hiện nay, khối S gồm 2 tổ hợp con sau đây:
- Khối S00: Ngữ văn, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2
- Khối S01: Toán, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2
Trong đó, môn Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1 gồm:
- Sáng tác tiểu phẩm điện ảnh (chuyên ngành biên kịch)
- Phân tích bộ phim (chuyên ngành quay phim, biên tập, phê bình điện ảnh, đạo diễn, âm thanh, công nghệ dựng phim)
- Phân tích tác phẩm nhiếp ảnh (ngành nhiếp ảnh)
- Viết bài phân tích vở diễn (chuyên ngành lý luận và phê bình sân khấu)
- Thiết kế âm thanh ánh sáng (chuyên ngành đạo diễn âm thanh – ánh sáng)
- Đề cương kịch bản lễ hội (chuyên ngành đạo diễn sự kiện lễ hội)
Môn Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2 bao gồm các phần:
- Thi vấn đáp (chuyên ngành Âm thanh, lý luận phê bình, đạo diễn, biên kịch, dựng phim)
- Chụp ảnh (chuyên ngành quay phim, nhiếp ảnh)
- Biểu diễn tiểu phẩm (chuyên ngành diễn viên kịch)
- Hát theo đề thi nhạc chuyên ngành, kiểm tra thẩm âm, tiết tấu cảm, múa các động tác (chuyên ngành diễn viên chèo, tuồng, cải lương, rối)
- Diễn theo đề thi (chuyên ngành biên đạo múa, huấn luyện múa)
Những ngành nào xét tuyển khối S?
Đã bao giờ bạn nhận ra bản thân có đam mê hoặc năng khiếu trong lĩnh vực diễn xuất? Nếu có, khối S sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Sau đây là danh sách các ngành học dành cho sinh viên khối S:
Khối T và các ngành khối T
Khối T gồm những môn nào?
Khối T là một khối chuyên về năng khiếu thể dục thể thao. Sau đây là danh sách 6 tổ hợp thuộc khối T:
- Khối T00: Toán học, Sinh học, Năng khiếu thể dục thể thao
- Khối T01: Toán học, Ngữ văn, Năng khiếu thể dục thể thao
- Khối T02: Ngữ văn, Sinh học, Năng khiếu thể dục thể thao
- Khối T03: Ngữ văn, Địa lý, Năng khiếu thể dục thể thao
- Khối T04: Toán, Vật Lý, Năng khiếu thể dục thể thao
- Khối T05: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Năng khiếu thể dục thể thao
Những ngành xét tuyển khối T?
Hiện nay, khối T được áp dụng để xét tuyển các ngành như Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh, Huấn luyện thể thao và Y sinh học thể dục thể thao. Cụ thể như sau:
Sư phạm thể dục thể thao |
Giáo dục Thể chất |
Giáo dục Quốc phòng – An ninh |
Huấn luyện thể thao |
Golf |
Quản lý thể dục thể thao |
Y sinh học thể dục thể thao |
Khối V và các ngành khối V
Khối V gồm những môn nào?
Có thể nói khối V là một khái niệm hết sức quen thuộc đối với các thí sinh yêu thích hội họa hoặc kiến trúc. Hiện nay, khối V bao gồm 11 tổ hợp con như sau:
- Khối V00: Toán học – Vật lý – Vẽ hình họa mỹ thuật
- Khối V01: Toán học – Ngữ văn – Vẽ hình họa mỹ thuật
- Khối V02: Toán học – Tiếng Anh – Vẽ mỹ thuật
- Khối V03: Toán học – Hóa học – Vẽ mỹ thuật
- Khối V05: Ngữ văn – Vật lý – Vẽ mỹ thuật
- Khối V06: Toán học – Địa lý – Vẽ mỹ thuật
- Khối V07: Toán học – Tiếng Đức – Vẽ mỹ thuật
- Khối V08: Toán học – Tiếng Nga – Vẽ mỹ thuật
- Khối V09: Toán học – Tiếng Nhật – Vẽ mỹ thuật
- Khối V10: Toán học – Tiếng Pháp – Vẽ mỹ thuật
- Khối V11: Toán học – Tiếng Trung – Vẽ mỹ thuật
Những ngành nào xét tuyển khối V?
Khối V thường được xét tuyển trong các ngành Mỹ thuật, Kiến trúc và các chuyên ngành thuộc khối Đô thị học. Vì thế, sinh viên khối V thường sẽ công tác trong các lĩnh vực Kiến trúc, Xây dựng hoặc Thiết kế, v.v. Sau đây là danh sách các ngành học khối V:
Kết luận
Lựa chọn khối thi là một quyết định quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn trường và chọn ngành của bạn sau này. Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn tổ hợp môn nào cho kỳ thi THPTQG, hãy tham khảo những thông tin trên.
khối H có không ạ
có khối t01 không>
khối s thi được ngành nào ạ